Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCơ thể có trao đổi chất với môi trường mới tồn tại và phát triển.
- Cơ thể lấy oxi, thức ăn, nước muối khoáng từ môi trường bên ngoài và đồng thời thải ra khí CO2, phân, nước tiểu, mồ hôi ra môi trường bên ngoài.
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài có sự tham gia của 1 số hệ cơ quan:
+ Hệ tiêu hóa: lấy thức ăn từ môi trường bên ngoài vào \(\rightarrow\) biến đổi \(\rightarrow\)chất dinh dưỡng và thải các chất thừa ra ngoài.
+ Hệ hô hấp: lấy khí O2 và thải khí CO2.
+ Hệ tuần hoàn: vận chuyển O2 và các chất dinh dưỡng tới tế bào và khí CO2 tới phổi, chất thải tới cơ quan bài tiết.
+ Hệ bài tiết: lọc từ máu các chất thải để bài tiết qua nước tiểu.
Ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và O2 qua hệ tiêu hóa, hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra ngoài qua hệ bài tiết.
- Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể. Mọi tế bào đều phải thực hiện trao đổi chất giữa máu và nước mô (môi trường trong để tổn tại và phát triển).
Nhận xét:
- Máu và nước mô cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào.
- Hoạt động sống của tế bào tạo ra:
+ Năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.
+ Khí CO2, chất thải: được thải ra ngoài.
Ở cấp độ tế bào, các chất dinh dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.
- Sự trao đổi chất giữa các hệ cơ quan với môi trường ngoài để lấy oxi, dinh dưỡng và thải các sản phẩm thừa ra ngoài.
- Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong để máu vận chuyển cho tế bào oxi, dinh dưỡng và tế bào thải vào máu khí CO2 và các chất thải.
- Mối quan hệ giữa sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào:
+ Có mỗi quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển được.
+ Khi 1 trong hai quá trình dừng lại thì cơ thể có thể chết.