Bài 26. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam

Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Skegur
5 tháng 3 2018 lúc 20:21

- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.

Bình luận (0)
An Lương
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
4 tháng 3 2018 lúc 22:13
Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận,để hình thành phải mất hàng triệu năm,nếu bị cạn kiệt khả năng phục hồi là rất khó.
-Khóang sản có vai trò rất lớn trong các ngành ,khai thác,chế biến,công nghiệp năng lượng ,công nghiệp xây dựng đóng góp phần ko nhỏ trong sự phát triển của kinh tế quốc gia, thúc đây các ngành công nghiệp khác phat triển.
-sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản đảm bảo sự tồn tại lâu dài,bên vững
-Giảm thiểu tình trạng khai thác bừa bãi,gây ô nhiễm môi trường,ô nhiểm nguồn nước,ko khí,....
=> bảo vệ tài nguyên tn là bảo vệ cho sự phát triển bền vững của kinh tế đất nước,ko chỉ cho ngày hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau.
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 3 2018 lúc 20:18

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
- Địa hình Việt Nam đa dạng và nhiều kiểu loại trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, là bộ phận quan trọng nhất
- Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích
- Địa hình nước ta có 2 hướng chính: TB – ĐN và hướng vòng cung
2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:
- Sự nâng cao với biên độ lớn điển hình: Hoàng Liên Sơn ( Phan-Xi-Păng, Phu Luông )
- Sự cắt xẻ sâu của dòng nước, điển hình thung lũng sông Đà, sông Mã…
- Địa hình cao nguyên badan cạnh các đứt gãy sâu Tây Nguyên và Nam Trung Bộ…
- Sự sụt lún sâu, rộng tạo điều kiện hình thành các đồng bằng trẻ sông Hồng, sông Cửu Long, vịnh Hạ Long.
- Địa hình nước ta có 2 hướng chính: TB – ĐN và hướng vòng cung
- Vận động tạo núi ở giai đọan Tân kiến tạo làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người:
- Đất đá trên bề mặt bị phong hóa mạnh mẽ
- Các khối núi bị cắt xẻ xâm thực, xói mòn
-> Địa hình luôn biến đổi sâu sắc do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa và do sự khai thác của con người

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 3 2018 lúc 20:18
Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa,
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa
hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.

Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.

Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
Bình luận (0)
Nguyen Cam Tien
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
26 tháng 2 2017 lúc 8:15

a)Ý nghĩa tự nhiên

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

-Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

-Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.

b) Ý nghĩa kinh tế, văn hóa-xã hội và quốc phòng

-Về kinh tế:

+Tạo điều kiện giao lưu thuận lợi với các nước.

+Có ý nghĩa rất quan trọng việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ.

-Về văn hóa-xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình- hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

-Về an ninh-quốc phòng: nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
26 tháng 2 2017 lúc 10:09

a) Ý nghĩa tự nhiên :


- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa : giàu nhiệt, ẩm và ánh sáng, khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa đông bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.


- Nằm trên vành đai sinh khoáng Châu Á-Thái Bình Dương và là nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư sinh vật nên có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.


- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên : theo Bắc-Nam, Đông-Tây, thấp-cao.


* Khó khăn : Thường chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh…


b) Ý nghĩa kinh tế, văn hoá-xã hội và an ninh quốc phòng :


- Về kinh tế :

+ Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông cả về đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. ​
​ + Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng, thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế biển. ​



* Khó khăn : Đặt nước ta vào thế vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh quyết liệt.


- Về văn hoá-xã hội :
Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hửu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và trong khu vực.


- Về chính trị và quốc phòng

+ Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. ​
​ + Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. ​



* Khó khăn : Đường biên giới dài ( trên bộ và trên biển ) nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là rất quan trọng.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
26 tháng 2 2017 lúc 10:17

a)Ý nghĩa tự nhiên

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

-Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

-Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.

b) Ý nghĩa kinh tế, văn hóa-xã hội và quốc phòng

-Về kinh tế:

+Tạo điều kiện giao lưu thuận lợi với các nước.

+Có ý nghĩa rất quan trọng việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ.

-Về văn hóa-xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình- hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

-Về an ninh-quốc phòng: nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Bình luận (0)
Pham ngoc han
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
27 tháng 2 2018 lúc 5:09

Gồm các nguyên nhân sau:
- Tài nguyên sinh vật :Việt Nam là nước nằm ờ vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật cũng như hệ sinh thái.
- Lãnh thổ VN nằm ở chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điềm tiếp giáp của Đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của đại dương Paxtie với mảng lục đại Á - Âu nên có mặt hầu hết khoáng sản quan trọng trên Trái Đất .
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản thứ 7 trên thế giới.
- Việt Nam nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ nén, ép thường tạo ra mỏ than ( Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn thường tạo ra mỏ dầu ( vùng biển phía Đông Nam).
- Dầu khí, sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Austraylia và Chile, đất hiếm đứng sau Trung Quốc và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á.

Bình luận (0)
Pham ngoc han
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
26 tháng 2 2018 lúc 21:28

1. Giai đoạn phát triển tiền Cambri Là giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ Việt Nam, cách đây 540 triệu năm.

-Giai đoạn này nước ta mới chỉ hình thành các mảng nền cổ, các loài sinh vật còn rất ít và sơ khai, bầu khí quyển có rất ít ô xi.

2. Giai đoạn cổ kiến tạo

- Cách đây 65 triệu năm.

- Nước ta chịu ảnh hưởng của các cuộc vận động tạo núi lớn, nên phần lớn lãnh thổ nước ta đã là đất liền, sinh vật phát triển mạnh mẽ, hình thành cho nước ta một số mỏ khoáng sản. Đến cuối giai đoạn này, địa hình nước ta chịu tác động của ngoại lực tạo thành những bề mặt san bằng.

3. Giai đoạn Tân kiến tạo

- Đã diễn ra trong thời gian ngắn, từ 65 triệu năm trước cho đến ngày nay.

- Nước ta chịu ảnh hưởng của vận động Tân kiến tạo, nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại, hình thành các cao nguyên badan, các đồng bằng phù sa trẻ, mở rộng Biển Đông và hình thành các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.

- Sinh vật phát triển rất phong phú và hoàn thiện.

- Sự xuất hiện của loài người.

Bình luận (0)
Bùi Thiện Nhân
Xem chi tiết
Cheewin
2 tháng 5 2017 lúc 10:32

– Tài nguyên khoáng sản
+ Nguồn muối vô tận.
+ Nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp (ôxit titan, cát trắng).
+ Nhiều mỏ dầu, khí (ở thềm lục địa).

– Nguồn lợi sinh vật biển
+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.
+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm; đặc sản (đồi mồi, vích, hải sâm…).
+ Nhiều tổ yến (đặc biệt ở các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ).

Bình luận (0)
Nguyễn anh khoa
Xem chi tiết
Bích Thủy
Xem chi tiết
Phan Thu An
25 tháng 2 2018 lúc 15:50

TNKS nc ta có nguy cơ và đang bị cạn kiệt.Cần khai thác hợp lý , tiết kiệm, bảo vệ ng TNKs của nước ta

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Xuân Diệu
25 tháng 2 2018 lúc 15:51

-Thực trạng: tài nguyên khoáng sản nước ta đang dần cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí.

-Biện pháp bảo vệ :sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả,khai thác hợp lí

Bình luận (0)
Trà My
Xem chi tiết
Let
22 tháng 2 2018 lúc 12:03

5 nha bạn:cần thơ,đà nẵng,Hà nội,Hải phòng,Thành phố HCM

Bình luận (0)