tại sao thơi hậu Lê người làm nghề ca hát lại ko dc đi học
Vì người làm nghề ca hát đó nếu được đi học thì họ sẽ đi học và sẽ truyền dòng nhạc của mình vào lớp học, thầy giáo như thế làm "ô uế" trường học, gây "dâm tục", không văn hóa (vì triều đình từ khi áp dụng nhạc cung đình của Lương Đăng vào thì vua bảo bỏ dòng nhạc này đi vì cho rằng khi nghe dòng nhạc này, người ta sẽ bị mê muội đi, có hành động không đúng đắn với chính quyền, nhân dân) gây tổn hại đến văn hóa Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo (thời Lê thánh tông).
Theo quan điểm Nho giáo, những người làm nghề hát xướng bị coi là dạng lười biếng chỉ rong chơi ca hát, đánh khinh không được xếp vào loại công dân hữu ích, bị xem là “xướng ca vô loài”. Đây là những thiệt thòi rất lớn đối với những người xuất thân từ con nhà hát xướng cũng là tổn thất cho nền kinh trị đường thời.
Bảng so sánh nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần:
| Nhà nước thời Lý - Trần | Nhà nước thời Lê sơ |
Thành phần quan lại | Chủ yếu là quý tộc, vương hầu | Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần. |
Tổ chức bộ máy chính quyền | - Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) nhưng chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ. - Là nhà nước quân chủ quý tộc. | - Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chỉ huy quân đội. - Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn. - Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu. |
Biết đc tôn giáo giữ vị trí độc tôn thời Lê Sơ
- Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy tàn dần.
- Đến thời Lê Sơ, Nho giáo được chính thức nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến và vị trí đó được duy trì đến cuối thế kỉ XIX.
- Số người theo đạo Phật, Đạo giáo giảm bớt .
- Nhà nước phong kiến ban hành nhiều điều lệnh nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội của Nho giáo trong nhân dân.
- Sự phát triển của giáo dục cũng góp phần củng cố vị trí của Nho giáo
Tình hình nho giáo đạo giáo Phật giáo ở thế kỉ XVI-XVII
- Nho giáo từng bước suy thoái, tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước mặc dù chính quyền Lê- Trịnh, Nguyễn tìm mọi cách củng cố
- Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phục hồi lại vị trí của mình nhưng không được như thời Lý, Trần.
+ Chùa quán được xây dựng thêm
+ Nhiều vị chúa quan tâm xây dựng, sửa sang các ngôi chùa lớn
+ Nhân dân, quan chức cũng đóng góp tiền của, ruộng đất, sửa sang chùa chiền , đúc đồng, tô tượng
Ý nghĩa :
chủ trương : ngụ binh ư nông
quyết tâm củng cố quân đội , kiên quết bảo vệ chủ quyền , biên giới bảo vệ tổ quốc
đề cao trách nhiệm bảo vệ tổ quốc đối vs moij người dân ,trừng trịch thích đáng vs những kẻ bán nc
* Tổ chức quân đội thời Lê sơ:
- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"
- Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.
- Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.
- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.
- Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.
* Nhận xét:
- Thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi tấc đất của Tổ quốc mất đi phải đòi lại cho bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ.
- Đây cũng là lời răn đe, bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.
Nền giáo dục thịnh đạt, phát triển toàn diện:
+ Trường học được mở ở nhiều nơi (trung ương, địa phương).
+ Quan lại chủ yếu là người có học thức, đỗ đạt, được đào tạo bài bản.
- Nền giáo dục và khoa cử trọng Nho, Khổng giáo.
+ Nho học được độc tôn.
+ Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế.
- Khoa cử quy củ chặt chẽ:
+ Các kỳ thi có thời gian định kỳ đều đặn.
+ Quy chế thi chặt chẽ, ngày càng hoàn thiện
Để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, những học sinh như em những người còn ngồi trên ghế nhà trường, ngày càng phấn đấu hơn nữa học tập, đạt kết quả cao,không phụ lòng mong mỏi của thầy cô giáo, bố mẹ. Hơn nữa, còn phải phát triển toàn diện, tham gia các hoạt động tập thể tích cực, nâng cao kỹ năng mềm, hoàn thiện bản thân.