Bài 5. Công xã Pa-ri 1871

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Thu HƯƠNG
Xem chi tiết
Cúncon Đángyêu
19 tháng 9 2016 lúc 20:08
câu 1: tại vì kết quả của các phong trào công nhân các nước anh, đức, mĩ trước đây đều thất bại chỉ có duy nhất đầu tiên cách mạng công xã pa-ri         câu 2: quyền lợi của nhân dân                                                     ​
Đỗ Thị Cẩm Ly
26 tháng 9 2017 lúc 14:50

câu 1.vì đây là cuộc cách mạng đầu tiên,khởi nghĩa cho thắng lợi của thế giới.

câu 2.tổ chức bộ máy và chính sách của công xã pari phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động

câu 3 .công xã pari la công xã kiểu mới vì lần đầu tiên trong lịch sử giai cấp vô sản lên cầm đầu

Lê Phương Anh
Xem chi tiết
_silverlining
21 tháng 9 2016 lúc 19:10

1.Napoleon Bonaparte là nhà quân sự và chính trị gia kiệt xuất của nước Pháp.

mình chỉ bk 1 ý thui srr

Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Thư
1 tháng 10 2016 lúc 20:55

Câu 2. 18-3-1871: chi-e cho quân đánh úp đồi Mông mác nhưng thất bại phải chạy vè Vec-xai.
-Nhân dân lm chủ Pa-ri ủy ban trung ương quốc dân quân nhiệm vai trò chính phủ lâm thời
Câu 1 thì mình k biết

Phạm Công Thành
Xem chi tiết
Isolde Moria
4 tháng 10 2016 lúc 18:25

Vì chính phủ vệ quốc được thành lập do giai cấp tư sản . Mà giai cấp tư sản không lo cho việc quốc gia mà chỉ lo củng cố quyền lực và thực hiện những việc có lợi cho bản thân .

Đinh Ngọc Thảo Vy
Xem chi tiết
Mai Phương
14 tháng 10 2016 lúc 21:58

1) Nguyên nhân 

Năm 1774, Vua Lu-i XVI lên ngôi và ngày càng khủng hoảng 

Kinh tế nơ tăng cao,công thương nghiệp đình đốn 

Xã hội công nhân,thợ thủ công thất nghiệp 

=> Nhiều cuộc đấu tranh diễn ra 

mèo
Xem chi tiết
Phụng Trần
8 tháng 11 2016 lúc 21:40

*Ý nghĩa

-Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, một xã hội mới

-Cổ vũ nhân dân lao động Thế Giới đấu tranh

*Bài học:

-Phải có sự lãnh đạo của một đảng

-Phải liên minh công nông

-Kiên quyết trấn áp kẻ thù

Vy Kiyllie
20 tháng 10 2016 lúc 14:58

- Làm hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

- Để lại bài học quý báu như: cách mạng muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng nhân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.



BẠN THAM KHẢO :)

Candy Soda
23 tháng 10 2016 lúc 19:47

*Ý nghĩa lịch sử:

-Chỉ tồn tại trong vòng 72 ngày nhưng có ý nghĩa thực sự lớn lao.

-Là hình ảnh một xã hội mới, chế độ mới, sự cổ vũ của nhân dân lao động toàn thế giới.

*Bài học:

-Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, kiên quyết trấn áp kẻ thù; xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

mèo
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
20 tháng 10 2016 lúc 15:02

Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng xoay quanh vấn đề tài chính, khi Sác-lơ I triệu tập Quốc hội (4 - 1640) nhằm tăng thuế, để có tiền chi cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len ở miền Bắc nước Anh. Quốc hội, gồm đa số là quý tộc mới và tư sản, không phê duyệt các khoản thuế mới do vua đặt ra, kịch liệt công kích chính sách bạo ngược của nhà vua và đòi quyền kiểm soát quân đội, tài chính và Giáo hội. Sác-lơ I định dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, song đã bị quần chúng nhân dân phản đối quyết liệt. Bị thất bại, Sác-lơ I chạy lên phía Bắc Luân Đôn, tập hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công. 

Tháng 8 - 1642, Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội. Từ năm 1642 đến năm 1648, đã xảy ra nội chiến giữa Quốc hội được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, với nhà vua có sự hỗ trợ của quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.
Do áp lực của quần chúng, đầu năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hoà do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) đứng đầu. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.
Crôm-oen đem quân chinh phục Ai-len và Xcốt-len. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tư sản và quý tộc mới đã trao trọng trách cho Crôm-oen với tước Bảo hộ công. Nền độc tài quân sự được thiết lập (năm 1653).

Vy Kiyllie
20 tháng 10 2016 lúc 15:03

- Diễn biến :
+ Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566.
+ Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan đã thành lập "Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan).
+ Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan.
- Ý nghĩa :
Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, đã lạt đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

 

nguyễn vũ phương linh
20 tháng 10 2016 lúc 16:18

Diễn biến

- nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê - Đéc - Lan chống lại chính quyền phong kiến Tây Ban Nha diễn ra, đỉnh cao là năm 1566

- năm1581 các tỉnh miền bắc Nê - Đéc - Lan đã thành lập nước cộng hòa với tên gọi" các tỉnh liên hiệp"(côngk hòa Hà Lan)

Kết quả

- năm 1648 chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan. Cách mạng kết thúc,Hà Lan được giải phóng

 

Chu Thanh Hiền
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
1 tháng 11 2016 lúc 19:38

Các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây vì:

- Đây là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, khoáng sản.

- Chế độ phong kiến suy yếu.

=> Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của các nước phương Tây.

Đỗ Phạm My Sa
1 tháng 11 2016 lúc 21:45

Vì :

- Tư bản phương tây đang trên đà phát triển mạnh mẽ

- Giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Do chế độ phong kiến các nước Đông Nam Á suy yếu

 

 

 

Phạm Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 11 2016 lúc 16:13

2. Bài học lịch sử của công xã Pa-ri là : Cách mạng muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng nhân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.

Lê Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Ken Tom Trần
13 tháng 12 2016 lúc 22:14

Chứng minh công xã Paris là nhà nước kiểu mới :
+Sau thắng lợi của cuộc cách mạng 18-3-1871, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.
+ Về tổ chức bộ máy nhà nước : ngày 26-3-1871, một chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồngCông xã. Hội đồng gồm nhiều uỷ ban, đứng đầu mỗi uỷ ban là mội uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. Công xã tách nhà thờ khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh thánh.
+ Về chính sách : Công xã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn ; đối với những xí nghiệp chủ vẫn ở lại thì công nhân được kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động ban đêm... Công xã đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền đối với toàn dân, quan tâm tới cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân...
Như vậy, về cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ công xã Pa-ri là nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân, vì dân.

Cái này chi tiết hơn bn có thể tham khảo

Huy Giang Pham Huy
13 tháng 12 2016 lúc 23:02

*Quá trình thành lập công xã

- 18/3/1871, cuộc cách mạng thắng lợi.

- 26/3/1871, chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

- 28/3/1871, Hội đồng Công xã tuyên bố thành lập.

*Chính sách:

- Cơ cấu tổ chức :

+ Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, tập trung trong tay cả quyền lập pháp và hành pháp, gồm 9 ủy ban.

+ Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

+ Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và lực lượng cảnh sát cũ thay bằng lực lượng vũ trang an ninh nhân dân.

- Kinh tế:

+ Giao cho công nhân quản lí một số nhà máy, xí nghiệp chủ đã bỏ trốn

+ Kiểm soát chế độ tiền lương, bớt lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân

+ Đề ra chế độ ngày làm 8 giờ và tăng lương cho công nhân.

- Xã hội:

+ Giải quyết nạn thất nghiệp, quy định giá bánh mì

+ Hoàn trả tiền thuê nhà, hoãn nợ

+ Chăm lo đời sống nhân dân, ra sắc lệnh đảm bảo quyền công dân cho phụ nữ…

- Văn hoá - giáo dục:

+ Đề ra chế độ giáo dục bắt buộc miễn phí…

+ Tách nhà thờ ra khỏi nhà nuớc, trường học không dạy kinh thánh

* Cơ cấu tổ chức, các chính sách của Công xã Pari là chăm lo đến đời sống của nhân dân, vì nhân dân, không có áp bức bóc lột nhân dân như những nhà nước trước đây. Vì vậy, Công xã Pari là nhà nước kiểu mới, do dân và vì dân.
Bình Trần Thị
13 tháng 12 2016 lúc 23:56

- Sau thắng lợi của cuộc cách mạng 18-3-1871, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước : ngày 26-3-1871, một chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng
Công xã. Hội đồng gồm nhiều uỷ ban, đứng đầu mỗi uỷ ban là mội uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. Công xã tách nhà thờ khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh thánh.
- Về chính sách : Công xã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn ; đối với những xí nghiệp chủ vẫn ở lại thì công nhân được kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động ban đêm... Công xã đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền đối với toàn dân, quan tâm tới cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân...
Như vậy, về cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ công xã Pa-ri là nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân, vì dân.