Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Nền kinh tế nước ta trước thời kì  đổi mới

- Nền kinh tế nước ta trải qua nhiều giai đoạn phát triển gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước .

- Cách mạng Tháng 8/1945 đem lại độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.

- Thời kì 1946 - 1954 là giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp.

- Thời kì 1954 - 1975:

+ Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam đánh Mĩ.

+ Miền Nam chống đế quốc Mĩ và tay sai.

Miền Bắc làm nhiệm vụ hậu phương.

⇒ Nhìn chung trong các giai đoạn trên nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu và chịu nhiều tổn thất qua chiến tranh.

- Thời kì 1976-1986 đất nước thống nhất nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn: kinh tế khủng hoảng kéo dài, tình trạng lạm phát cao, mức tăng trưởng kinh tế thấp, sản xuất đình trệ.

Cửa hàng mậu dịch thời kì bao cấp.

⇒Trong hoàn cảnh nền kinh tế còn bộc lộ nhiều tồn tại và yếu kém ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân, Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã quyết định đổi mới đất nước. Đây là mốc lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới sâu sắc, toàn diện ở nước ta, trong đó có sự đổi mới về kinh tế.

2. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới

a. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Chuyển dịch cơ cấu ngành

Cơ cấu các ngành kinh tế Việt Nam thời kì 1990 - 2005.

Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.

* Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ

Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

Khu công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh.

* Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

- Từ một nền kinh tế chủ yếu là Nhà nước và tập thể đã chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần: kinh tế  Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế  cá thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.

@66759@@77442@

b. Những thành tựu và thách thức

* Thành tựu

- Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá: trong công nghiệp hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư của nước ngoài.

- Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

* Thách thức

- Nhiều tỉnh, huyện nhất là miền núi vẫn còn các xã nghèo, hộ nghèo.

- Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.

- Vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo,..vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

- Còn nhiều bất cập trong việc  phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

- Biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA, Hiệp định thương mại Việt –Mĩ, gia nhập WTO….

Nhờ những thành tựu của công cuộc Đổi mới, cơ cấu kinh tế của nước ta có những biến đổi mạnh mẽ. Từ năm 1996, nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.