Trình bày sự trao đổi chất giữa tế bào với cơ thể?
Trình bày sự trao đổi chất giữa tế bào với cơ thể?
sự trao đổi chất giữa tế bào với cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi. Tế bào thải vào máu khí cacbônic và sản phẩm bài tiết.
thế nào là trao đổi chất? có bao nhiêu cấp độ? vẽ sơ đồ thể hiện trao đổi giữa các cấp của nó.......giúp giùm mik vs nha
thế nào là trao đổi chất?
Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình trao đổi chất.
có bao nhiêu cấp độ?
Có 2 cấp độ:
+ Trao đổi chất ở cấp độ tế bào
+Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể
vẽ sơ đồ
Trao đổi chất là sự thay đổi vật chất giữa cơ thể với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước uống , khí oxi thông qua hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa để cung cấp những sản phẩm cần thiết cho sự sống của tế bào và cơ thể, đồng thời thải ra các sản phẩm phân hủy từ hoạt động của tế bào ra môi trường ngoài
Sự trao đổi chất diễn ra qua 2 cấp độ:
+ Cấp độ cơ thể
+Cấp độ tế bào
Mình không dám chắc về sơ dồ này nhưng bạn cứ tham khảo thử xem
thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở đâu ??
Thực chất quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở tế bào gồm quá trình đồng hóa và dị hóa.
Sự trao đổi chất giữa tế bào môi trường ngoài và môi trường trong được biểu hiện như thế nào?
Nêu mối quan hệ trao đổi chất giữa chuyển hóa nội bào?
+ Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài biểu hiện như sau:
- Có thể lấy vào khi oxi và thải khí CO2 nhờ hệ hô hấp
- Lấy chất dinh dưỡng, nước nhờ hệ tiêu hóa
- Thải nước tiểu ra ngoài nhờ hệ bài tiết
- Thải phân nhờ hệ tiêu hóa.
1/TL : Môi trường cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào,được sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải ra môi trường trong đưa tới cơ quan bài tiết , khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.
2/Trao đổi chất chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá bên trong của tế bào (còn gọi là chuyển hoá nội bào) bao gồm hai mặt của một quá trình thống nhất. Hai mặt đó là đồng hoá và dị hoá.
- Nhờ có các vật chất vận chuyển qua màng tế bào dưới dạng các hợp chất đơn giản, tế bào mới tổng hợp nên những thành phần vật chất cần thiết cho tế bào hoặc cơ thể, đồng thời tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp. Đó là mặt đồng hoá.
- Mặt khác, song song với đồng hoá là mặt dị hoá. Đó là quá trình phân giải các chất nhờ có Ot do máu mang tới, giải phóng năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào kể cả hoạt động tổng hợp các chất trong đồng hoá cũng sử dụng năng lượng từ quá trình dị hoá.
Như vậy, chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào chính là đồng hoá và dị hoá diễn ra bên trong tế bào gọi chung là chuyển hoá nội bào.
Có thể xem như chuyển hoá nội bào là bản chất của quá trình trao đổi chất, còn trao đổi chất chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của chuyển hoá nội bào.
* Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài biểu hiện như sau:
- Có thể lấy vào khi oxi và thải khí CO2 nhờ hệ hô hấp
- Lấy chất dinh dưỡng, nước nhờ hệ tiêu hóa
- Thải nước tiểu ra ngoài nhờ hệ bài tiết
- Thải phân nhờ hệ tiêu hóa.
cấu trúc tế bào nào giúp trao đổi chất với môi trường:
a) màng sinh chất
b) màng sinh chất và chất tế bào
c) tế bào chất và nhân tế bào
d) Cả A và C
Nếu 1 trong 2 quá trình trao đỏi chất ngừng hoạt động thì cơ thể sẽ chết vì:
-Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường thải ra khí cacbônic và chất thải.
-Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào chất dinh dưỡng và ôxi, tế bào thải vào máu khí cacbonic và sản phẩm bài tiết.
- Mối quan hệ: trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.
=> 2 quá trình TĐC có mối quan hệ chặt chẽ, 1 trong 2 quá trình dừng lại thì quá trình kia không diễn ra -> cơ thể chết
Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang. Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch
Like nhe bn
- Trao đổi khí ở phổi:
+ Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu.
+ Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào:
+ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
❄Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài biểu hiện như sau:
- Có thể lấy vào khi oxi và thải khí CO2 nhờ hệ hô hấp
- Lấy chất dinh dưỡng, nước nhờ hệ tiêu hóa
- Thải nước tiểu ra ngoài nhờ hệ bài tiết
- Thải phân nhờ hệ tiêu hóa.
- Hệ tiêu hóa có vai trò trong sự trao đổi chất là:
+ Lấy thức ăn, nước, muối khoáng từ môi trường ngoài vào cơ thể, rồi biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng đưa vào hệ tuần hoàn đi nuôi cơ thể.
+ Chất bã còn lại được thải ra ngoài ở dạng phân.
- Hệ hô hấp có chức năng:
+ Lấy oxi từ môi trường ngoài vào cơ thể
+ Thải CO2 của cơ thể ra môi trường ngoài.
- Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng trong sự trao đổi chất là:
+ Vận chuyển O2 và chất dinh dưỡng đến từng tế bào.
+ Đồng thời vận chuyển CO2 (đưa về hệ hô hấp để thải ra) và chất độc, chất không cần thiết cho cơ thể (đưa về hệ bài tiết để thải ra ngoài)
- Hệ bài tiết có chức năng lọc máu, loại bỏ các chất độc, chất thải của tế bào để thải ra môi trường ngoài dưới dạng nước tiểu.
❄ Sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường:
Môi trường cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào,được sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải ra môi trường trong đưa tới cơ quan bài tiết , khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.
nêu quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào và mối quan hệ của chúng?
Sự thông khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau:
+ Quá trình trao đổi khí ở phổi đã tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào, cung cấp O2và nhận CO2 từ quá trình trao đổi khí ở tế bào thải ra ngoài.
+ Qúa trình trao đổi khí ở tế bào là động lực thúc đẩy quá trình trao đổi khí ở phổi (nhận O2 và thải CO2) do tế bào luôn cần O2 và sản phẩm thải ra từ quá trình trao đổi chất là CO2
Tham khảo:
Sự thông khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau:
+ Quá trình trao đổi khí ở phổi đã tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào, cung cấp O2và nhận CO2 từ quá trình trao đổi khí ở tế bào thải ra ngoài.
+ Qúa trình trao đổi khí ở tế bào là động lực thúc đẩy quá trình trao đổi khí ở phổi (nhận O2 và thải CO2) do tế bào luôn cần O2 và sản phẩm thải ra từ quá trình trao đổi chất là CO2
Tế bào mới là nơi lấy O2 và thải CO2; đó là nguyên nhân bên trong dẫn đến sự trao đổi khí ở phổi. Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào: không có trao đổi khí ở phổi thì không có trao đổi khí ở tế bào.