Bài 60. Cơ quan sinh dục nam

quynh nhu nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
25 tháng 4 2018 lúc 20:02

Cấu tạo – chức năng của cơ quan sinh dục nữ

Cơ quan sinh dục nữ cũng bao gồm cả hai bộ phận bên trong và bên ngoài. Bộ phận sinh dực bên trong của nữ nằm trong ở bụng. Nó bao gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo.

Cơ quan sinh dục bên ngoài bao gồm: Mu, môi lớn, môi nhỏ, âm vật, tuyến tiền đình, cửa âm đạo, màng trinh v.v…

– Buồng trứng: Là tuyến sinh dục của phu nữ tương đương như tinh hoàn của nam giới. Có hai buồng trứng nằm ở phía dưới có hình ô van dẹt. Độ to nhỏ của chúng khác nhau tuỳ theo tuổi tác của người phụ nữ, nó lớn nhất khi giới tính đã chín muồi và sau khi hết hành kinh thì nó dần dần teo lại, buồng trứng của người trưởng thành thì to bằng đầu ngón tay cái.

Chức năng chủ yếu của buồng trứng là sản sinh ra trứng và kích dục tố nữ. Sự chín muồi của trứng không giống như việc tạo ra tinh trùng của nam giới liên tục không ngừng mà mang tính chu kỳ. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, trong buồng trứng thường có mấy trứng hoặc mười mấy trứng cùng đồng thời chín, nhưng chỉ có một trứng là già dặn nhất và chín nhất. Đồng thời với sự chín của trứng, vách của buồng trứng có một bộ phận trở nến mỏng và lồi ra, khi trứng rụng thì nó sẽ từ chỗ đó rơi ra và’ chui vào ông dẫn trứng. Trong trường hợp binh thường cứ 28 ngày có trứng rụng một lần, mỗi lần thông thường chỉ rụng một trứng, thòi kỳ rụng trứng thường là vào giữa hai kỳ hành kinh, tức là vào khoảng 14 ngày trước khi có kinh.

Trong suốt cả cuộc đời mình, người con gái có từ 400-500 tế bào trứng nỏ thành trứng. Tác dụng chủ yếu của kích dục tố nữ là thúc đẩy sự phát dục của cơ quan sinh dục nữ hình thành tính cách và thể chất của nữ giới. Đồng thời nó cũng có tác dụng duy trì những đặc trưng đó. Ví dụ: Làm cho nữ giới có làn da mềm mại, có lớp mỡ dày ở dưới da, bầu vú căng tròn, xương hông nở nang.

Bình luận (0)
Hoàng Ngân
Xem chi tiết
Han Bui
Xem chi tiết
Nhật Linh
4 tháng 5 2017 lúc 19:11

Cách vệ sinh cơ quan sinh dục nữ:

Dùng nước sạch để rửa nếu vào mùa lạnh nên sử dụng nước sạch ấm để rửa bộ phận sinh dục. Dùng gáo dội hoặc vòi nước để xả nước vào bộ phận sinh dục tránh để vòi nước xả thẳng vào bộ phận sinh dục vì dễ làm nước vào trong âm đạo gây bẩn. Lấy xà bông cho vào tay rồi xoa vào bộ phận sinh dục nữ, rửa cả trên phần lông mu, chà rửa sạch sẽ từ lông cho tới các khe kẽ bên ngoài bộ phận sinh dục, sau đó mới rửa ra đằng hậu môn. Xả lại bằng nước sạch cho hết bọt xà bông rồi lấy vải sạch thấm khô, tránh để ẩm ướt gây viêm nhiễm nấm cho bộ phận sinh dục nữ.
Bình luận (0)
Nhật Linh
4 tháng 5 2017 lúc 19:11

Cách vệ sinh cơ quan sinh dục nam:

Xả nước sạch liên tục vào bộ phận sinh dục nam, để tránh tình trạng xà bông hay nước tắm chảy vào lỗ tiểu gây xót và bẩn. Cho xà bông vào tay rồi xoa rửa vào dương vật, kéo căng da bao quy đầu bộc lộ phần quy đầu để có thể rửa sạch sẽ toàn bộ dương vật, từng kẽ da bao quanh dương vật, xoa bóp để dương vật cương lên càng dễ rửa, rửa cả phần lông phía trên và các kẽ phần “bìu”. Tránh việc trong lúc vệ sinh lại “hứng” mà xuất tinh vì nếu như vậy xà phòng dễ lọt vào trong niệu đạo gây xót. Thay quần lót mỗi ngày và mỗi một chiếc quần lót chỉ nên sử dụng trong 6 tháng.
Bình luận (1)
Mamie Cami Marion
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 4 2017 lúc 21:10

Trứng là tế bào sinh dục cái đã trưởng thành (chín). Tới tuổi dậy thì buồng trứng chứa khoảng 400 000 tế bào trứng nhưng trong cuộc đời người phụ nữ chỉ có khoảng 400 trứng đạt đến độ trưởng thành.

Bình luận (0)
Kudo Shinichi
11 tháng 10 2017 lúc 23:19

Đây là link: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/246732.html

Bình luận (0)
Mamie Cami Marion
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 4 2017 lúc 21:13

Hình ảnh có liên quan

Bình luận (0)
Mamie Cami Marion
Xem chi tiết
Linh Phương
24 tháng 4 2017 lúc 21:00

Kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. Cùng với loài người, chu kỳ kinh nguyệt chỉ xảy ra ở các loài khỉ cao cấp khác, trong khi hầu hết các loài có vú có chu kỳ động dục.

Bài 60. Cơ quan sinh dục nam

Bình luận (0)
Thien Tu Borum
24 tháng 4 2017 lúc 21:07

Hình ảnh có liên quan

Bình luận (0)
Mamie Cami Marion
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 4 2017 lúc 21:15
Qúa trình thụ tinh Qúa trình thụ thai

Trứng rụng được phễu dẫn trứng tiếp nhận, đưa vào ống dẫn trứng và di chuyển hướng về phía tử cung nhờ lớp biểu bì có lông rung động lót trong lòng ống. Nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ xảy ra sự thụ tinh để tạo thành hợp tử. Sự thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng (ở 1/3 phía ngoài)

Hình 62-1.Sự thụ tinh

Mặc dù số lượng tinh trùng mỗi lần phóng tinh rất lớn, nhưng trứng chỉ tiếp nhận 1 tinh trùng để tạo thành hợp tử.

Hợp tử di chuyển xuống tử cung làm tổ mất khoảng 7 ngày, vừa di chuyển vừa phân chia. Khi tới tử cung, khối tế bào đã phân chia sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn (dày, xốp và xung huyết) để làm tổ và sẽ phát triển thành thai. Đó là sự thụ thai (hình 62-2).

Trong quá trình mang thai, lớp niêm mạc tử cung được duy trì là nhờ hoocmôn prôgestêrôn tiết ra từ thể vàng (trong vòng 3 tháng đầu, sau đó là từ nhau thai). Thể vàng được hình thành tại bao noãn ngay sau khi trứng rụng. Hoocmôn này còn kìm hãm hoạt động tiết các hoocmôn kích thích buồng trứng của tuyến yên nên trứng không chín và rụng trong thời kì này.

Bình luận (0)
Mamie Cami Marion
Xem chi tiết
Thảo Phương
24 tháng 4 2017 lúc 20:11
Phôi là một giai đoạn của quá trình hình thành bào thai, mà chủ yếu nói về giai đoạn đầu đối với động vật có vú. Phôi bắt đầu bằng việc thụ tinh của tế bào trứng (noãn) và một tế bào tinh trùng. Trứng đã thụ tinh được gọi là hợp tử, các hợp tử sẽ trải qua quá trình phân cắt phôi, và quá trình biệt hóa để từ đó phát triển thành phôi đa bào. Bài viết này sẽ nhắc đến các đặc điểm của một phôi động vật đặc biệt là động vật có xương sống và động vật có vú.
Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
24 tháng 4 2017 lúc 20:14

Phôi bắt đầu bằng việc thụ tinh của tế bào trứng (noãn) và một tế bào tinh trùng. Trứng đã thụ tinh được gọi là hợp tử, các hợp tử sẽ trải qua quá trình phân cắt phôi, và quá trình biệt hóa để từ đó phát triển thành phôi đa bào.

Bình luận (1)
Mamie Cami Marion
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
24 tháng 4 2017 lúc 19:34

Qúa trình sinh sản tinh trùng

Quá trình sinh tinh phụ thuộc trước hết vào sự hình thành và phát triển của tinh hoàn trong thời kỳ bào thai. Vào tuần lễ thứ 4 của bào thai, xuất hiện ụ sinh dục. Sự biệt hóa ụ sinh dục để hình thành tinh hoàn độc lập với sự hình thành các tế bào mầm sinh dục nguyên thủy. Các tế bào mầm sinh dục nguyên thủy này di cư tới ụ sinh dục. Sự kết hợp giữa các thành phần khởi thủy này với tế bào Sertoli để hình thành dây trục tinh hoàn nguyên thủy. Tại đây các tế bào mầm sinh dục nguyên thủy bắt đầu tăng sinh, biệt hóa thành các tiền tinh nguyên bào và ngừng ở giai đoạn này. Vào thời gian từ khi sinh ra đến 6 tháng tuổi, các tiền tinh nguyên bào tăng sinh, biệt hóa thành tinh nguyên bào và ngừng ở giai đoạn này. Đến tuổi dậy thì các tinh nguyên bào bắt đầu nhiều lần phân chia tế bào và biệt hóa để tạo ra các tinh bào. Tinh trùng được sinh ra từ các tinh bào trong các ống sinh tinh, sau đó chúng di chuyển vào mào tinh để trải qua giai đoạn trưởng thành cuối cùng trước khi xuất tinh.

Bình luận (0)
Mamie Cami Marion
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 4 2017 lúc 21:33
Cơ quan sinh dục nữ Cơ quan sinh dục nam
Cấu tạo Chức năng

- Buồng trứng

- Phễu dẫn trứng

- Ống dẫn trứng.

- Tử cung, cổ tử cung.

- Âm đạo

- Tuyến tiền đình

- Buồng trứng: sản sinh trứng

- Phễu dẫn trứng:thu trứng vào ống dẫn trứng.

- Ống dẫn trứng:Dẫn trứng đến tử cung.

- Tử cung, cổ tử cung:Nơi thụ tinh, phát triển thành thai và nuôi dưỡng thai

- Âm đạo: Tiếp nhận tinh trùng và đường ra nuôi dưỡng thai.

- Tuyến tiền đình: tiết dịch nhờn để bôi trơn.

Cấu tạo Chức năng

- Tinh hoàn

- Mào tinh

- Ống dẫn tinh

- Túi tinh

- Tuyến tiền liệt, tuyến hành.

- Bìu

- Dương vật

- Tinh hoàn: sản xuất tinh trùng

- Mào tinh: Hoàn thiện cấu tạo tinh trùng.

- Túi tinh: chứa tinh trùng

- Ống dẫn tinh: Dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh.

- Tuyến tiền liệt, tuyến hành: tiết dịch nhờn, giảm ma sát, tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển ra ngoài.

- Bìu: Đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh tinh.

- Dương vật: Đưa tinh trùng ra môi trường ngoài.

Bình luận (0)