Đất (hay thổ nhưỡng) gồm có những thành phần nào?
Đất (hay thổ nhưỡng) gồm có những thành phần nào?
Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải- Bản thân chất mùn hữu cơ cung cấp chất đạm, lân, lưu huỳnh và các chất vi lượng một cách từ từ cho cây trồng.
- Chất mùn hữu cơ được xem như là một kho tích trữ dưỡng chất từ phân hóa học Vai trò nầy rất quan trọng, giúp hạn chế việc mất phân sau khi bón vì nếu không chúng bị bốc hơi hoặc rửa trôi đi. Những chất dinh dưỡng được mùn hữu cơ giữ lại nầy sau đó được phóng thích cho cây hấp thụ khi cần thiết.
- Chất mùn hữu cơ cải thiện cấu trúc của đất, làm đất có nhiều lổ rỗng hơn vì thế đất trở nên thông thoáng, giúp sự di chuyển của nước trong đất được dễ dàng, và giử được nhiều nước hơn.
- Chất mùn hữu cơ làm tăng mật số vi sinh vật trong đất, bao gồm cả vi sinh vật có lợi.
(Trả lời bởi Trần Thị Ngọc Trâm)
Độ phì của đất là gì?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiĐộ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất cũng là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.
(Trả lời bởi Nhật Linh)
Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiCon người có vai trò làm tăng hoặc giảm độ phì của đất tùy thuộc vào các hoạt động canh tác trên đất:
(Trả lời bởi Anh Triêt)
- Khai thác, sử dụng phân bón hóa học không hợp lý, thuốc trừ sâu, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn sẽ làm cho đất trở nên kém phì nhiêu.
- Bón phân cho đất, khai thác đất hợp lý, cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn giúp độ phì trong đất được tăng lên.
Quan sát mẫu đất ở hình 66, nhận xét về màu sắc và độ dày của các tầng đất khác nhau.
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiMầu đất ở hình 66 SGK cho thấy các tầng đất ở đây khác nhau rõ rệt về màu sắc và độ dày của chúng.
- Tầng A là tầng chứa mùn, tầng này có màu nâu đen.
- Tầng B là tầng tích tụ vật chất, có màu vàng.
- Tầng c là tầng đá mẹ có màu nâu.
(Trả lời bởi Ngọc Lan)
Dựa vào những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất.
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiNguồn gốc thành phần khoáng trong đất là từ đá gốc. Do phong hoá, đá gốc bị vỡ vụn thành các sản phẩm phong hoá. Các khoáng vật cấu tạo nên đá trở thành khoáng vật trong đất.
(Trả lời bởi Ngọc Lan)
Dựa vào những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc thành phần hữu cơ của đất.
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiNguồn gốc của thành phần hữu cơ trong đất là từ thực vật. Thực vật bị phân huỷ thành những chất đơn giản hơn, và sau đó được các vi sinh vật tổng hợp thành mùn - thành phần hữu cơ chủ yếu trong đất.
(Trả lời bởi _silverlining)
Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì của đất (làm cho đất tốt). Hãy trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì mà em biết.
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiCác biện pháp làm tăng độ phì của đất:
- Làm đất (cày, bừa, xáo, xới..ệ).
- Bón phân hữu cơ, vô cơ cho đất.
- Bón vôi cải tạo đất.
- Thau chua, rửa mặn.
- Làm thuỷ lợi để tưới tiêu cho đất.
Nguồn gốc của thành phần hữu cơ trong đất là từ thực vật. Thực vật bị phân huỷ thành những chất đơn giản hơn, và sau đó được các vi sinh vật tổng họp thành mùn - thành phần hữu cơ chủ yếu trong đất.
(Trả lời bởi _silverlining)