Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lan Anh
26 tháng 2 2020 lúc 13:47

Mục tiêu hợp tác:

-Giai đoạn 1(giai đoạn mới thành lập): Trong 25 năm đầu, mục tiêu chính là hợp tác về quân sự;

-Giai đoạn 2: từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, mục tiêu hợp tác là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực để xây dựng một cộng đồng hòa hợp cùng nhau phát triển kinh tế;

-Giai đoạn 3 (hiện nay): Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình,ổn định cùng phát triển.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Minh Khá
Xem chi tiết
qwerty
7 tháng 3 2017 lúc 8:10

- Thời cơ:
+ Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ;
+ Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến;
+ Về an ninh - chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảm bảo ổn định chính trị của khu vực.
- Thách thức:
+ Chênh lệch về mức sống và tăng trưởng;
+ Khác biệt về chế độ chính trị;
+ Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;
+ Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn... + Nguy cơ mất bản sắc dân tộc

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
7 tháng 3 2017 lúc 11:37

Cơ hội:
ASEAN là cửa ngõ đầu tiên và then chốt cho tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam. Thông qua ASEAN chúng ta đã được mở rộng không gian hợp tác với các nước trên thế giới nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng. Được giao lưu hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục... , tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại của các nước tiên tiến, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam ra thế giới.
Do nước ta nằm ở vị trí chiến lược, cộng với nguồn tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, tình hình chính trị ổn định đã giúp ta thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của các nước bạn và trên trên thế giới. Qua đó các nhà đầu tư đã tạo được nhiều việc làm cho người dân, đồng thời nâng cao mức sống của người dân Việt Nam.
Sự thiết lập Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) sẽ làm tăng nhanh mức độ tin cậy và ý thức cộng đồng trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác chính trị - an ninh nội khối lên tầm cao mới.

Thách thức:
1. Nguy cơ tụt hậu
Sự tồn tại một hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật của nền sản xuất xã hội còn nhiều lạc hậu, bao gồm cả những vấn đề còn rất nan giải như hệ thống máy móc, thiết bị chủ yếu là ở các thế hệ cũ, hệ thống giao thông - dịch vụ tài chính, ngân hàng... cùng với quá trình đô thị hoá tuy đã khá hơn nhiều so với trước song vẫn còn khấp khểnh chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển bền vững ở nước ta.
2. Năng lực cạnh tranh còn thấp, chậm được cải thiện.
Do các nước trong khu vực ASEAN có nền văn hóa tương đồng nhau nên có nhiều sản phẩm giống nhau. Năng lực quản lý doanh nghiệp còn yếu. Nhiều doanh nghiệp nhà nước tồn tại được là nhờ có sự bảo hộ, trợ cấp của Nhà nước. Tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ còn lớn. Xét về tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá như giá cả, chất lượng, mạng lưới tổ chức tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam cũng còn thua kém hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
3.Trình độ lao động còn thấp và hiện tượng “chảy máu chất xám”
Nước ta có rất nhiều nhân tài nhưng chúng ta chưa có chính sách đào tạo, thu hút nhân tài cụ thể nên đã xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”, những người có trình độ đã bị các công ty nước ngoài thu hút về làm việc còn các công ty của ta vẫn chưa thuyết phục được họ.
4.Nguy cơ phá hoại Xã hội Chủ nghĩa và phai nhạt bản sắc dân tộc
Khi mở của hội nhập thì nền văn hóa phương Tây xâm nhập vào Việt Nam càng nhiều, ảnh hưởng vào nước ta dưới nhiều dạng hình thức khác nhau, các loại hình văn hoá phẩm đồi truỵ lôi kéo, dụ dỗ người dân vào con đường lệch lạc trong cách sống, dẫn đến dễ bị tha hoá, biến chất thành những con người ích kỷ, thực dụng nên gây ra nhiều tệ nạn xã hội hòng chống phá chế độ Xã hội chủ nghĩa, đường lối đúng đắn của Đảng, của Nhà nước ta.
5. Tình trạng môi trường thiên nhiên ngày càng xấu hơn, hiên tai, dịch bệnh do đó càng gia tăng mạnh, chủ nghĩa khủng bố vẫn đang là hiểm hoạ lớn nhất của thế giới không riêng gì Việt Nam... Những vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp giải quyết triệt để, nếu không thì nguy cơ Việt Nam sẽ trở thành bãi rác của thế giới.

Bình luận (1)
Bình Trần Thị
7 tháng 3 2017 lúc 15:38
Thời cơ và thách thức của Việt Nam * Cơ hội: - Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực - Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. - Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế. - Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực. - Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực. * Thách thức: - Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực. - Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
Bình luận (0)
Helen Ngân
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 2 2018 lúc 22:18

- Nhận xét:
+ GDP/người giữa các nước ASEAN không đều.
+ Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (20740USD), tiếp theo là Bru- nây (12300USD), Ma-lai-xi-a (3680USD), Thái Lan (1870USD).
+ Các nước có GDP/người thấp dưới 1000USD là Phi-líp-pin (930USD), In-đô- nê-xi-a (680USD), Việt Nam (415ƯSD), Lào (317USD), Cam-pu-chia (280USD).
+ GDP/người của Xin-ga-po gấp 74 lần GDP/ngƯời của Cam-pu-chia, gấp 65,4 lần GDP/người của Lào, gấp gần 50 lần GDP/người của Việt Nam...

Bình luận (1)
Thanh Nguyễn
Xem chi tiết
Dương Hạ Chi
19 tháng 2 2018 lúc 20:00

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967.

Mục đích: phát triển kinh tế, văn hóa, duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Các nước thành viên:

Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967): Cộng hoà Indonesia Liên bang Malaysia Cộng hoà Philippines Cộng hòa Singapore Vương quốc Thái Lan Các quốc gia gia nhập sau: Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984) Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997) Liên bang Myanmar (ngày 23 tháng 7 năm 1997) Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999) Hai quan sát viên và ứng cử viên: Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN. Cộng hoà dân chủ Đông Timor: ứng cử viên của ASEAN.

Bình luận (0)
Dương Sảng
20 tháng 2 2018 lúc 9:41

Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập năm nào?

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là 1 liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967.

Đến nay có bao nhiêu nước thành viên?

Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia thành viên được liệt kê theo ngày gia nhập:

Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967): Cộng hoà Indonesia Liên bang Malaysia Cộng hoà Philippines Cộng hòa Singapore Vương quốc Thái Lan Các quốc gia gia nhập sau: Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984) Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997) Liên bang Myanmar (ngày 23 tháng 7 năm 1997) Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999) Hai quan sát viên và ứng cử viên: Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN. Cộng hoà dân chủ Đông Timor: ứng cử viên của ASEAN.

Mục tiêu là gì?

“Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;”

i. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;

ii. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính;

iii. Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính;

iv. Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân;

v. Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á;

vi. Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.

Bình luận (0)
long bi
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
24 tháng 1 2019 lúc 10:43

Bảng như thế nào vậy em? Hoàn thiện lại câu hỏi nhé!

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 2 2018 lúc 21:31

Bốn đặc điểm đồng thời là yếu tố cấu thành của AEC:
- Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề.
- Một Khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử.
- Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.
- Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO).

Bình luận (0)
Tôn Thị Tuyết Mai
Xem chi tiết
Bùi Bảo
Xem chi tiết
Thao Nguyen
Xem chi tiết
nguyen thi vang
19 tháng 1 2018 lúc 8:04

Thiên nhiên và con người ở các châu lục

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Xuân Diệu
19 tháng 1 2018 lúc 21:54

Thành tựu nổi bật và quan trọng nhất của ASEAN là đã hình thành một ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, đưa đến những thay đổi căn bản về chất của Hiệp hội, cũng như tình hình khu vực.
Thứ hai là: ASEAN ngày càng mở rộng hợp tác nội khối ra nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo khuôn khổ và nền tảng vững chắc cho việc gia tăng liên kết khu vực, hỗ trợ tích cực cho các nước thành viên trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ ba là: Vai trò và uy tín của ASEAN trên trường quốc tế cũng được nâng cao. ASEAN đã trở thành một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á và Châu Á-TBD, là động lực thúc đẩy hợp tác và các mối liên kết khu vực ở Châu Á-TBD, là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước và các trung tâm lớn trên thế giới.
Thứ tư là: ASEAN đã giữ vững được những nguyên tắc cơ bản, đồng thời biết vận dụng linh hoạt “Phương cách ASEAN” hết sức độc đáo. ASEAN đã đoàn kết, hợp tác vượt qua những thăng trầm của lịch sử, những thách thức của thời đại.

Trên lĩnh vực kinh tế, ASEAN đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Thương mại hàng hoá nội khối hiện nay đã đạt hơn 320 tỷ đô la mỗi năm.

Nỗ lực của ASEAN trong tự do hoá thương mại có thể được tính từ khi thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA) năm 1992. Từ đó đến nay, thuế quan trong khu vực đã được cắt giảm một cách đáng kể. ASEAN cũng đang từng bước giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại.

Bên cạnh đó, ASEAN cũng đã có những tiến triển tích cực trong tự do hoá thương mại dịch vụ, mở cửa thu hút đầu tư, hợp lý hoá thủ tục hải quan, hài hoà các tiêu chuẩn và giảm khoảng cách phát triển.

Để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, 12 ngành ưu tiên được xác định là nông sản, thuỷ sản, đồ gỗ, dệt may, cao su, ô tô, điện tử, du lịch, hàng không, chăm sóc sức khoẻ, e-ASEAN và logistics. 9 trong số 12 ngành trên chiếm tới trên 50% tổng thương mại hàng hoá.

Trên lĩnh vực phi kinh tế, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cùng với các tổ chức về Quốc phòng, Luật và Tội phạm xuyên quốc gia thuộc ASEAN đã tăng cường đối thoại giữa các chính phủ/tổ chức liên quan, thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về những thách thức ảnh hưởng đến ASEAN (và các đối tác của ASEAN), đồng thời tăng cường năng lực của các tổ chức liên quan trong việc giải quyết các vấn đề trên thông qua việc chia sẻ thông tin. Trong khuôn khổ ARF, một số sáng kiến hữu ích đã được khởi động để chia sẻ kinh nghiệm và các thông lệ tốt nhất trong các lĩnh vực như không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chống khủng bố, công nghệ phòng thủ và an ninh hàng hải.

ASEAN cũng giải quyết các vấn đề liên quan đến các thảm hoạ tự nhiên (như động đất và sóng thần), sự lan truyền các dịch bệnh (như SARS, cúm gia cầm và HIV và AIDS) theo một cách thức hiệu quả hơn thông qua việc hợp tác tốt hơn và cơ chế sẵn sàng đối phó với tình trạng khẩn cấp.

Công dân ASEAN đang cố gắng hiểu nhau tốt hơn thông qua một loạt các sáng kiến về văn hoá xã hội. Ví dụ Trại hè Thanh niên ASEAN và Diễn đàn Văn hoá Thanh niên ASEAN tạo cơ hội tìm hiểu văn hoá lẫn nhau giữa thanh niên ASEAN để giúp họ phát triển sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về sự đa dạng văn hoá cũng như hiểu biết rõ hơn về cộng đồng ASEAN. Một thí dụ minh hoạ khác là trong lĩnh vực giáo dục. Các sinh viên và giảng viên của các trường đại học ASEAN đang tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm thông qua các chương trình như các khoá nghiên cứu ASEAN, trao đổi nghiên cứu và biệt phái viện sỹ. Các Bộ trưởng giáo dục ASEAN cũng đang hợp tác về đào tạo giáo viên và phát triển chương trình giảng dạy, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm về phát triển cộng đồng đa sắc tộc, đa văn hoá.

Để củng cố và tăng cường việc xây dựng cộng đồng ASEAN, tháng 12 năm 2005, các nhà Lãnh đạo ASEAN quyết định thiết lập Hiến chương ASEAN. Công việc dự thảo đã đạt được khoảng 70% về phạm vi và mức độ dự kiến. Mục tiêu là để các nhà Lãnh đạo ASEAN ban hành một bản dự thảo vào Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Singapore vào tháng 11 năm 2007.

Bình luận (0)
Thao Nguyen
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 1 2018 lúc 20:07

Thành tựu nổi bật và quan trọng nhất của ASEAN là đã hình thành một ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, đưa đến những thay đổi căn bản về chất của Hiệp hội, cũng như tình hình khu vực.
Thứ hai là: ASEAN ngày càng mở rộng hợp tác nội khối ra nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo khuôn khổ và nền tảng vững chắc cho việc gia tăng liên kết khu vực, hỗ trợ tích cực cho các nước thành viên trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ ba là: Vai trò và uy tín của ASEAN trên trường quốc tế cũng được nâng cao. ASEAN đã trở thành một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á và Châu Á-TBD, là động lực thúc đẩy hợp tác và các mối liên kết khu vực ở Châu Á-TBD, là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước và các trung tâm lớn trên thế giới.
Thứ tư là: ASEAN đã giữ vững được những nguyên tắc cơ bản, đồng thời biết vận dụng linh hoạt “Phương cách ASEAN” hết sức độc đáo. ASEAN đã đoàn kết, hợp tác vượt qua những thăng trầm của lịch sử, những thách thức của thời đại.

Trên lĩnh vực kinh tế, ASEAN đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Thương mại hàng hoá nội khối hiện nay đã đạt hơn 320 tỷ đô la mỗi năm.

Nỗ lực của ASEAN trong tự do hoá thương mại có thể được tính từ khi thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA) năm 1992. Từ đó đến nay, thuế quan trong khu vực đã được cắt giảm một cách đáng kể. ASEAN cũng đang từng bước giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại.

Bên cạnh đó, ASEAN cũng đã có những tiến triển tích cực trong tự do hoá thương mại dịch vụ, mở cửa thu hút đầu tư, hợp lý hoá thủ tục hải quan, hài hoà các tiêu chuẩn và giảm khoảng cách phát triển.

Để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, 12 ngành ưu tiên được xác định là nông sản, thuỷ sản, đồ gỗ, dệt may, cao su, ô tô, điện tử, du lịch, hàng không, chăm sóc sức khoẻ, e-ASEAN và logistics. 9 trong số 12 ngành trên chiếm tới trên 50% tổng thương mại hàng hoá.

Trên lĩnh vực phi kinh tế, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cùng với các tổ chức về Quốc phòng, Luật và Tội phạm xuyên quốc gia thuộc ASEAN đã tăng cường đối thoại giữa các chính phủ/tổ chức liên quan, thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về những thách thức ảnh hưởng đến ASEAN (và các đối tác của ASEAN), đồng thời tăng cường năng lực của các tổ chức liên quan trong việc giải quyết các vấn đề trên thông qua việc chia sẻ thông tin. Trong khuôn khổ ARF, một số sáng kiến hữu ích đã được khởi động để chia sẻ kinh nghiệm và các thông lệ tốt nhất trong các lĩnh vực như không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chống khủng bố, công nghệ phòng thủ và an ninh hàng hải.

ASEAN cũng giải quyết các vấn đề liên quan đến các thảm hoạ tự nhiên (như động đất và sóng thần), sự lan truyền các dịch bệnh (như SARS, cúm gia cầm và HIV và AIDS) theo một cách thức hiệu quả hơn thông qua việc hợp tác tốt hơn và cơ chế sẵn sàng đối phó với tình trạng khẩn cấp.

Công dân ASEAN đang cố gắng hiểu nhau tốt hơn thông qua một loạt các sáng kiến về văn hoá xã hội. Ví dụ Trại hè Thanh niên ASEAN và Diễn đàn Văn hoá Thanh niên ASEAN tạo cơ hội tìm hiểu văn hoá lẫn nhau giữa thanh niên ASEAN để giúp họ phát triển sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về sự đa dạng văn hoá cũng như hiểu biết rõ hơn về cộng đồng ASEAN. Một thí dụ minh hoạ khác là trong lĩnh vực giáo dục. Các sinh viên và giảng viên của các trường đại học ASEAN đang tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm thông qua các chương trình như các khoá nghiên cứu ASEAN, trao đổi nghiên cứu và biệt phái viện sỹ. Các Bộ trưởng giáo dục ASEAN cũng đang hợp tác về đào tạo giáo viên và phát triển chương trình giảng dạy, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm về phát triển cộng đồng đa sắc tộc, đa văn hoá.

Để củng cố và tăng cường việc xây dựng cộng đồng ASEAN, tháng 12 năm 2005, các nhà Lãnh đạo ASEAN quyết định thiết lập Hiến chương ASEAN. Công việc dự thảo đã đạt được khoảng 70% về phạm vi và mức độ dự kiến. Mục tiêu là để các nhà Lãnh đạo ASEAN ban hành một bản dự thảo vào Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Singapore vào tháng 11 năm 2007.

Bình luận (0)