Bài 34. Vitamin và muối khoáng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sky Trần
Xem chi tiết
Chim Sẻ Đi Mưa
13 tháng 1 2017 lúc 13:01

Vì muối ăn chứa chủ yếu là clorua nátri nguyên chất (95% hay nhiều hơn). Nó cũng chứa các chất chống ẩm. Thông thường nó được bổ sung thêm iốt dưới dạng của một lượng nhỏ iốtua kali điều mà muối khoáng chưa có

Đúng tick mik nhé ^^ thân ái và Lạc Trôi :V

dân đẳng cấp
3 tháng 1 2019 lúc 19:02
https://i.imgur.com/leUPWcl.png
Luong Huy Do
Xem chi tiết
Nhân Mã
8 tháng 2 2017 lúc 21:05

không nên uống nước đường trước khi ăn vì uống nước trước khi ăn sẽ làm căng dạ dày và làm cho ta cảm thấy no

ngoài ra nước làm hòa loãng dịch vị và men tiêu hóa sẽ không tốt cho cơ thể làm lượng thức ăn ít không cung cấp đủ calo cho cơ thể làm cơ thể bị gầy yếu

Phạm Duy Hoàng
1 tháng 4 2017 lúc 20:49

Vì trong nc đg có chất glucozơ nên khi uông nc đg trc khi ăn sẽ gây cho ta cảm giác không đói và không muốn ăn nữa

Phạm Duy Hoàng
Xem chi tiết
Doraemon
1 tháng 4 2017 lúc 20:45

Trong tro của cỏ tranh có một số muối khoáng tuy không nhiều và chủ yếu là muối kali. Vì vậy, việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế hoàn toàn muối ăn hàng ngày.

Nhật Linh
1 tháng 4 2017 lúc 20:47

Vì trong thời kỳ này thì quân Pháp đã bóc lột hết thực phẩm của chúng ta.

Phương Thảo Nguyễn
1 tháng 4 2017 lúc 20:57

Trong tro của cỏ tranh có một số muối khoáng tuy không nhiều và chủ yếu là muối kali. Vì vậy, việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế hoàn toàn muối ăn hàng ngày.

Quách Thanh Nhã
Xem chi tiết
Nguyễn T.Kiều Linh
9 tháng 4 2017 lúc 8:48

- Giữ cho cơ thể trẻ lâu, thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của tế bào.

- Tốt cho trí nhớ, giúp cho quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng trong cơ thể nhanh hơn, cân bằng hệ thần kinh, tốt cho hoạt động của tim và gan.

- Giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn

- Giữ cho tính tình điềm đạm, giúp tái tạo một số loại hóc môn cần thiết cho cơ thể. Phòng tránh bệnh rụng tóc.

- Tăng cường sinh lực, tham gia vào việc cấu tạo các hợp chất cần thiết cho cơ thể, giúp ăn ngon miệng và dễ tiêu.

- Thúc đẩy sự phát triển của cơ thể. Có vai trò đặc biệt quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển của hồng cầu và tế bào. Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

- Giúp hoàn thiện vóc dáng.

Nguyễn Đinh Huyền Mai
9 tháng 4 2017 lúc 8:50

B1: Tốt cho trí nhớ, giúp cho quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng trong cơ thể nhanh hơn, đồng thời làm cân bằng hệ thống thần kinh, tốt cho hoạt động của tim và gan. Nếu thiếu B1, trí nhớ sẽ giảm sút, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi. Vitamin B1 có nhiều trong thịt lợn, lòng đỏ trứng, măng tây, ngũ cốc tổng hợp, men bia.

B2: Giữ cho cơ thể trẻ lâu, thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của tế bào. Nếu thiếu Vitamin B2, da mặt sẽ sớm bị nhăn, mắt sẽ bị kém và móng tay dễ bị gãy. Vitamin B2 có nhiều trong gan động vật, cá béo, sữa...

B3: Làm sáng da: Với các loại Vitamin B khác, Vitamin B3 đảm bảo cho cơ chế cung cấp Protein, chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời còn giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu thiếu Vitamin B3, da sẽ bị khô, độ đàn hồi kém và sạm dần. Vitamin B3 có nhiều thịt gia cầm, quýt, bánh mì lát...

B5: Giữ cho tính tình điềm đạm, giúp tái tạo một số loại hóc môn cần thiết cho cơ thể. Nó còn có tác dụng phòng tránh bệnh rụng tóc. Nếu thiếu Vitamin B5, cơ thể sẽ gặp các rắc rối về tim, tính cách sẽ dễ trở nên cáu bẳn. Vitamin B5 có nhiều trong tôm, rau xanh, nấm và nhiều loại hải sản.

B6: Tăng cường sinh lực, tham gia vào việc cấu tạo các hợp chất cần thiết cho cơ thể, giúp ăn ngon miệng và dễ tiêu. Thiếu Vitamin B6 sẽ làm thiếu năng lượng, đặc biệt là ở tuổi trưởng thành hoặc có thể gây ra những rối loạn trong quá trình phát triển ở tuổi dậy thì. Vitamin B6 có nhiều trong cá hồi, quýt, chuối, hạt dẻ, ngô, đậu nành, khoai tây.

B9: Thúc đẩy sự phát triển của cơ thể. Vitamin B9 có vai trò đặc biệt quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển của hồng cầu và tế bào. Thiếu Vitamin B9 còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vitamin B9 có nhiều trong gan động vật, rau chân vịt, trứng, nấm, sò, men bia.

B12: Giúp hoàn thiện vóc dáng. Vitamin B12 giúp cơ thể hoàn thiện một cách hoàn chỉnh, đảm bảo hoạt động của tế bào, các sợi mô và các cơ. Nếu thiếu Vitamin B9, cơ thể sẽ có vấn đề về thị lực, hệ thống thần kinh. Vitamin B12 có nhiều trong các sản phẩm sữa, cá biển và đậu nành.

Hồ Xuân Hạnh
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
10 tháng 5 2017 lúc 4:52

Vitamin là một nhóm các hợp chất hữu cơ có phân tử bé, có cấu tạo hoá học rất khác nhau có các tính chất hoá học cũng như lý học rất khác nhau, nhưng chúng đều giống nhau ở chỗ là rất cần cho hoạt động sống bình thường của bất kỳ cơ thể nào. Trong cơ thể sinh vật vitamin có vai trò xúc tác. Vitamin được phân thành hai loại chính sau đây:

Vitamin hòa tan trong mỡ : Các loại vitamin này được lưu trong cơ thể, chủ yếu trong mỡ và gan. Vitamin A,E,D,K là các vitamin có thể hòa tan trong mỡ (không phải nước) và bạn không cần phải bổ sung chúng vào cơ thể hàng ngày. Vì vậy, nếu bạn bổ sung liên tục các loại vitamin dạng này vào cơ thể có thể sẽ tạo ra hiệu ứng ngược có hại cho cơ thể. :evil: Vitamin hòa tan trong nước : Các loại vitamin có thể hòa tan trong nước sẽ không tồn tại được lâu trong cơ thể bạn bởi nó sẽ theo mồ hôi và nước tiểu đi ra ngoài cơ thể bạn rất nhanh. Vitamin C và họ vitamin B là các loại vitamin đặc trưng hòa tan trong nước. Bởi lý do này, bạn phải bổ sung vitamin dạng này hàng ngày. Cơ thể của bạn sẽ không bị gây hại bởi các vitamin hòa tan trong nước nếu bạn uống chúng có nhiều hơn bình thường một chút bởi chúng sẽ được thải ra rất nhanh, trừ khi bạn uống vitamin còn nhiều hơn uống nước.
nguyen thi vang
3 tháng 9 2017 lúc 20:58

Bốn nhóm thực phẩm chính:

- Nhóm chất bột đường.
- Nhóm chất đạm.
- Nhóm chất béo.
- Nhóm cung Vitamin và khoáng chất.

Trong đó có 3 nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng (được tính bằng Kilocalo, viết tắt Kcal) cho mọi hoạt động sống của con người gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo được ví như “xe chạy phải cần xăng” và nhóm thứ 4 không cung cấp năng lượng nhưng vô cùng quan trọng, khi thiếu sẽ gây những hậu quả xấu cho sức khỏe đó là các vitamin và khoáng chất, ví như “xe muốn chạy tốt còn cần có nhớt”.

Thực tế, mỗi loại thực phẩm trong tự nhiên thường chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng với tỷ lệ nhiều ít khác nhau. Việc chọn lựa phối hợp thực phẩm một cách khoa học sẽ giúp cung cấp đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng

1. Chất bột đường (Gluxid/carbohydrat)

- Cung cấp năng lượng, chức năng quan trọng nhất, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần, 1g Carbohydrat cung cấp 4 kcal năng lượng.
- Cấu tạo nên tế bào và các mô.
- Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
- Điều hòa hoạt động của cơ thể.
- Cung cấp chất xơ cần thiết.
- Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây...

2. Chất béo (Lipid)

- Cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất, 1g chất béo cung cấp 9 Kcal năng lượng.
- Nguồn dự trữ năng lượng (mô mỡ).
- Giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K.
- Giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh của bé.
- Có trong dầu, mỡ, bơ...

3. Chất đạm (Protid)

- Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng...
- Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.
- Vận chuyển các dưỡng chất.
- Điều hòa cân bằng nước.
- Cung cấp năng lượng: 1g chất đạm cung cấp 4 Kcal năng lượng.
- Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ...

4. Khoáng chất và vitamin:

Cơ thể cần trên 20 loại vitamin và trên 20 loại khoáng chất cần thiết.

a. Một số khoáng chất cần thiết

Can xi:

- Là chất xây dựng bộ xương và răng.
- Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển.
- Tham gia vào các phản ứng sinh hóa khác: đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh, hấp thu vitamin B12, hoạt động của men tụy trong tiêu hóa mỡ...
- Canxi tăng hấp thu khi chế độ dinh dưỡng đủ vitamin D, acid trong hệ tiêu hóa làm hòa tan canxi tốt hơn. Canxi bị giảm hấp thu hoặc bị đào thải nếu chế độ ăn nhiều acid oxalic, cafein, ít vận động thể lực.
- Khẩu phần thiếu canxi trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn, thấp chiều cao...
- Canxi có nhiều trong sữa, phomat, các loại rau lá màu xanh đậm, thủy hải sản, cá nhỏ ăn cả xương, sản phẩm từ đậu (ví dụ đậu hũ) ...

Sắt:

- Sắt gắn với protein để tạo hemoglobin, còn gọi là huyết sắc tố trong hồng cầu để vận chuyển oxy đến khắp cơ thể, và tham gia vào các thành phần các men oxy hóa khử.
- Cung cấp đủ sắt giúp phòng bệnh thiếu máu.
- Sắt có nhiều ở thức ăn động vật như thịt heo, bò, gà, cá, sữa công thức... đặc biệt nhiều trong huyết, gan... hoặc thức ăn thực vật như đậu, rau xanh...

Kẽm:

- Đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tăng trưởng, miễn dịch, sinh sản.
- Giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và hình thành các tổ chức, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt.
- Thiếu kẽm trẻ nhỏ chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Thức ăn có nguồn gốc động vật chứa kẽm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, sò, ốc, hàu... hoặc trong mầm các loại hạt

Iốt:

- Là một chất rất cần thiết trong cơ thể với một lượng rất nhỏ chỉ 15-20mg.
- I ốt giúp tuyến giáp hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ.
- Thiếu I ốt ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là não bộ.
- Thiếu I ốt bào thai do mẹ thiếu I ốt dẫn đến hậu quả nặng nề như tăng tỷ lệ tử vong trước và sau khi sinh, trẻ sinh ra kém thông minh, đần độn...
- Sử dụng muối ăn có bổ sung I ốt là biện pháp chính phòng chống các rối loạn do thiếu I ốt.

b. Một số vitamin thiết yếu

Vitamin A: là vitamin tan trong chất béo.

- Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển cơ thể và bộ xương, giữ cho da và các niêm mạc (tiêu hóa, hô hấp, mắt..) được khỏe mạnh, không bị nhiễm trùng.
- Thiếu vitamin A: gây bệnh khô mắt, có thể gây mù, làm trẻ chậm lớn, giảm chức năng bảo vệ cơ thể, trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng.
- Các loại thức ăn thực vật như rau củ quả màu vàng cam như cà rốt, cà chua, bí đỏ..., rau màu xanh thẫm..., các thức ăn nguồn gốc động vật như gan, dầu gan cá, sữa, kem, bơ, trứng... chứa nhiều tiền vitamin A khi vào cơ thể được chuyển thành vitamin A. Ngoài ra, vitamin A còn có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá..., đặc biệt trong gan.

Vitamin D: Là vitamin tan trong chất béo.

- Vitamin D giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc.
- Thiếu vitamin D gây giảm quá trình khoáng hóa ở xương dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ, người lớn gây loãng xương.
- Vitamin D có trong một số thực phẩm như dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo hoặc một số thực phẩm có bổ sung vitamin D như sữa công thức, bột ngũ cốc... Một nguồn lớn vitamin D được quang hợp trong da nhờ tác động của ánh nắng mặt trời.

Vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12, PP...): là những vitamin tan trong nước

- Giúp cơ thể tạo ra năng lượng từ thức ăn
- Bảo vệ da, các dây thần kinh và đường tiêu hóa.
- Và nhiều chức năng quan trọng khác.
- Có nhiều trong các thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau xanh, rau đậu...

Vitamin C: là một vitamin tan trong nước

- Bảo vệ cấu trúc của xương, răng, da, mạch máu và giúp mau lành vết thương.
- Giúp hấp thu sắt, canxi và acid folic
- Có nhiều trong các loại rau quả tươi như cam, quýt, ớt xanh, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang...

Axit folic:

- Cần cho sự phát triển, sinh trưởng bình thường của cơ thể, khi thiếu gây ra các bệnh thiếu máu dinh dưỡng, thường gặp ở phụ nữ có thai, cần uống bổ sung ở phụ nữ mang thai.
- Có nhiều trong các loại rau lá.

Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý:

- Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm và nên ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm trên (trên 20 loại thực phẩm khác nhau).
- Ăn đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

NGUYỄN THỊ THANH THÚY
Xem chi tiết
NGUYỄN THỊ THANH THÚY
Xem chi tiết
Phuong Lê Thanh
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
18 tháng 12 2017 lúc 19:07

Trong tro của cỏ tranh có một số muối khoáng tuy không nhiều và chủ yếu là muối kali.Vì vậy,việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế hoàn toàn muối ăn hằng ngày

dân đẳng cấp
3 tháng 1 2019 lúc 18:50

vì trong tro cỏ tranh có nhiều muối giúp khỏi bị bệnh bướu cổ. vì ko nhiều nên phải bổ sung tốt nhất là muối i ôt

trần lê anh thi
Xem chi tiết
Dương Hạ Chi
22 tháng 12 2017 lúc 20:11

- Có nhiều loại vitamin. Vitamin là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần mặc dù vitamin không cung cấp năng lượng cho cơ thể và cơ thể cũng cần một lượng rất nhỏ.

- Vitamin là thành phần không thể thiếu trong nhiều loại enzim cần thiết cho chuyển hoá.

- Đặc biệt, vitamin có nhiều trong rau quả tươi và trong các sản phẩm chế biến của động vật như bơ, trứng, dầu gan cá,...

Như vậy, thực đơn cần phối hợp các loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thức ăn có nguồn gốc thực vật.

dân đẳng cấp
3 tháng 1 2019 lúc 18:48

THỰC ĐƠN TRONG BỮA ĐƯỢC PHỐI HỢP LÀ:

Bài 34. Vitamin và muối khoáng

trần lê anh thi
Xem chi tiết
Anh Pha
22 tháng 12 2017 lúc 20:03

Hưởng của thiếu vitamin D được ghi nhận vào thế kỉ 16 ở Âu châu. Thời đó, cuộc cách mạng kĩ nghệ ở vùng bắc Âu thu hút rất nhiều công nhân từ các vùng phía nam, và người ta ghi nhận rằng con em của những công nhân di cư này thường có chứng còi xương (xương không cứng được), cơ thể chậm phát triển. Mãi đến thế kỉ 19, có người lí giải rằng trẻ em bị còi xương là do thiếu phơi nắng mặt trời. Sau đó, người ta một mặt khuyến khích phơi nắng, một mặt cho ăn dầu cá tuyết (cold fish, một loại dầu chứa nhiều vitamin D), và kết quả rất tuyệt vời: chứng còi xương được trị dứt.

Chúc bạn học tốt ^^

Tiểu Thư Họ Hà
6 tháng 3 2018 lúc 21:22

- Nếu thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương vì:

Cơ thể thiếu vitamin D thì không hấp thụ được canxi mà canxi là thành phần cấu tạo xương.



La Anh Quân
5 tháng 4 2019 lúc 21:25

thiếu hụt vitamin D dẫn đến còi xương vì vitamin D là chất chuyển hóa canxi thành xương