quan sát hình 41.1 và 42.1 giải thích vì sao dải đất duyên hải phía tây An-đét lại có hoang mạc?
HELP ME
cứu mk vs mk sắp thao giảng rồi
quan sát hình 41.1 và 42.1 giải thích vì sao dải đất duyên hải phía tây An-đét lại có hoang mạc?
HELP ME
cứu mk vs mk sắp thao giảng rồi
do ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên ở đây quanh năm hầu như 0 mưa và trở thành hoang mạc khô hạn nhất châu lục
Nhìn vào lược đồ hình 41.1 và 41.2 ta thấy dãy dải đất duyên hải phía tây An-đét có dòng biển lạnh chảy qua. Dựa vào kiến thức lớp 6 và lớp 7, ta có thể thấy đa phần những vùng có dòng biển lạnh thì nởi đó sẽ có hoang mạc. Như vậy, ta đã biết câu trả lời cho câu hỏi trên.
Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru chạy sát bờ phía tây, hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành.
cho bít wá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác Bắc Mĩ thế nào ?
Bắc Mĩ: đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, kinh tế phát triển
Nam Mĩ: dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa nhưng kinh tế còn chậm phát triển nên dẫn đến những hậu quá nghiêm trọng
a. Giống nhau :
- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)
- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.
b. Khác nhau :
- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.
- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.
- Bắc Mĩ: đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, kinh tế phát triển
- Nam Mĩ: dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa nhưng kinh tế còn chậm phát triển nên dẫn đến những hậu quá nghiêm trọng
đây là theo mình, còn đúng hay không thì mình không dám chắc, bạn tìm hiểu thêm nhé!
chúc bạn làm bài tốt! ^_^
dựa vào hình 42.1 trong SGK trình bày sự phân bố của các đới và kiểu khí hậu của Trung và Nam Mĩ
TRONG SÁCH TẬP BẢN ĐỒ 7 NHÉ CÁC BN GIÚP MK NHANH NHANH NHÉ
- Các kiểu khí hậu :
+ Khí hậu xích đạo.
+ Khí hậu cận xích đạo.
+ Khí hậu nhiệt đới: nhiệt đới khô và nhiệt đới ẩm.
+ Khí hậu núi cao.
+ Khí hậu cận nhiệt đới: cận nhiệt đới địa trung hải, cận nhiệt đới lục địa và cận nhiệt đới hải dương.
+ Khí hậu ôn đới: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.
- Các kiểu khí hậu có mối quan hệ với sự phân bố địa hình :
+ Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới.
+ Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông).
• Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương.
• Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa.
Câu hỏi của Châu Phạm - Địa lý lớp 7 | Học trực tuyến
Câu hỏi của can thi ly - Địa lý lớp 7 | Học trực tuyến
_Tham khảo hai câu này nhé_
lap bang cho biet dac diem khac cua moi truong tu nhien
Kể tên các môi trường ở trung và nam mĩ.Các kiểu môi trường đó phân bố ở đâu?
- Rừng thưa và xavan phát triển ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin.
- Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét thuộc Ác-hen-ti-na.
- Rừng xích đạo điển hình nhất trên thế giới bao phủ đồng bằng A-ma-dôn.
- Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ở ven biển phía tây dãy An-đét.
– Rừng Xích đạo xanh quanh năm: Đồng bằng sông A-ma-zôn.
– Rừng rậm nhiệt đới: Phía Đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
– Rừng thưa – Xavan: Phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
– Thảo nguyên Pampa: Đồng bằng Pam-pa.
– Hoang mạc, bán hoang mạc: Đồng bằng ven biển Tây An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a
– Tự nhiên thay đổi từ Bắc -> Nam, từ chân -> đỉnh núi: miền núi An-đét.
Thiên nhiên phân hóa đa dạng:
- Rừng rậm xanh quanh năm: Đồng bằng A - ma - dôn
- Rừng nhiệt đới ẩm:
+ Phía đông eo đất Trung Mĩ
+ Quần đảo Ăng - ti
- Rừng thưa xavan:
+ Phía tây eo đất Trung Mĩ
+ Quần đảo Ăng - ti
- Thảo nguyên: Đồng bằng Pam - pa
- Hoang mạc: Duyên hải phía Tây vùng trung An - Đét
- Bán hoang mạc: Trên cao nguyên Pa - ta - gô - ni
=> Thay đổi từ thấp lên cao ở vùng nui An - Đét ( thiên nhiên có sự thay đổi theo độ cao )
Tại sao môi trường tự nhiên ở Trung Mĩ và Nam Mĩ lại phân hóa đa dạng???
m.n giúp mk với
-Do lãnh thổ trải dài từ chí tuyến Bắc đến tận vùng cận cực Nam
-Địa hình đa dạng
-Do lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam
-Có hệ thống núi cao An-đet cao đồ sộ ở phía tây
Chúc bn học tốt
Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, kích thước rộng lớn, địa hình phân hóa đa dạng.
Em cho biết giới hạn , vị trí địa lí khu vực Trung và Nam Mĩ?
Nêu đặc điểm địa hình và kể tên các khoáng sản , kiểu thảm thực vật chính ở khu vực Trung và Nam Mĩ?
Cho biết tại sao Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất?
Cho biết 1 số vấn đề về dân cư, xã hội ở khu vực Trung và Nam Mĩ ?
Nêu khái quát đặc điểm kinh tế ở khu vực này ?
Câu 1 :
- Trung và Nam Mỹ gồm eo đất Trung Mỹ, các quần đảo trong biển Caribê và toàn bộ lục địa Nam Mỹ.
- Nằm trong khoảng vĩ độ từ 30 độ B– 60 độ N.
+ Phía Tây giáp với Thái Bình Dương.
+ Phía Đông giáp với Đại Tây Dương và biển Caribê.
Câu 5:
NÔNG NGHIỆP
- Lúa mì: Bra-xin, Ác-hen-ti-na.
- Cà phê: các nước Trung Mĩ (trên đất liền), Cô-lôm-bi-a, Ê-cu-a-đo, Pê-ru, Bra-xin.
- Dừa: ven biển đông bắc Bra-xin.
- Mía: các nước trên quần đảo Ảng-ti, Bra-xin.
- Lạc: Ác-hen-ti-na.
- Đậu tương: Bô-li-vi-a, Ư-ru-goay, Ác-hen-ti-na.
- Nho: Ác-hen-ti-na, Chi-lê.
- Bông: Pa-ra-oay, ư-ru-goay.
- Chuối: các nước Trung Mĩ.
- Ngô: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, ư-ru-goay.
CÔNG NGHIỆP
Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la là những nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực. Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí chế tạo, lọc dầu, hoá chất, dệt, thực phẩm... Các nước trên luôn cố gắng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn vay thiếu hiệu quả, dần đến nợ nước ngoài tăng cao, đe doạ sự ổn định kinh tế trong nước.
Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng. Đa số các xí nghiệp khai thác khoáng sản lớn đều do các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ.
Ở các nước trong vùng biển Ca-ri-bê, ngành công nghiệp chủ yếu là sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả...
DỊCH VỤ
Phát triển với những cảnh quan đẹp,phục vụ tận tình,..
Câu 4:
VẤN ĐỀ 1: Dân cư phân bố thưa thớt
Châu Mĩ có 4 vùng dân cư thưa thớt:
- Vùng bắc Ca-na-đa và các đảo phía bắc, nguyên nhân là do khí hậu hàn đới khắc nghiệt, nhiều nơi băng giá vĩnh viễn.
- Vùng núi Coóc-đi-e vì đây là vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt, ít mưa.
- Vùng đồng bằng A-ma-dôn là rừng rậm, khai thác còn rất ít.
- Hoang mạc trên núi cao ở phía nam An-đét, ở đây có khí hậu hoang mạc khắc nghiệt, khô hạn kéo dài.
VẤN ĐỀ 2: quá trình đô thị hóa
Đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ đã gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp:
- Nạn thất nghiệp, thiếu việc làm.
- Khu nhà ổ chuột,...
- Các tệ nạn xã hội.
- An ninh, trật tự xã hội.
Trình bày việc khai thác rừng A-ma-dôn trước kia (các bộ lạc người Anh-điêng) và hiện nay (nhà nước Bra-xin)
Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn
Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.. A-ma-dôn không chỉ là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.
Việc khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt xuyên A-ma-dôn đến các vùng mỏ và các đô thị mới đã góp phần phát triển kinh tế và đời sống ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng cũng làm cho môi trường; rừng A-ma-dôn bị huỷ hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.
+ Trước đây các bộ lạc người Anh điêng sống trong rừng Amadôn khai thác tự nhiên bằng hình thức hái lượm và săn bắt => Không ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên.
+ Việc chặt phá rừng Amazon vẫn diễn ra trên quy mô lớn đến mức người ta phải dùng vệ tinh để theo dõi. Nhờ sự tham gia của cơ quan nghiên cứu NASA của Mĩ, đội nghiên cứu chung của Mĩ và Braxin đã kết luận rằng khu vực rừng bị phá hủy ở Amazon từ năm 1999 đến năm 2002 là nhiều hơn ước tính trước đây đến hàng ngàn kilomet vuông.
Dựa vào hình 36.2 ; 36.3 ( SGK Địa Lí 7 ) . Em hãy giải thích tại sao phía Tây khu vực núi Cooc - đi - e lại hình thành Hoang Mạc ???
Giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự khác nhau về khí hậu, vì: - Phía tây kinh tuyến 100°T là hệ thông Coóc-đi-e, có các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. Mặt khác, dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a đã cản trở ảnh hưởng của biển vào đất liền, gây khô hạn. - Phía đông kinh tuyến 100°T là miền đồng bằng trung tâm và miền núi già và sơn nguyên thấp. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông.
Hoàn thành bảng sau để biết sơ lược về khối thị trường chung Mec-cô-xua
Năm thành lập | ........................................................................................ |
Các nước thành viên | ........................................................................................ |
Mục tiêu của khối |
........................................................................................ |
Tại sao phải đặt vấn đề để bảo vệ rừng A-ma -dôn ?
Việc khai thác rừng A-ma-dôn có tác động như thế nào đến kinh tế và môi trường ?
3.
Hậu quả của khai thác rừng A-ma-dôn
– Mất cân bằng hệ sinh thái
– Làm biến đổi khí hậu.
mecoxua:
năm thành lập: 1991
các nước: Braxin; achentina; uruguay; paraguay; chile; bolivia
mục tiêu: thành lập thị trường trung liên mĩ
1.Khối thị trường chung Mec-cô-xua
Thành lập năm 1991 gồn 4 quốc gia: Bra-xin, Ac-hen-ti,-na, Pa-ra-guay, U-ra-guay(ban đầu), Chi-lê, Bô-li-vi-a (kết nạp thêm)
+ Mục tiêu của khối:
– Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì
– Tháo gỡ hàng rào hải quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.