Nêu đặc điểm và tính chất của đất trên bề mặt lục địa
Nêu đặc điểm và tính chất của đất trên bề mặt lục địa
Trên bề mặt Trái Đất, ngoài lớp đá rắn chắc còn có lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ toàn bộ bề mặt các lục địa và các đảo được đặc trưng bởi độ phì đó là lớp đất hay còn gọi là thổ nhưỡng. Lớp đất được tạo bởi các tầng khác nhau về độ dày, màu sắc, thành phần; có cấu tạo với vật chất thô hoặc mịn, dẻo hay vụn bở, khô hay ướt. Các đặc điểm này phụ thuộc vào điều kiện và quá trình hình thành của lớp đất.
đất có vai trò như thế nào với đời sống con người?
Vai trò của đất đai
Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức cũng là sản phẩm của của xã hội.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi:“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!”
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ...
Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức cũng là sản phẩm của của xã hội.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi:“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!”
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ...
Đất là nền để cây mọc, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây.
Thành phần quan trọng nhất của đất là mùn. Mùn của đất được hình thành nhờ sự tác dụng của các vi sinh vật trong đất, chúng biến các rễ chết, lá rụng... thành thức ăn cho cây. Mùn như một chất hồ gắn các thành phần của đất, tạo kết cấu xốp để thấm và giữ nước, dễ cày bừa. Ngược lại, nếu ít mùn đất sẽ chặt, khó cày bừa, chứa ít không khí, thấm nước kém, dễ mất nước và bốc hơi nhanh.
Ngoài mùn ra, nước đóng một vai trò quan trọng trong đất. Nước là môi trường để tiến hành các phản ứng hóa học trong đất, ngoài việc hòa tan các chất dinh dưỡng giảm độ độc do muối mặn và muối chua, nước cần cho quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ, kho dự trữ thức ăn của cây trồng...
Đất tốt là đất có độ phì nhiêu cao, tức là có khả năng cung cấp cho cây trồng một số lượng cần thiết nước và các chất dinh dưỡng, đồng thời không được chứa các chất có hại cho cây trồng.
Đất tốt là đất có độ thông khí cao (độ xốp), để duy trì sự hô hấp cho rễ cây và các vi sinh vật sống trong đất.
Đất tốt là phải có độ pH phù hợp cho sự phát triển của cây trồng.
Như vậy, đất không chỉ làm nền cho cây mọc, cung cấp nước và chất dinh dưỡng. Nó còn là "một vật thể sống", vì đất là môi trường thuận lợi cho các sinh vật và vi sinh vật sinh sôi nảy nở.
Đất có vai trò gì đối với con người ?
Câu lớp 6 nhé không phải của các lớp khác hì
Đất (địa quyển ) cùng với khí quyển và thủy quyển là 3 quyển chính của sinh quyển chúng ta đang sống . Các chu trình vật chất đều diễn thế trên 3 quyển này. Sự sống của muôn loài do đó cũng phát triển trong và trên sự tương quan vĩ mô ấy . Nếu phân tích vai trò của đất thì là cả một vấn đề quá lớn, bạn có thể lướt qua các bộ môn khoa học nghiên cứu về đất để thấy mức độ rộng lớn và quan trọng của chúng (các ngành thạch học, địa khoáng...nghiên cứu tầng sâu phía dưới, các ngành thổ nhưởng nghiên cứu phục vụ sản xuất nông nghiệp...) (tùy theo bạn muốn trọng tâm vấn đề nào của Đất thì sẽ tham khảo thêm...)
Đất đai là tài sản của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất.
nguyên nhân rừng ngày càng thu hẹp.
Giúp mình đi chiều nay thi rùi !
Rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất làm nông nghiệp :, trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng... Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ bị chuyển hoá thành đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt được lâu dài. Hiện nay, những vùng như vậy hầu như đã bị khai thác hết. Còn những vùng đất dốc, kém phì nhiêu, sau khi bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp, thường cho năng suất thấp, rất dễ và nhanh bị bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém cho tưới tiêu và cải tạo đất. Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt phá để làm ao nuôi tôm. Do nuôi tôm kiểu quảng canh, không đúng kỹ thuật, nên năng suất không cao và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch được vài năm, sau đó người ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới. Rừng Tây Nguyên đang bị người dân di cư tự phát đốt phá nham nhở.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến mất rừng là lấy gỗ làm củi đốt:. Cho đến thế kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu, chất đốt chủ yếu của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu Âu, trong giai đoạn đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đun đang đốt khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hàng năm.
Nguyên nhân thứ ba gây mất rừng là do khai thác gỗ :. Gỗ cần cho sản xuất các đồ gia dụng, sản xuất giấy... Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng khám phá ra nhiều công dụng mới của gỗ, làm cho lượng gỗ tiêu thụ ngày càng nhiều. Trong khai thác gỗ, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, chỗ nào dễ thì khai thác trước, không đốn tỉa mà chặt hạ trắng, nghĩa là chặt từ bìa rừng vào, vừa chặt cây to để lấy gỗ, vừa phá hoại cây con, thì những khu vực rừng đã bị chặt phá sẽ khó cơ hội tự phục hồi lại được.
Nguyên nhân thứ tư gây mất rừng là do cháy:. Rừng bị cháy do đốt rừng làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai, chiến tranh... Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùi nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập tắt lửa.
Cô giáo mình bắt chép dài dòng lắm ,bạn tự rút ra ý chính nha !!
là chặt phá rừng , đốt rừng , chẳng biết là có phải chiếm đất
là nơi sinh sống của con người .làm tư liêu.
xin lỗi mình chỉ biết bao nhiêu thôi
Độ phì của đất là nguồn cung cấp thức ăn cho các thực vật :Nước , các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác
-Độ phì trong đất có vai trò trong canh tác nông nghiệp.
-Cung cấp đất ở , đất canh tác cho con người
Chúc bạn học tốt
Đất là gì?
Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật
Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao quanh bề mặt Trái đất, được đăc trưng bởi độ phì
-Chúc bạn học tốt
Đất là lớp vật chất mỏng ,vụn bở , bao quanh bề mặt Trái Đất , được đặc trưng bởi độ phì.
nêu sự khác nhau và giống nhau giữa lớp đất và lớp đá mẹ
Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa lớp đất và lớp đá mẹ
- Đá mẹ:
Mọi loại đất đều được tạo thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ.
Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất hoá học của đất.
Khái niệm thổ nhưỡng(đất)
Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tươi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
Khái niệm độ phì: là khả năng cung cấp thường xuyên và liên tục cho thực vật thức ăn, nước, không khí và các điều kiện sống khác để phát triển. Có các loại độ phì:
Độ phì tự nhiên được xác định bằng trữ lượng các chất dinh dưỡng, các chế độ nước, khí và nhiệt tự nhiên của Trái đất.
Độ phì nhân tạo hay độ phì hiệu lực là độ phì do con người tạo ra bằng các biện pháp nông hoá như : làm đất (để cải tạo các tính chất nhiệt, ẩm, khí của đất), bón phân (để tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết). Độ phì của đất càng cao thì năng suất của thực vật càng lớn.
2. Thành phần của thổ nhưỡng
Lớp đất nào cũng có 2 thành phần chính: thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.
Thành phần hữu cơ chỉ chiếm một phần nhỏ so với thành phần khoáng vật nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Thành phần hữu cơ tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất. Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen là màu của chất mùn. Chất mùn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây, là chất keo làm cho đất có cấu tượng tốt. Chất mùn có giá trị to lớn đối với đất và sản xuất nông nghiệp. Vì vậy người ta phải tìm mọi biện pháp để tăng chất hữu cơ, tạo ra chất mùn cho đất.
Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, quyết định tính chất của các loại thổ nhưỡng. Thành phần, kích thước của các khoáng chất có trong đất phụ thuộc vào mức độ phong hoá của đá mẹ, vì thế người ta có thể biết trước được tính chất của đất khi biết đá mẹ. Thí dụ: đất hình thành trên đá granít thường có tỷ lệ cát và sét ngang nhau, có tính chất vật lý tốt. Trong đất, các hạt khoáng này thường gắn lại thành những kết hạt có kích thước khác nhau. Đất có kết hạt gọi là đất có cấu tượng. Đất có cấu tượng tốt phải có một lượng keo đất cần thiết đủ để các hạt đất gắn vào nhau một cách bền vững, có khả năng hấp thụ, dự trữ các chất dinh dưỡng, không để các chất này rửa trôi một cách quá nhanh các đặc tính quan trọng của đất. Chính vì vậy đất có cấu tượng chính là đất có độ phì cao.
Ngoài ra trong đất còn có nước và không khí.
Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng ???
Con người có vai trò như thế nào đối vs độ phì trong lớp đất ????
Mình cảm ơn nhìu nhaaaa..........
Câu 2 :
Trong sản xuất nông nghiệp các hoạt động kinh tế làm cho độ phì của đất tăng hoặc giảm:
-Trồng cây,chăm sóc,bảo vệ,bón phân và canh tác đúng phương pháp độ phì sẽ tăng lên đất trở nên tốt.
-Trái lại khai thác bừa bãi không có kế hoạch, không đúng phương pháp độ phì sẽ giảm đất sẽ trở nên xấu.
Câu 1:
Chất mùn có vai trò: Cung cấp thức ăn, những chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển.
Đất thích hợp để trồng lúa nước:
A. Đất ba gian
B. Đất phù sa
C. Đất cát pha
D. Đất xám