Sự giống nhau giữa pháp luật và đạo đức
Sự giống nhau giữa pháp luật và đạo đức
nguồn gốc:
- pháp luật: từ nhà nước, giai cấp cầm quyền, lãnh đạo
- đạo đức: được người dân ghi nhận
nội dung
- pháp luật : các quy tắc xử sự (việc được làm, ko được làm, phải làm) do nhà nước quy định, đề ra
- đạo đức : tiểu chuẩn, chuẩn mực, phong tục, tập quán, quan niệm , ... do chính người dân tạo r
hình thức thể hiện:
- pháp luật : văn bản quy phạm pháp luật
- đạo đức : tự nguyện, tự giác tuân theo, ko ép buộc, chính nhận thức mỗi con ng
phương thức tác động :
- pháp luật : giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước, ép buộc
- đạo đức : tự ăn năn hối lỗi, xã hội, cộng đồng lên tiếng, ko ép buộc
Đạo đức | Pháp luật | |
Cơ sở hình thành | Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ | Do nhà nước ban hành |
Hình thức thể hiện | Các câu ca dao, tục ngữ các câu châm ngôn… | Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật… trong đó quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước.ệ. |
Biện pháp bảo đảm thực hiện | Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuyến khích, khen, chê. | Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm. |
vì sao khi xây dựng, ban hành pháp luật phải căn cứ vào hiến pháp??? các bạn giúp mình nhanh nha chứ mai mình thi rồi :-)
-Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc; ở từng giai đoạn phát triển, Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật.
- Về nội dung, đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến các lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi công dân trong xã hội, như: chế độ chính trị; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường; quyền con người; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Về mặt pháp lý, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật:
Nếu không có pháp luật, ngày càng có nhiều người bị lừa đảo bởi lòng nhẹ dạ.Trong trường hợp trên, pháp luật có vai trò gì đối với công dân ?
Trong trường hợp trên, pháp luật có vai trò quan trọng đối với công dân. Nếu không có pháp luật, ngày càng có nhiều người bị lừa đảo bởi lòng nhẹ dạ. Pháp luật xử lý những sai phạm của công dân, định hướng công dân vào con đường đúng đắn, giữ gìn an nình trật tự, đảm bảo đời sống nhân dân an lành, hạnh phúc.
Nếu không có pháp luật,ngày càng có nhiều người bị lừa đảo bởi lòng nhẹ dạ.Trong trường hợp trên thì pháp luật sẽ có vai trò là bảo vệ trật tự an ninh cho xã hội,xử lí những hành vi lừa đảo và đảm bảo cho sự an lành,bình yên của người dân.
Trong trường hợp trên, pháp luật cho vai trò vô cùng quan quan trọng đối vs công dân, pháp luật đã bảo vệ cuộc sống cho công dân ngày một có nền an ninh tốt, vs đó pháp luật còn giữ cho cuộc sống của chúng ta yên bình cho người dân,xử lý đc những hành vi lừa đảo. Nếu k có pháp luật , ngày càng có nhiều người bị lừa đảo bởi lòng nhẹ dạ!!!
Viêt mot đoan van noi ve phap luat
Hãy nêu những sáng kiến của bản thân để tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn đối với các bạn trong trường hoặc cư dân nơi em đang sinh sống .
gấp !!
1.Giải trình tính cấp thiết của nội dung ý tưởng cần đề xuất:
Trong những năm gần đây, tuy đã có nhiều kết quả tích cực trong công tác an toàn giao thông (ATGT), nhưng chúng ta vẫn đang phải đối mặt với tình trạng tai nạn và ùn tắc giao thông ở mức cao. Nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng, để giải quyết tận gốc tình trạng trên, nhất thiết phải xây dựng được một nền tảng văn hóa giao thông trong suy nghĩ người dân. Thế nhưng, hiện tại chúng ta vẫn đang loay hoay trong ma trận “ATGT và ý thức người dân” khi dần nhận ra cái sự hiển nhiên của bộ phận người dân vô ý thức.
Do đó tôi xin đề xuất ý tưởng tăng cường an toàn giao thông; nâng cao văn hóa giao thông cho người dân.
2. Nội dung và triển khai ý tưởng:
Vì việc triển khai các ý tưởng này có thể làm ngay, không tốn quá nhiều nguồn lực, lại có tính thực tiễn (nói đi đôi với làm nên phần nội dung và phương pháp triển khai gộp lại làm một.
Đây là một nhóm các ý tưởng trong nhiều lĩnh vực về an toàn giao thông, văn hóa giao thông, tập trung chủ yếu vào các biện pháp tức thời để giải quyết tồn tại trước mắt như ùn tắc, tai nạn giao thông. Bên cạnh đó các giải pháp cũng đưa ra cách tăng cường ý thức người tham gia giao thông.
2.1. Giải pháp cho mua bán hàng rong:
Trên các tuyến đường trong thành phố, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp cảnh bán rong nhộn nhịp. Tất nhiên cảnh đó diễn ra trên vỉa hè và cả lòng đường, trước cổng cơ quan, trường học, bệnh viện... Họ mua bán vô tư, không để ý đến những người xung quanh vất vả đến thế nào để len từng chút một. Rủi bị quệt phải, chủ nhân của những chiếc xe đạp, xe máy vô tư dựng dưới lòng đường không ngại… cong môi lên quát nạt, mà không nhận ra nguyên nhân là do… chính họ khoái mua hàng rong. Lý do kiếm sống vẫn được những người bán hàng rong đưa ra để biện minh cho việc ngang nhiên vi phạm quy định và gây ùn tắc giao thông.
Với người bán hàng rong, các lực lượng chức năng cần kiên trì thuyết phục họ hạn chế bán hàng trên vỉa hè và kiên quyết không cho họ bán hàng dưới lòng đường. Sở dĩ chỉ "hạn chế" vì thực sự đội quân bán hàng rong rất đông đảo và lực lượng chức năng không có đủ quân số để quản lý tất cả họ. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng tổ chức những khu vực riêng để những người bán hàng rong tập trung lại bán hàng theo kiểu "chợ phiên". Hà Nội đã có một mô hình rất thành công là chợ đêm phố cổ. Ở đó, không ít người trước đây rong ruổi bán rong đã tìm ra lý do để khong bán rong nữa, đó là nhiều khách hơn, đỡ phải đi lại hơn và quan trọng nhất là không tốn quá nhiều chi phí cho cửa hàng.
Với những người có thói quen dừng lại giữa đường mua hàng rong, muốn thay đổi thói quen của họ thì cần đưa ra quy định xử phạt hành chính đối với hành vi mua hàng rong gây ùn tắc. Có như vậy, hành vi và suy nghĩ của họ buộc phải thay đổi, trả lại sự thông thoáng cho lòng đường và vỉa hè thủ đô.
2.2. Tăng cường tuyên truyền về an toàn giao thông theo các cách độc đáo:
Ta có thể tuyên truyền đến chính những người chủ nhà hàng, quán nhậu, tạo nên một phong trào “nhà hàng vì ATGT”. Chính quyền nên có trao thưởng, tuyên dương những quán ăn thực hiện tốt phong trào này, qua đó lan tỏa tinh thần, ý thức và văn hóa giao thông cho người dân.
Cần tạo nên một phong trào “tham gia giao thông có văn hóa” trong giới nghệ sĩ. Khi phong trào này phát triển lan rộng, sẽ có thể kéo theo gần như toàn bộ giới trẻ, người hâm mộ tham gia.
Cần có một hệ thống đánh giá chất lượng xe khách theo quy chuẩn trên toàn quốc nói chung và địa phương nói riêng. Đó sẽ là một diễn đàn để khách hàng tham gia ý kiến, tố cáo những lái xe chạy ẩu, phạm luật. Những thông tin đó sẽ được kiểm chứng, nếu đúng sẽ có hình thức xử lý những lái xe và công ty chủ quản. Thang điểm chất lượng chạy xe cũng là biện pháp hay để đánh giá các hãng xe, việc này sẽ tạo ra không khí ganh đua để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
2.3. Tuyên truyền về ý thức giao thông qua mạng xã hội:
Chính quyền tỉnh cần lập các tài khoản, các trang Facebook tuyên truyền về ATGT, kể các câu chuyện về giao thông, qua đó giáo dục ý thức cho người dân, nhất là thanh thiếu niên. Chi phí để thực hiện cách làm này không cao, chỉ cần tuyển dụng một đội ngũ những người thành thạo và có mối quan hệ rộng trên các mạng xã hội, giỏi về công nghệ thông tin.
Họ sẽ là đội ngũ phát triển các trang mạng xã hội chuyên về tuyên truyền và xây dựng văn hóa giao thông, tập trung vào đối tượng là những người có tài khoản trên mạng xã hội. Hiệu quả của phương pháp này tuy chưa thể nói trước được nhưng với sự thành công của các phong trào trong giới trẻ trên Facebook trước đây, tin rằng với cách làm này văn hóa giao thông sẽ lan tỏa trong người dân trong tỉnh và rộng hơn là cả nước.
2.4. Giáo dục trẻ có ý thức giao thông:
Ở mỗi giờ học về ATGT hay buổi sinh hoạt của trường, giáo viên cần nói rõ với học sinh rằng: em cần về tuyên truyền cho bố mẹ mình cố gắng đi đúng luật. Ở các buổi họp phụ huynh, nhà trường cần tăng cường khuyến khích, động viên phụ huynh cố gắng làm gương tốt cho con em mình tuân thủ luật giao thông, điều mà trong các buổi họp phụ huynh ít thấy nói tới. Việc lấy con trẻ làm mục tiêu có thể lay động tới ý thức giao thông của các bậc phụ huynh, cách này đã có một số trường áp dụng thành công nhưng chưa được lan rộng.
Việc hạ điểm hạnh kiểm của học sinh nếu các em vi phạm luật giao thông tuy có thể cần thiết nhưng xét ra, đó chưa phải là cách làm hay khi lứa tuổi các em chưa phát triển toàn diện tâm sinh lý, do vậy các em dễ có những suy nghĩ lệch lạc kiểu: “mình bị đối xử độc ác”.
Để nâng cao ý thức của học sinh, nhà trường nên tổ chức các buổi kể chuyện, chiếu phim về những bạn nhỏ bị tai nạn giao thông do đi ẩu, vi phạm luật, dẫn đến gia đình đau khổ, thậm chí mất mạng khi còn một quãng đường đời dài trước mắt. Nên dùng tình cảm để giáo dục các em thay vì dùng các biện pháp mạnh như phạt về vật chất và tinh thần thì các em dễ thông cảm và nghe theo hơn, qua đó tạo nên trong các em những mầm mống ý thức giao thông, để khi lớn lên các em sẽ trở thành những người có ý thức.
2.5.Xây dựng các mô hình an toàn giao thông trong dân cư:
2.5.1. Xây dựng mô hình đám cưới theo nếp sống mới:
Mô hình này cần có sự phối hợp của cấp ủy, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Mặt trận tổ quốc… Tiệc cưới cần được tổ chức ở các địa điểm có sân rộng như trường học nên khách mời có chỗ để xe. Khi khách đến hoặc ra về luôn có lực lượng tình nguyện hướng dẫn, trông giữ xe cẩn thân sao cho không để các xe ùa ra cùng một lúc, như vậy tránh được gần như hoàn toàn chuyện ùn tắc xảy ra trên đường. Tiệc cưới thường là tiệc ngọt nên đã hạn chế được tình trạng khách dự lễ cưới dùng bia rượu, qua đó hạn chế được TNGT sau lễ cưới.
Cần phát động rộng rãi phong trào tổ chức tiệc ngọt thay cho tiệc mặn để vừa tiết kiệm chi phí vừa tránh xảy ra sự cố đáng tiếc trong sử dụng bia rượu. Với tinh thần hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “xây dựng nông thôn mới” thì mô hình đám cưới vừa tiết kiệm vừa ATGT đang được mở rộng, tuy chưa trở thành phong cách rộng khắp nhưng cũng đã phần nào hạn chế tai nạn, ùn tắc trên đường phố và ở cả nông thôn.
Ngoài cách tổ chức tiệc ngọt, nên có nhiều cách làm sáng tạo từ những người tổ chức và cả các cơ quan đoàn thể của khách mời. Tuyên truyền đến từng người về tác hại của bia rượu là một điều không thể thiếu, nhưng ngay trong lễ cưới, nếu MC có cách nhắc khéo thực khách về tác hại của bia rượu khi lái xe về thì đã có thể hạn chế một phần tai nạn có thể xảy ra, lại vừa làm lễ cưới vui vẻ thêm. Một cách làm vừa tế nhị vừa không làm mất lòng khách là in thêm một dòng vào thực đơn bàn tiệc như “hãy uống có trách nhiệm” thì có thể cảnh tỉnh đến một số người biến tiệc cưới thành cuộc nhậu riêng của họ.
Vai trò của các cơ quan, đoàn thể của khách mời cũng rất quan trọng trong việc hạn chế khách dự đám cưới uống rượu. Nếu trước khi đi dự tiệc mà thủ trưởng cơ quan nhắc nhở cấp dưới nhấp môi một chút để chúc mừng hạnh phúc thôi chứ không nên uống nhiều để chiều còn làm việc thì tin rằng tình trạng điều khiển xe khi trong bụng có cồn sẽ giảm thiểu đi rất nhiều. Để được như vậy cần tuyên truyền đến từng cơ quan về thực hiện nếp sống văn mình khi hạn chế quá chén trong lễ cưới.
2.5.2. Mô hình tiếp theo là thành lập các tổ tự quản chống ùn tắc giao thông của chính người dân trên địa bàn:
Những tổ tự quản này cần có nòng cốt là các thành phần cư dân trên chính các khu phố có hàng quán, trong đó có tổ dân phố, Chi ủy, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. Các tổ tự quản hoạt động với tinh thần tự nguyện và được sự quản lý, tạo điều kiện của UBND phường, xã. Khi thành lập tổ tự quản, cần có một cuộc họp giữa các thành viên trong tổ và đại diện UBND phường, xã để thống nhất mục đích, tiêu chí hoạt động, nội quy, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, có thi đua khen thường và xử phạt nếu vi phạm nội quy.
Trong đó, nội quy quan trọng nhất là cam kết không lấn chiếm vỉa hè và lòng đường tùy tiện, dừng đỗ xe, sắp xếp xe của khách mua hàng đúng với quy định của pháp luật và quy định của UBND thành phố. Trong cách làm này, chính người bán hàng cũng có thể đưa ra tiếng nói của mình, cùng nhau bàn bạc để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với từng địa bàn cụ thể.
Sáng kiến quan trọng nhất và đem lại hiệu quả cao nhất của mô hình tổ tự quản là: “chia sẻ không gian đỗ xe”. Trong một khu vực có nhiều hàng quán, nếu không gian đỗ xe của một hàng không đủ để dừng đỗ xe của khách thì cần có sự thỏa thuận giữa những người bán hàng gần nhau để chia sẻ không gian trống của mình nếu hàng bên cạnh cần. Nếu có sự đoàn kết tốt giữa các thành viên của tổ tự quản thì với việc chia sẻ không gian để xe này, việc lấn chiếm hết vỉa hè hay lấn ra lòng đường sẽ được hạn chế rất nhiều.
2.5.3. Mô hình an toàn giao thông, hạn chế bia rượu trong các cuộc vui gia đình, dòng họ:
Muốn giảm tận gốc tai nạn giao thông do bia rượu thì phải bỏ, hay giảm số rượu bia được uống trong các cuộc vui. Muốn vậy phải có một tiếng nói đủ mạnh để các thành viên trong họ tộc nghe theo. Không ai khác, người trưởng họ và các bậc cao niên trong dòng họ phải đứng ra làm việc này. Một mặt, chính quyền địa phương phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho những người đứng đầu các dòng họ ý thức hạn chế uống bia rượu trong các cuộc vui họ tộc, và khi đã uống thì không lái xe. Mặt khác, những người trưởng họ phải tự ý thức được trách nhiệm của người đứng đầu một dòng họ là phải đặt sự an toàn của các thành viên họ tộc lên hàng đầu.
Bản thân người viết cũng đã không ít lần chứng kiến hiệu quả trong tiếng nói của những người có vai vế trong dòng họ ở các dịp gặp mặt, lễ, Tết. Khi bắt đầu ăn uống, người chủ trì bữa ăn nhắc nhở con cháu của mình: “ai đã uống rượu thì không được lái xe, nếu không có ai đưa về thì đi xe ôm hoặc taxi, tính mạng là trên hết!”. Chỉ một câu nói nhưng có hiệu quả đến không ngờ, phép vua thua lệ làng là vậy.
2.6. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin chống ùn tắc:
Hiện nay, mới chỉ có một số ô tô có camera hành trình. Thử tưởng tượng nếu tất cả các loại xe có thiết bị này, và tất cả đều có thể quản lý thì tai nạn giao thông sẽ giảm đi đáng kể. Vài ngàn người chết vì TNGT sẽ giảm đi hàng năm. Đơn giản vì khi có camera hành trình, ta có thể xem lại cung đường, lịch trình mỗi khi có sự việc xảy ra, vì thế, các chủ phương tiện cần đi cẩn thận hơn để tránh gây tai nạn cho mình và người khác.
Quan trọng nhất, nếu có một ngân hàng thông tin về hành trình của các phương tiện, sẽ là công cụ đắc lực để lực lương chức năng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Người tham gia giao thông đóng góp thông tin về hành trình của mình vào hệ thống đó sẽ là tự bảo vệ cho chính mình và cho cả người khác.
Vấn đề chính ở đây là kinh phí để thực hiện ý tưởng này rất lớn, vì thế rất cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Cần có sự vào cuộc của các doanh nghiệp vận tải và cả những người dân tin tưởng vào tương lai đất nước, có mong muốn hạn chế tình trạng tai nạn và ùn tắc giao thông. có thể chia ra các lộ trình để thực hiện ý tưởng dài hơi này. Ban đầu sẽ phủ sóng camera cho toàn bộ ô tô, sau đó sẽ là xe máy.
Hiện nay giá cả của một chiếc camera hành trình không còn đắt như chục năm trước nên hoàn toàn có thể thực hiện được ý tưởng này trong tương lai, trong vòng 5-10 năm tới, khi công nghệ đã trở nên phổ biến hơn. Có thể có người sẽ cho rằng ý tưởng này khó thực hiện, nhưng hãy thử nghĩ về chiếc điện thoại thông minh phổ biến như thế nào hiện nay khi 5 năm trước nó chỉ giành cho người khá giả.
3. Tính khả thi, khả năng áp dụng và nhân rộng của ý tưởng:
Các giải pháp, đề xuất trên đều có thể thực hiện ngay mà không tốn kém quá nhiều chi phí. Khả năng áp dụng và hiệu quả sẽ rất cao trên địa phương, và có thể áp dụng đến tận cơ sở.
Do đây đều là các biện pháp đánh vào ý thức con người nên khả năng nhân rộng cũng như lan tỏa của các đề xuất này là rất cao, thậm chí nếu địa phương làm tốt thì có thể lan tỏa, nhân rộng ra cả nước.
4. Dự kiến hiệu quả (về khoa học, kinh tế và hiệu quả xã hội) của ý tưởng khi triển khai:
Các ý tưởng này đều lấy từ thực tiễn đời sống, tác giả qua quan sát, nghiên cứu trên 10000 người tham gia giao thông và các chủ thể trong đời sống, lại dành nhiều thời gian quan sát, khảo sát tại tỉnh Bắc Giang, do đó hiệu quả xã hội của các ý tưởng là rất cao.
Bên cạnh đó, các ý tưởng này không cần tốn nhiều kinh phí triển khai, thậm chí một số đề xuất có thể làm ngay mà không tốn một đồng chi phí nào, vì chủ yếu làm qua tuyên truyền, giao dục người dân. Giải trình tính cấp thiết của nội dung ý tưởng cần đề xuất:
Trong những năm gần đây, tuy đã có nhiều kết quả tích cực trong công tác an toàn giao thông (ATGT), nhưng chúng ta vẫn đang phải đối mặt với tình trạng tai nạn và ùn tắc giao thông ở mức cao. Nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng, để giải quyết tận gốc tình trạng trên, nhất thiết phải xây dựng được một nền tảng văn hóa giao thông trong suy nghĩ người dân. Thế nhưng, hiện tại chúng ta vẫn đang loay hoay trong ma trận “ATGT và ý thức người dân” khi dần nhận ra cái sự hiển nhiên của bộ phận người dân vô ý thức.
Do đó tôi xin đề xuất ý tưởng tăng cường an toàn giao thông; nâng cao văn hóa giao thông cho người dân.
2. Nội dung và triển khai ý tưởng:
Vì việc triển khai các ý tưởng này có thể làm ngay, không tốn quá nhiều nguồn lực, lại có tính thực tiễn (nói đi đôi với làm nên phần nội dung và phương pháp triển khai gộp lại làm một.
Đây là một nhóm các ý tưởng trong nhiều lĩnh vực về an toàn giao thông, văn hóa giao thông, tập trung chủ yếu vào các biện pháp tức thời để giải quyết tồn tại trước mắt như ùn tắc, tai nạn giao thông. Bên cạnh đó các giải pháp cũng đưa ra cách tăng cường ý thức người tham gia giao thông.
2.1. Giải pháp cho mua bán hàng rong:
Trên các tuyến đường trong thành phố, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp cảnh bán rong nhộn nhịp. Tất nhiên cảnh đó diễn ra trên vỉa hè và cả lòng đường, trước cổng cơ quan, trường học, bệnh viện... Họ mua bán vô tư, không để ý đến những người xung quanh vất vả đến thế nào để len từng chút một. Rủi bị quệt phải, chủ nhân của những chiếc xe đạp, xe máy vô tư dựng dưới lòng đường không ngại… cong môi lên quát nạt, mà không nhận ra nguyên nhân là do… chính họ khoái mua hàng rong. Lý do kiếm sống vẫn được những người bán hàng rong đưa ra để biện minh cho việc ngang nhiên vi phạm quy định và gây ùn tắc giao thông.
Với người bán hàng rong, các lực lượng chức năng cần kiên trì thuyết phục họ hạn chế bán hàng trên vỉa hè và kiên quyết không cho họ bán hàng dưới lòng đường. Sở dĩ chỉ "hạn chế" vì thực sự đội quân bán hàng rong rất đông đảo và lực lượng chức năng không có đủ quân số để quản lý tất cả họ. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng tổ chức những khu vực riêng để những người bán hàng rong tập trung lại bán hàng theo kiểu "chợ phiên". Hà Nội đã có một mô hình rất thành công là chợ đêm phố cổ. Ở đó, không ít người trước đây rong ruổi bán rong đã tìm ra lý do để khong bán rong nữa, đó là nhiều khách hơn, đỡ phải đi lại hơn và quan trọng nhất là không tốn quá nhiều chi phí cho cửa hàng.
Với những người có thói quen dừng lại giữa đường mua hàng rong, muốn thay đổi thói quen của họ thì cần đưa ra quy định xử phạt hành chính đối với hành vi mua hàng rong gây ùn tắc. Có như vậy, hành vi và suy nghĩ của họ buộc phải thay đổi, trả lại sự thông thoáng cho lòng đường và vỉa hè thủ đô.
2.2. Tăng cường tuyên truyền về an toàn giao thông theo các cách độc đáo:
Ta có thể tuyên truyền đến chính những người chủ nhà hàng, quán nhậu, tạo nên một phong trào “nhà hàng vì ATGT”. Chính quyền nên có trao thưởng, tuyên dương những quán ăn thực hiện tốt phong trào này, qua đó lan tỏa tinh thần, ý thức và văn hóa giao thông cho người dân.
Cần tạo nên một phong trào “tham gia giao thông có văn hóa” trong giới nghệ sĩ. Khi phong trào này phát triển lan rộng, sẽ có thể kéo theo gần như toàn bộ giới trẻ, người hâm mộ tham gia.
Cần có một hệ thống đánh giá chất lượng xe khách theo quy chuẩn trên toàn quốc nói chung và địa phương nói riêng. Đó sẽ là một diễn đàn để khách hàng tham gia ý kiến, tố cáo những lái xe chạy ẩu, phạm luật. Những thông tin đó sẽ được kiểm chứng, nếu đúng sẽ có hình thức xử lý những lái xe và công ty chủ quản. Thang điểm chất lượng chạy xe cũng là biện pháp hay để đánh giá các hãng xe, việc này sẽ tạo ra không khí ganh đua để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
2.3. Tuyên truyền về ý thức giao thông qua mạng xã hội:
Chính quyền tỉnh cần lập các tài khoản, các trang Facebook tuyên truyền về ATGT, kể các câu chuyện về giao thông, qua đó giáo dục ý thức cho người dân, nhất là thanh thiếu niên. Chi phí để thực hiện cách làm này không cao, chỉ cần tuyển dụng một đội ngũ những người thành thạo và có mối quan hệ rộng trên các mạng xã hội, giỏi về công nghệ thông tin.
Họ sẽ là đội ngũ phát triển các trang mạng xã hội chuyên về tuyên truyền và xây dựng văn hóa giao thông, tập trung vào đối tượng là những người có tài khoản trên mạng xã hội. Hiệu quả của phương pháp này tuy chưa thể nói trước được nhưng với sự thành công của các phong trào trong giới trẻ trên Facebook trước đây, tin rằng với cách làm này văn hóa giao thông sẽ lan tỏa trong người dân trong tỉnh và rộng hơn là cả nước.
2.4. Giáo dục trẻ có ý thức giao thông:
Ở mỗi giờ học về ATGT hay buổi sinh hoạt của trường, giáo viên cần nói rõ với học sinh rằng: em cần về tuyên truyền cho bố mẹ mình cố gắng đi đúng luật. Ở các buổi họp phụ huynh, nhà trường cần tăng cường khuyến khích, động viên phụ huynh cố gắng làm gương tốt cho con em mình tuân thủ luật giao thông, điều mà trong các buổi họp phụ huynh ít thấy nói tới. Việc lấy con trẻ làm mục tiêu có thể lay động tới ý thức giao thông của các bậc phụ huynh, cách này đã có một số trường áp dụng thành công nhưng chưa được lan rộng.
Việc hạ điểm hạnh kiểm của học sinh nếu các em vi phạm luật giao thông tuy có thể cần thiết nhưng xét ra, đó chưa phải là cách làm hay khi lứa tuổi các em chưa phát triển toàn diện tâm sinh lý, do vậy các em dễ có những suy nghĩ lệch lạc kiểu: “mình bị đối xử độc ác”.
Để nâng cao ý thức của học sinh, nhà trường nên tổ chức các buổi kể chuyện, chiếu phim về những bạn nhỏ bị tai nạn giao thông do đi ẩu, vi phạm luật, dẫn đến gia đình đau khổ, thậm chí mất mạng khi còn một quãng đường đời dài trước mắt. Nên dùng tình cảm để giáo dục các em thay vì dùng các biện pháp mạnh như phạt về vật chất và tinh thần thì các em dễ thông cảm và nghe theo hơn, qua đó tạo nên trong các em những mầm mống ý thức giao thông, để khi lớn lên các em sẽ trở thành những người có ý thức.
2.5.Xây dựng các mô hình an toàn giao thông trong dân cư:
2.5.1. Xây dựng mô hình đám cưới theo nếp sống mới:
Mô hình này cần có sự phối hợp của cấp ủy, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Mặt trận tổ quốc… Tiệc cưới cần được tổ chức ở các địa điểm có sân rộng như trường học nên khách mời có chỗ để xe. Khi khách đến hoặc ra về luôn có lực lượng tình nguyện hướng dẫn, trông giữ xe cẩn thân sao cho không để các xe ùa ra cùng một lúc, như vậy tránh được gần như hoàn toàn chuyện ùn tắc xảy ra trên đường. Tiệc cưới thường là tiệc ngọt nên đã hạn chế được tình trạng khách dự lễ cưới dùng bia rượu, qua đó hạn chế được TNGT sau lễ cưới.
Cần phát động rộng rãi phong trào tổ chức tiệc ngọt thay cho tiệc mặn để vừa tiết kiệm chi phí vừa tránh xảy ra sự cố đáng tiếc trong sử dụng bia rượu. Với tinh thần hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “xây dựng nông thôn mới” thì mô hình đám cưới vừa tiết kiệm vừa ATGT đang được mở rộng, tuy chưa trở thành phong cách rộng khắp nhưng cũng đã phần nào hạn chế tai nạn, ùn tắc trên đường phố và ở cả nông thôn.
Ngoài cách tổ chức tiệc ngọt, nên có nhiều cách làm sáng tạo từ những người tổ chức và cả các cơ quan đoàn thể của khách mời. Tuyên truyền đến từng người về tác hại của bia rượu là một điều không thể thiếu, nhưng ngay trong lễ cưới, nếu MC có cách nhắc khéo thực khách về tác hại của bia rượu khi lái xe về thì đã có thể hạn chế một phần tai nạn có thể xảy ra, lại vừa làm lễ cưới vui vẻ thêm. Một cách làm vừa tế nhị vừa không làm mất lòng khách là in thêm một dòng vào thực đơn bàn tiệc như “hãy uống có trách nhiệm” thì có thể cảnh tỉnh đến một số người biến tiệc cưới thành cuộc nhậu riêng của họ.
Vai trò của các cơ quan, đoàn thể của khách mời cũng rất quan trọng trong việc hạn chế khách dự đám cưới uống rượu. Nếu trước khi đi dự tiệc mà thủ trưởng cơ quan nhắc nhở cấp dưới nhấp môi một chút để chúc mừng hạnh phúc thôi chứ không nên uống nhiều để chiều còn làm việc thì tin rằng tình trạng điều khiển xe khi trong bụng có cồn sẽ giảm thiểu đi rất nhiều. Để được như vậy cần tuyên truyền đến từng cơ quan về thực hiện nếp sống văn mình khi hạn chế quá chén trong lễ cưới.
2.5.2. Mô hình tiếp theo là thành lập các tổ tự quản chống ùn tắc giao thông của chính người dân trên địa bàn:
Những tổ tự quản này cần có nòng cốt là các thành phần cư dân trên chính các khu phố có hàng quán, trong đó có tổ dân phố, Chi ủy, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. Các tổ tự quản hoạt động với tinh thần tự nguyện và được sự quản lý, tạo điều kiện của UBND phường, xã. Khi thành lập tổ tự quản, cần có một cuộc họp giữa các thành viên trong tổ và đại diện UBND phường, xã để thống nhất mục đích, tiêu chí hoạt động, nội quy, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, có thi đua khen thường và xử phạt nếu vi phạm nội quy.
Trong đó, nội quy quan trọng nhất là cam kết không lấn chiếm vỉa hè và lòng đường tùy tiện, dừng đỗ xe, sắp xếp xe của khách mua hàng đúng với quy định của pháp luật và quy định của UBND thành phố. Trong cách làm này, chính người bán hàng cũng có thể đưa ra tiếng nói của mình, cùng nhau bàn bạc để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với từng địa bàn cụ thể.
Sáng kiến quan trọng nhất và đem lại hiệu quả cao nhất của mô hình tổ tự quản là: “chia sẻ không gian đỗ xe”. Trong một khu vực có nhiều hàng quán, nếu không gian đỗ xe của một hàng không đủ để dừng đỗ xe của khách thì cần có sự thỏa thuận giữa những người bán hàng gần nhau để chia sẻ không gian trống của mình nếu hàng bên cạnh cần. Nếu có sự đoàn kết tốt giữa các thành viên của tổ tự quản thì với việc chia sẻ không gian để xe này, việc lấn chiếm hết vỉa hè hay lấn ra lòng đường sẽ được hạn chế rất nhiều.
2.5.3. Mô hình an toàn giao thông, hạn chế bia rượu trong các cuộc vui gia đình, dòng họ:
Muốn giảm tận gốc tai nạn giao thông do bia rượu thì phải bỏ, hay giảm số rượu bia được uống trong các cuộc vui. Muốn vậy phải có một tiếng nói đủ mạnh để các thành viên trong họ tộc nghe theo. Không ai khác, người trưởng họ và các bậc cao niên trong dòng họ phải đứng ra làm việc này. Một mặt, chính quyền địa phương phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho những người đứng đầu các dòng họ ý thức hạn chế uống bia rượu trong các cuộc vui họ tộc, và khi đã uống thì không lái xe. Mặt khác, những người trưởng họ phải tự ý thức được trách nhiệm của người đứng đầu một dòng họ là phải đặt sự an toàn của các thành viên họ tộc lên hàng đầu.
Bản thân người viết cũng đã không ít lần chứng kiến hiệu quả trong tiếng nói của những người có vai vế trong dòng họ ở các dịp gặp mặt, lễ, Tết. Khi bắt đầu ăn uống, người chủ trì bữa ăn nhắc nhở con cháu của mình: “ai đã uống rượu thì không được lái xe, nếu không có ai đưa về thì đi xe ôm hoặc taxi, tính mạng là trên hết!”. Chỉ một câu nói nhưng có hiệu quả đến không ngờ, phép vua thua lệ làng là vậy.
2.6. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin chống ùn tắc:
Hiện nay, mới chỉ có một số ô tô có camera hành trình. Thử tưởng tượng nếu tất cả các loại xe có thiết bị này, và tất cả đều có thể quản lý thì tai nạn giao thông sẽ giảm đi đáng kể. Vài ngàn người chết vì TNGT sẽ giảm đi hàng năm. Đơn giản vì khi có camera hành trình, ta có thể xem lại cung đường, lịch trình mỗi khi có sự việc xảy ra, vì thế, các chủ phương tiện cần đi cẩn thận hơn để tránh gây tai nạn cho mình và người khác.
Quan trọng nhất, nếu có một ngân hàng thông tin về hành trình của các phương tiện, sẽ là công cụ đắc lực để lực lương chức năng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Người tham gia giao thông đóng góp thông tin về hành trình của mình vào hệ thống đó sẽ là tự bảo vệ cho chính mình và cho cả người khác.
Vấn đề chính ở đây là kinh phí để thực hiện ý tưởng này rất lớn, vì thế rất cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Cần có sự vào cuộc của các doanh nghiệp vận tải và cả những người dân tin tưởng vào tương lai đất nước, có mong muốn hạn chế tình trạng tai nạn và ùn tắc giao thông. có thể chia ra các lộ trình để thực hiện ý tưởng dài hơi này. Ban đầu sẽ phủ sóng camera cho toàn bộ ô tô, sau đó sẽ là xe máy.
Hiện nay giá cả của một chiếc camera hành trình không còn đắt như chục năm trước nên hoàn toàn có thể thực hiện được ý tưởng này trong tương lai, trong vòng 5-10 năm tới, khi công nghệ đã trở nên phổ biến hơn. Có thể có người sẽ cho rằng ý tưởng này khó thực hiện, nhưng hãy thử nghĩ về chiếc điện thoại thông minh phổ biến như thế nào hiện nay khi 5 năm trước nó chỉ giành cho người khá giả.
3. Tính khả thi, khả năng áp dụng và nhân rộng của ý tưởng:
Các giải pháp, đề xuất trên đều có thể thực hiện ngay mà không tốn kém quá nhiều chi phí. Khả năng áp dụng và hiệu quả sẽ rất cao trên địa phương, và có thể áp dụng đến tận cơ sở.
Do đây đều là các biện pháp đánh vào ý thức con người nên khả năng nhân rộng cũng như lan tỏa của các đề xuất này là rất cao, thậm chí nếu địa phương làm tốt thì có thể lan tỏa, nhân rộng ra cả nước.
4. Dự kiến hiệu quả (về khoa học, kinh tế và hiệu quả xã hội) của ý tưởng khi triển khai:
Các ý tưởng này đều lấy từ thực tiễn đời sống, tác giả qua quan sát, nghiên cứu trên 10000 người tham gia giao thông và các chủ thể trong đời sống, lại dành nhiều thời gian quan sát, khảo sát tại tỉnh Bắc Giang, do đó hiệu quả xã hội của các ý tưởng là rất cao.
Bên cạnh đó, các ý tưởng này không cần tốn nhiều kinh phí triển khai, thậm chí một số đề xuất có thể làm ngay mà không tốn một đồng chi phí nào, vì chủ yếu làm qua tuyên truyền, giao dục người dân.
-Giải pháp cho mua bán hàng rong.
-Tăng cường tuyên truyền về an toàn giao thông theo các cách độc đáo
-Tuyên truyền về ý thức giao thông qua mạng xã hội
-Giáo dục trẻ có ý thức giao thông
-Xây dựng các mô hình an toàn giao thông trong dân cư
-Xây dựng mô hình đám cưới theo nếp sống mới
-Mô hình tiếp theo là thành lập các tổ tự quản chống ùn tắc giao thông của chính người dân trên địa bàn
-Mô hình an toàn giao thông, hạn chế bia rượu trong các cuộc vui gia đình, dòng họ
-Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin chống ùn tắc -Giáo dục ý thức tham gia giao thông từ mỗi gia đình.
-Tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông ở nơi cư trú, cơ quan, trường học ,...
-Sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền.
-Thực hiện nghiêm các quy định, pháp luật của Nhà nước về giao thông.
Trong giưof thảo luận vai trò của pháp luật đối với công dân . Hùng cho rằng " Pháp luật toàn là những điều cấm đoán , có pháp luật sẽ không có tự do ."
Quan điểm của em về ý kiến trên ntn ?
-Quan điểm: + không đồng ý với ý kiến trên .
+Quan điểm của bản thân pháp luật đâu chỉ là những điều cấm đoán ,có pháp luật thì mới có tự do.
-Giải thích:
* Pháp luật đâu chỉ là những điều cấm đoán (hs cần làm rõ các ý)
+ Pháp luật là những quy tắc xử sự chung điều chỉnh hành vi con người ,các mối quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định ................
+ Pháp luật quy định: những việc được làm,những việc không được làm,những việc phải làm.
+ Mục đích nhà nước ban hành pháp luật chính là để quản lý xã hội ,bảo đảm quyền tự do ,dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân . ..
* Có pháp luật thì mới có tự do(hs cần làm rõ các ý )
+ Pháp luật là công cụ bảo vệ hữu hiệu quyền công dân ,quyền con nười,bảo vệ trật tự xã hội ,bảo vệ công lý……
+ Pháp luật có nhiệm vụ bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng XHCN,bảo vệ hệ thống chính trị XHCN Việt Nam .Bảo vệ quyền độc lập dân tộc,tự do cho nhân dân ,bảo vệ tài sản,tính mạng,danh dự lợi ích của nhân dân….
+ Ở nước ta các quyền cơ bản của con người về chính trị ,dận sự,kinh tế, văn hóa… được nhà nước tôn trọng,được nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.
Do hoàn cảnh khó khăn, chị H được địa phương cấp vốn để sản xuất, chăn nuôi. Nhưng vì lợi ích trước mắt, chị H dùng tiền cho vay lấy lãi và cuối cùng bị lừa hết cả vốn lẫn lãi.
a, Nhận xét về hành vi của chị H
b, Cơ quan nào giúp chị H đòi lại số tiền đó
Em hãy nêu 4 hành vi dễ dẫn đến tai nạn, vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em.
Nếu không may gặp phải đám cháy, em sẽ xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh.
Giúp mình với mai kiểm tra rồi
4 hành vi:-chẳng may làm cho tàn đóm đỏ của thuốc lá làm nổ pháo
-cho trẻ em chơi bom mìn
-cho trẻ em chơi với lửa
-chẳng may quên tắt bếp
chẳng may gặp đám cháy em dùng 1 khăn tắm nước bịt chặt vào mũi nhanh chóng tìm lo thoát thân,men theo bức tường mà tìm đường ra
So sánh hiến pháp và luật pháp gồm cơ sở hình thành, hình thức thể hiện,biện pháp bảo đảm thực hiện(kẻ bảng)
Em hãy nêu vai trò của giao thông đường thủy đối với đời sống của con người và hãy nêu tóm tắt về bộ luật giao thông đường thủy của nước ta Các bạn làm ơn giúp mình với!
xuất khẩu hàng hóa, nhập hàng hóa cho người tiêu dùng,.. mk ko biết làm