Bài 31. Kinh tế Châu Phi (tiếp theo)

Nội dung lý thuyết

3. Dịch vụ

- Lệ phí qua kênh đào Xuy-ê là nguồn thu ngoại tệ lớn của Ai Cập.

Kênh đào Xuy-ê nhìn từ trên cao.

- Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản.

- Chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu thô, xuất khẩu nông sản nhiệt đới .

- Nơi tiêu thụ hàng hoá cho các nước trung bình nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng.

- 90% thu nhập ngoại tệ nhờ vào xuất khẩu nông sản và khoáng sản.

- Giao thông đường sắt phát triển phục vụ hoạt động xuất khẩu: ven biển vịnh GhiNê, khu vực sông Nin và Nam Phi.

Kim tự tháp Ai Cập - địa điểm du lịch nổi tiếng ở Châu Phi.

- Du lịch cũng là hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước ở châu Phi (Ai Cập, Kê-ni-a,..)

@66016@@66015@

4. Đô thị hóa

- Phần lớn các quốc gia châu Phi có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhưng tỉ lệ dân thành thị không ngừng tăng.

Nam Phi.

- Tốc độ đô thị hoá khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp. Bùng nổ dân số đô thị là kết quả của gia tăng dân số tự nhiên cao, cùng với sự di dân ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn vì lí do thiên tai, xung đột tộc người, xung đột biên giới,...

Một khi ổ chuột ở Kenya.

- Đô thị hoá nhanh làm xuất hiện nhiều khu nhà ổ chuột quanh các thành phố, nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết.

Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản: xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và khoáng sản, nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.

Bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi làm này sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết.