Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đinh Văn Đức
Xem chi tiết
Hoàng Tú Anh
12 tháng 1 2017 lúc 10:42

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.



Trần Nguyễn Bảo Quyên
12 tháng 1 2017 lúc 10:44

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
12 tháng 1 2017 lúc 10:45
Hợp lòng dân là đuổi giặc minh

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không những chấm dứt hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh đối với dân tộc Việt mà còn mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng về kinh tế, văn hóa và quân sự dưới triều đại Lê Sơ.

Lam Sơn là tên gọi một vùng đất, nơi bắt đầu cuộc khởi nghĩa vang dội của Lê Lợi vào đầu thế kỷ XV. Khởi nghĩa Lam Sơn chính thức diễn ra vào năm 1416 tại Lũng Nhai khi Lê Lợi lập hội thề cùng mười tám người bạn quyết chí đánh đuổi giặc Minh giành lại quyền bình yên cho đất nước. Mười tám người bạn đó không chỉ chung sức, chung lòng mà còn là những vị tướng tài vang danh mãi về sau như Nguyễn Trãi, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Xí..

Sau hội thề Lũng Nhai, công việc chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành trong hai năm. Đến ngày 7-2-1418 vào ngay dịp Tết cổ truyền, tại Lam Sơn, Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa quân làm lễ tế cờ khởi nghĩa, mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống quân Minh. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch khắp nơi chiêu mộ hiền tài, kêu gọi nhân dân nổi dậy đánh giặc cứu nước. Thời gian đầu do lực lượng còn yếu, quân số chỉ khoảng vài ngàn người, lương thực thiếu thốn nên nghĩa quân chỉ đánh thắng được những trận nhỏ, phải chạy lên núi Chí Linh khi bị quân Minh đánh bại vào những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Trong lần bị quân Minh vây vào tháng 4 năm 1419, Lê Lai - người em họ của Lê Lợi đã tình nguyện mặc ngự bào, giả làm Lê Lợi cưỡi voi xông trận. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát còn Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết.

Trong mười năm kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn không chỉ bị quân Minh vây đánh mà còn phải đối phó với các tù trưởng miền núi bị quân Minh xúi giục, và nhiều lần nghĩa quân phải trốn vào rừng núi củng cố lực lượng, phải đào củ chuối và giết ngựa để ăn, khó khăn gian khổ xảy ra vô vàng, có lúc phải lùi vào phía Nam hay tiến ra phía Bắc nhưng tất cả đều có chung ý chí đánh bật giặc Minh ra khỏi đất Việt. Trong cuộc kháng chiến đó có khá nhiều trận đánh mang ý nghĩa lớn như: trận vây thành Nghệ An, Lê Lợi làm chủ toàn bộ Thanh Hóa trở vào Nam; trận Ải Chi Lăng (Lạng Sơn) chém đầu tướng Liễu Thăng, giải phóng được thành Đông Quan (Hà Nội). Vào ngày 16 tháng 12 năm 1427, tại phía nam thành Đông Quan đã diễn ra một định ước đình chỉ chiến sự giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân nhà Minh buộc quân nhà Minh phải rút quân hết về nước. Đến ngày 3-1-1428, nghĩa quân thắng lợi hoàn toàn.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không những chấm dứt hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh đối với dân tộc Việt mà còn mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng về kinh tế, văn hóa và quân sự dưới triều đại Lê Sơ mà Phan Bội Châu đã tôn vinh Lê Lợi là "vị tổ trung hưng thứ hai" của dân tộc Việt Nam.
Tiến Hoàng
Xem chi tiết
Cao Hoàng Minh Nguyệt
3 tháng 5 2016 lúc 15:28

Rõ hơn một chút được không???? Hỏi thế chả ai hỉu!!!!!!!

Lương Ngọc Anh
3 tháng 5 2016 lúc 15:39

Vì Lam Sơn là vùng đồi đất thấp xen kẽ những dải rừng thưa và thung lũng nằm ở tả ngạn sông Chu nơi có các dân tộc sinh sống và có địa thế hiểm trở 

Huy đoàn
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
6 tháng 5 2016 lúc 14:39

* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
 

Huỳnh Châu Giang
6 tháng 5 2016 lúc 15:17

Chúc đâu phải Trúc

Như Nguyễn
11 tháng 5 2016 lúc 10:08

Nguyên nhân: Lê Chiêu Thống thế cùng lực kiệt, sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh là Càn Long muốn nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam
 

Đỗ Đức Huy
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
19 tháng 5 2016 lúc 14:18

- Vì Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liên giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở. Đây cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái nên Lê Lợi đã chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

Chúc bạn học tốthaha

Lê Thị Thùy Dung
10 tháng 1 2017 lúc 22:24

vì Lê Lợi được sinh ra và lớn lên ở Lam sơn nên hiểu rất rõ về địa hình nơi đây nên đã chon Lam Sơn làm căn cứ cuộc khởi nghĩa.

THU PHƯƠNG
23 tháng 1 2017 lúc 17:41

Vì Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu , nối giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở . Đâu cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt , Mường , Thái nên Lê Lợi đã chọn Lam Sơn là căn cứ của cuộc khởi nghĩa

Ngô Võ Kim Cương
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 14:33

Hiện nay tồn tại hai quan điểm về địa điểm diễn ra Hội thề Lũng Nhai: một cho rằng hội thề Lũng Nhai diễn ra tại làng Lũng Mi (tên gọi khác là làng Mé), thuộc xã Ngọc Phụng, huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa). Ý kiến thứ hai cho rằng diễn ra tại xã Phúc Thịnh hoặc xã Kiên Thọ, huyện miền núi Ngọc LặcThanh Hóa

Mục đích: Hội thề Lũng Nhai năm 1416 không được chép trong những cuốn sách sử như Đại việt sử ký toàn thư, Lam sơn thực lục, hội thề chỉ được nhắc trong sách Đại Việt thông sử của sử gia Lê Quí Đôn, ở phần Nhân vật chí.

Phạm Thái Dương
19 tháng 5 2016 lúc 16:22

- Hội thề Lũng Nhai được tổ chức ở Lũng Nhai (Thanh Hóa)

- Mục đích : Thề sống chết cùng nhau, chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước, chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập đất nước.

Nguyễn Công Huân
Xem chi tiết
Thân Thị Phương Trang
19 tháng 5 2016 lúc 14:28

 Ông là Lê Lai.  Ông là một viên tướng nổi tiếng của khởi nghĩa Lam Sơn, có công lao giúp đỡ Lê Thái Tổ gây dựng sự nghiệp. Câu chuyện ông hy sinh thân mình cứu Lê Thái Tổ thoát khỏi vòng vây của quân Minh được đời sau truyền tụng, gọi là Lê lai cứu chúa.  Bởi vì  mất vua là mất nước nên Lê Lai cải trang thành Lê Lợi, dẫn 500 quân cảm tử và 2 voi chiến xông ra đánh địch, tự xưng là chúa Lam Sơn. Quân Minh tưởng thật, hùng hổ xông đến. Lê Lai đã dũng cảm chiến đấu nhưng quân ít, thế cô, cuối cùng toàn quân bị diệt, bản thân bị quân Minh bắt giải về, sau đó bị xử tử bằng cực hình. Tưởng rằng đã giết được Lê Lợi, đánh tan quân khởi nghĩa, tướng Minh hí hửng thu quân, triệt thoái khỏi Chí Linh. Lê Lợi và các nghĩa binh còn lại nhờ đó mới thoát hiểm và tính kế mưu sự trở lại.

Phạm Thái Dương
19 tháng 5 2016 lúc 16:19

Ông là Lê Lai 

- Lê Lai là người dân tộc Mường, quê ở Dựng Tú ( Ngọc Lặc - Thanh Hóa). Gia đình ông có 5 người tham gia nghĩa quân Lam Sơn thì 4 người hy sinh trong chiến đấu. Lê Lai tính tình cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả. Ông đã từng tham gia hội thể ở Lũng Nhai

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặn căn cứ Chí Linh, quyết bắt sống Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy 1 toán quân liều chết phá vòng vây giặc. lê Lai cùng toán quân đó đã anh dũng hy sinh. Quân Minh tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

Phạm Đức Trọng
Xem chi tiết
Thân Thị Phương Trang
19 tháng 5 2016 lúc 14:29

 Hành ddoognj hi sinh của Lê Lai đã giúp nghĩa quân Lam Sơn bảo toàn được lực lượng để có thể hoạt động trở lại và giành những thắng lợi vẻ vang sau này. Vì đại nghĩa quên mình, cái chết của ông là cái chết vinh quang, tên tuổi của ông đời đời không phai trong kí ức bất diệt của nhân dân. 

Phạm Thái Dương
19 tháng 5 2016 lúc 16:16

Hành động này nói lên niềm tin, lòng trung thành, tin thần hy sinh vì sự nghiệp chung của đất nước, của các tướng lĩnh nghĩa quân. Với sự hy sinh của Lê Lai, nghĩa quân Lam Sơn không chỉ bảo toàn được lực lượng chỉ đạo nòng cốt mà còn giữ vững được tinh thần bất khuất, chiến đấu kiên cường, buộc kẻ thù phải chấp nhận giảng hòa.

Trần Thụy Nhật Trúc
Xem chi tiết
Phạm Thái Dương
19 tháng 5 2016 lúc 16:14

Nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423 chiến đấu trong một hoàn cảnh cực kì khó khăn. Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng của ta còn yếu, nghĩa quân đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan, có những lúc thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét, có những lúc bị bao vây, Lê Lai phải liều mình cứu chúa....Ba lần nghĩa quân phải rút lui lên núi Chí Linh để bảo toàn lực lượng. Nhưng nghĩa quân với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, chịu đựng gian khổ, hy sinh không hề nao núng. Họ tin tưởng vào bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi, tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 14:29

Nhận xét về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân từ 1418 đến 1423: Dũng cảm, bất khuất, hi sinh, vượt gian khổ

Dương Thu Hà
1 tháng 1 2018 lúc 10:21

Nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423 chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn. Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng của ta còn yếu nghĩa quân đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan, có những lúc thiếu lương thực trầm trọng, bị bao vây, Lê Lai phải liều mình cứu chúa…Nhưng nghĩa quân với tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, chiuh đựng gian khổ, hi sinh không hề nao núng. Họ tin tưởng vào bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi, họ tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

Ngô Thanh Hoài
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 14:34

vì  Nghệ An là vùng đất rộng, người đông địa hình hiểm trở xa trung tâm của địch

Phạm Thái Dương
19 tháng 5 2016 lúc 15:57

Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời rừng núi Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng người đông và cũng rất hiểm yếu để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.

tran le nhu hoa
16 tháng 1 2018 lúc 20:20

co moi day minh hom qua nha

nguyen chich dua ra ke hoach chuyen dia bang hoat dong ve nghe an noi dat rong nguoi dong dia the hiem yeu va ke hoach nay duoc le loi chap nhan nghia quan theo duong nui vao nghe an