Bài 31. Kinh tế Châu Phi (tiếp theo)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Trần Như Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Như Hằng
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
27 tháng 11 2016 lúc 16:43

2.

2. Đặc điểm

- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. Đây là đặc điểm quan trọng nhất. Ngoài các đồng cỏ tự nhiên thì phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều do ngành trồng trọt cung cấp.

- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các giống mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến. Thức ăn cho gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp.
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hóa (thịt, sữa, len, trứng...).

 

Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
21 tháng 11 2016 lúc 20:06

Vì chính quyền ở nhiều nước thường nằm trong tay các thủ lĩnh của một vào bộ tộc người .Điều đó làm tăng mẫu thuẫn giữa các bộ tộc trong từng nước láng giềng với nhau , dẫn đến xung đột biên giới và nội giới liên miên

Đỗ Gia Ngọc
22 tháng 11 2016 lúc 19:41

Vì trước đây, thực dân Châu Âu thành lập các quốc gia ở châu Phi trên lãnh thổ của các tộc người khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo,... và lợi dụng điều này nhằm thực hiện chính sách chia để trị. Chính quyền ở nhiều nước thường nằm trong tay các thủ lĩnh của một vài tộc người. Điều đó làm tăng mâu thuẫn giữa các tộc người trong từng nước và giữa các nước láng giềng với nhau, dẫn đến xung đột biên giới và nội chiến liên miên.

chúc bạn học tốt

Đinh Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Thảo Ngân
30 tháng 11 2016 lúc 20:46
Ngành công nghiệpPhân bố
khai thác khoáng sảnCộng hòa Nam Phi,An-giê-ri;CHDS Công-gô
luyện kim màuCộng hòa Nam Phi;Ca-mơ-ring;Đăm-bi-a
cơ khíCộng hào Nam Phi,Ai Cập;An-giê-ri
dầu,khíLi-bi;phía Tây;An-giê-ri
dệtCộng hòa Nam Phi;Ai cập;ma-rốc

 

Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Duong Thi Nhuong
23 tháng 11 2016 lúc 9:58

Do :

- Dân số tăng nhanh
- Tuổi thọ trung bình thấp
-Số người mắc bệnh tật cao , đặc biệt là tỉ lệ nhiễm HIV rất cao
- Trình độ dân trí thấp
- Chỉ số HDI thộc loại thấp nhất thế giới
- Thường xuyên xảy ra chiến tranh , xung đột
- ...->Thiếu việc làm, các vấn đề về giáo dục, y tế,...không được đáp ứng đầy đủ. Không có đủ nguồn lao động có kĩ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế. xã hội không ổn định sẽ ko có sức thu hút vốn đầu tư từ nc ngoài mặt khác nhà nước lại phải giải quyết các tệ nạn xã hội... mất nhiều chi phí, năng lực quản lí kém...->Kinh tế kém phát triển, là 1 châu lục nghèo nhất thế giới không trả được nợ nước ngoài   
Nguyễn Thị Ngọc Hân
23 tháng 11 2016 lúc 10:02

-Sự bùng nổ dân số

-xung đột tộc người

-đại dịch AIDS, Ebola...

-sự can thiệp của nước ngoài

Hà Hương Linh
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
29 tháng 11 2016 lúc 20:11

Vai trò

+ Là nơi xuất khẩu các mặt hàng của châu Phi

+Là nơi nhập khâu hàng hóa của châu Phi

+Là đầu mối giao thông của châu Phi với các nước khác

+Khi có càng biển ,điều kiện sản xuất gắn với thị trường bên ngoài được mở rộng ,các sản phẩm ,hàng hóa có thể để đưa đi tiêu thị ở nhưng vùng xa xôi hơn .

Nguyễn Thư
27 tháng 11 2016 lúc 17:45

giúp vs

 

Cao Huệ Sang
30 tháng 4 2016 lúc 20:02

giúp mìnk vs 

cần gấấấp

Trịnh Thành Công
30 tháng 4 2016 lúc 20:06

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay), mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.

Viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng có nhiều nguồn sử liệu, từ các sử liệu chính thống của Trung Quốc và Việt Nam đến các thần tích, giai thoại dân gian. Do các nguồn sử liệu chính thống không đầy đủ và thiếu thống nhất, các sử gia đã bổ sung bằng những nguồn từ thần tích, ngọc phả. Sử liệu về sự kiện này còn nhiều nghi vấn, có nhiều thông tin không thống nhất giữa các nguồn chính thống và các thần tích cũng có nhiều nội dung bất cập. Trong quá trình biên tập, các sử gia đã có chọn lựa và so sánh giữa các giả thuyết từ những nguồn khác nhau.

Nguyễn Minh Anh
30 tháng 4 2016 lúc 20:51

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (40 Công nguyên là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương Bắc ở đầu Công nguyên.

Cuộc khởi nghĩa ấy do bà Trưng Trắc phát động cùng em gái là Trưng Nhị, người có công lao cùng chị và của rất nhiều các vị nữ tướng, nữ binh trong hàng ngũ đội quân của Hai Bà.

Đó là cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ thời kỳ ấy. Chấm chấm dứt giai đoạn thống trị của phong kiến phương Bắc lần thứ nhất dài tới 246 năm (207 TCN - 39 CN).

Sử nước ta viết: ''... Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tướng dũng lược, căm giận Tô Định chính lệnh hà khắc tàn ngược tụ họp người các bộ, hăng hái dấy đội quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng, cho nên lấy được 65 thành ở Lĩnh Ngoại, thu lại hết đất cũ Nam Việt, cũng là bậc hào kiệt trong nữ lưu..."

Cũng bởi ý chí anh hùng hào kiệt mà trải qua hàng nghìn năm và mãi mãi về sau, sự nghiệp và danh tiếng của Hai Bà còn lưu danh. Những sự kiện lịch sử về hai Bà và cuộc khởi nghĩa năm 40 CN đánh đuổi Tô Định, năm 42 CN chống Mã Viện xâm lược đã theo dòng thời gian chuyển hóa thành các sự tích văn hóa, vào huyền thoại, đi vào tâm linh và tín ngưỡng cộng đồng người Việt Nam.

Những nơi Hai Bà đã đi qua, những đồn lũy và chiến trận do Hai Bà Trưng cùng các vị tướng lĩnh lập nên cũng theo đó mà trở nên nơi đền miếu thiêng liêng thờ cúng khói hương không dứt. Nay là các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Vĩnh Phúc.

Hai Bà là con gái Lạc Tướng huyện Mê Linh, hậu duệ đời thứ 25 của Vua Hùng - họ Lạc. Thân mẫu của Hai Bà tên là Trần Thị Đoan (tục danh là bà Man Thiện), có nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ.

Ngày 01 tháng 8 năm Giáp Tuất (14 CN) bà Man Thiện sinh một lần được hai con gái. Vì là nhà tằm tơ, nên 3 năm sau, mới đặt tên cho cô chị là Trắc (lứa đầu - ''lứa chắc'' theo cách tính của nhà nuôi tằm), cô em là Nhị (''lứa nhì''- lần thứ hai)

Năm 19 tuổi, cha mẹ gả cô chị là Trắc, lấy con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên là Thi Sách tức là năm Canh Thìn (32 CN). Vợ chồng đoàn tụ mới được vài năm thì Thi Sách bị Tô Định giết chỉ vì con hai nhà tướng kết hôn với nhau, trở thành một lực lượng lớn, không có nơi cho sự thống trị của nhà Hán.

Căm giận quân giặc bạo ngược, vì nợ nước nay lại thêm mối thù nhà, bà Trắc đã cùng với em là Nhị phát động trong toàn quận Giao Chỉ, tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên cùng đánh giặc. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam được tin quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng.

Cao Huệ Sang
Xem chi tiết
ncjocsnoev
30 tháng 4 2016 lúc 23:20

- Kế hoạch và sự chuẩn bị đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền :

+ Ngô Quyền vào thành Đại La ( Tống Bình ) , bắt giết Kiều Công Tiễn , khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược.

+ Chọn cửa sông Bạch Đằng làm căn cứ trận địa cọc ngầm.

+ Ngô Quyền dự đoán quân Nam Hán sẽ đi vào nước ta bằng đường sông Bạch Đằng .

+ Lợi dụng địa thế và sự chênh lệch thủy triều , xây dựng trận địa cọc ngầm , có quân mai phục ở 2 bên đường.

Trịnh Thành Công
30 tháng 4 2016 lúc 20:10

Ngô Quyền (898 - 944), người Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.
Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.
Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.
Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.
Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ

Thu Nga Đàm
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 11 2016 lúc 23:24

Vì châu Phi có ít nhân lực, bên cạnh đó chưa biết cách nguồn tài nguyên khoáng sản một cách hợp lí, song nạn tham ô cũng đang hoành hành, đe dọa đến kinh tế châu lục.

Hà Hương Linh
21 tháng 11 2016 lúc 21:10

Vì giá trị sản xuất công nghiệp của châu Phi chỉ chiếm vào khoảng 2% toàn thế giới.

Ngoài ngành khai thác khoảng sản truyền thống như khai thac vàng, kim cương, uranium ; nhiều nước châu Phi chỉ phát triển công nghiệp thực phẩm và lắp ráp cơ khí. Công nghiệp luyện kim và chế tạo máy chỉ phát triển ở một số nước. Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt có ở một số quốc gia. Những trở ngại lớn nhất trong phát triển công nghiệp của châu Phi là: thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật ; cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu ; thời gian dài thiếu vốn nghiêm trọng và tình hình xã hội không ổn định ở một số quốc gia.

lê thị hương giang
23 tháng 11 2016 lúc 8:39

Vì ở Châu Phi thiếu nhân lực , nhiệt độ cao , ít người sinh sống

Hà Hương Linh
Xem chi tiết
Lê Thanh Liên Ngân
6 tháng 12 2016 lúc 22:50
Nền kinh tế châu Phi phát triển theo hướng chuyên môn hóa phiến diện => ĐúngNền kinh tế châu Phi phụ thuộc vào thị trường bên ngoài => ĐúngCông nghiệp châu Phi chiếm vị trí chủ đạo => Sai

=> Nông nghiệp châu Phi chiếm vị trí chủ đạo

Cây công nghiệp nhiệt đới được trồng trong các đồn điền với quy mô nhỏ => Sai

=> Cây công nghiệp nhiệt đới được trồng trong các đồn điền với quy mô lớn

Phần lớn các nước kinh tế châu Phi có nền knh tế chậm phát triển => ĐúngKinh tế đối ngoại của các nước châu Phi phát triển nhanh với các mặt hàng đa dạng => Sai

=> Kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi phát triển chậm với các mặt hàng tương đối đơn giản

Sản phẩm xuất khẩu của các nước châu Phi là máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực => Sai

=> Sản phẩm nhập khẩu của các nước châu Phi là máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực

hoặc => Sản phẩm xuất khẩu của các nước châu Phi là các sản phẩm cây công nghiệp, khoáng sản chưa chế biến

Các tuyến đường sắt quan trọng ở châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất => Sai

=> Các cảng biển quan trọng ở châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất.

CHÚC BẠN HỌC TỐT! ^^

Pigs Bình Hoà
6 tháng 12 2016 lúc 21:37

Bạn ơi, câu hỏi nói cụ thể hơn cho dễ hiểu được không.