Dựa vào bảng 2, hãy nhận xét về GDP/người của các nước ASEAN năm 2013
Dựa vào bảng 2, hãy nhận xét về GDP/người của các nước ASEAN năm 2013
- Nhận xét:
+ GDP/người giữa các nước ASEAN không đều.
+ Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (20740USD), tiếp theo là Bru- nây (12300USD), Ma-lai-xi-a (3680USD), Thái Lan (1870USD).
+ Các nước có GDP/người thấp dưới 1000USD là Phi-líp-pin (930USD), In-đô- nê-xi-a (680USD), Việt Nam (415ƯSD), Lào (317USD), Cam-pu-chia (280USD).
+ GDP/người của Xin-ga-po gấp 74 lần GDP/ngƯời của Cam-pu-chia, gấp 65,4 lần GDP/người của Lào, gấp gần 50 lần GDP/người của Việt Nam...
các nước đông nam á có những thuận lợi và khó khăn gì về tự nhiên, kinh tế, xã hội trong quá trình hợp tyac phát triển kinh tế
nêu một số hình thức hợp tác trong ASEAN
Tìm hiểu những ND hợp tác của Cộng đồng kinh tế AEC - một trong 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN
Bốn đặc điểm đồng thời là yếu tố cấu thành của AEC:
- Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề.
- Một Khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử.
- Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.
- Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO).
Hoàn thành bảng kiến thức sau
Cơ hội, thách thức
Bảng như thế nào vậy em? Hoàn thiện lại câu hỏi nhé!
Trình bày đặc điểm của hiệp hội các nước Đông nam Á (giúp mk với)
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là 1 liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991 khi Thái Lan đề phát thành lập khu vực thương mại tự do thì khối mậu dịch ASEAN mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Tính đến năm 1999, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (trừ Đông Timor chưa kết nạp, hiện giữ vai trò 1 Quan sát viên).
ASEAN bao gồm diện tích đất 4,46 triệu km², là 3% tổng diện tích đất của Trái Đất, và có số dân khoảng 600 triệu người, 8,8% dân số thế giới. Vùng biển của ASEAN là ba lần lớn hơn so với đất. Trong năm 2010, kết hợp GDP danh nghĩa tại ASEAN đã phát triển thành 1,8 nghìn tỷ USD.[2] Nếu ASEAN là một thực thể duy nhất, quốc gia đó sẽ xếp hạng trong các nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Nga, Pháp, Canada, Tây Ban Nha, Brazil, Anh, và Ý. Dự kiến đến năm 2030 thực thể này sẽ đứng thứ 4 trên thế giới. Vào ngày 31/12/2015, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community- AEC).
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South-East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) được thành lập năm 1967, đó là thời điểm ba nước Đông Dương đang tiến hành cuộc chiến đấu giải phóng đất nước và có hướng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó một số nước trong khu vực thành lập Hiệp hội nhằm hạn chế ảnh hưởng của xu thế xây dựng xã hội chủ nghĩa trong khu vực. Vì vậy lúc đầu Hiệp hội có mục tiêu liên kết về quân sự nhiều hơn. Cuối thập niên 70, đầu 80 thế kỉ XX, xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu thế chính. Đến năm 1998 mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều” đã được khẳng định tại Hội nghị cấp cao tháng 12 năm 1998 ở Hà Nội. Đến cuối thập niên 80, đầu 90 thế kỉ XX, ASEAN đã đạt được những thành tựu đáng kể như tăng trưởng kinh tế khá cao (xem bảng 16.1 SGK); cơ cấu kinh tê thay đổi: công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ lớn trong GDP (xem bảng 16.2 SGK); cơ cấu xuât khẩu thay đổi, đã xuất khẩu được một số mặt hàng cao cấp như linh kiện điện tử, máy móc tinh vi... Hiện nay các nước đang tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực: trao đổi hàng hoá qua việc thực hiện khu vực thương mại tự do ASEAN (giảm thuế các mặt hàng, tự do buôn bán giữa các nước trong khu vực); lĩnh vực công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp (giúp đỡ về kĩ thuật, đào tạo nghề, bảo đảm an ninh lương thực); lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng (xây dựng tuyến đường sắt chạy qua các quốc gia: Xingapo, Malaixia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Côn Minh - Trung Quốc); kết nối mạng thông tin giữa các quốc gia trong khu vực và với quốc tế; hợp tác trong bảo tồn và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và các nước thành viên; hợp tác trong khai thác, cải tạo và quản lí sông Mê Công...
Tham khảo nha bạn!!!!
hiệp hội các nước đông nam á thành lập năm nào?đến nay có bao nhiêu nước thành viên?mục tiêu là gì?
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967.
Mục đích: phát triển kinh tế, văn hóa, duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Các nước thành viên:
Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967): Cộng hoà Indonesia Liên bang Malaysia Cộng hoà Philippines Cộng hòa Singapore Vương quốc Thái Lan Các quốc gia gia nhập sau: Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984) Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997) Liên bang Myanmar (ngày 23 tháng 7 năm 1997) Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999) Hai quan sát viên và ứng cử viên: Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN. Cộng hoà dân chủ Đông Timor: ứng cử viên của ASEAN.
Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập năm nào?
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là 1 liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967.
Đến nay có bao nhiêu nước thành viên?
Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia thành viên được liệt kê theo ngày gia nhập:
Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967): Cộng hoà Indonesia Liên bang Malaysia Cộng hoà Philippines Cộng hòa Singapore Vương quốc Thái Lan Các quốc gia gia nhập sau: Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984) Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997) Liên bang Myanmar (ngày 23 tháng 7 năm 1997) Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999) Hai quan sát viên và ứng cử viên: Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN. Cộng hoà dân chủ Đông Timor: ứng cử viên của ASEAN.Mục tiêu là gì?
“Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;”
i. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;
ii. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính;
iii. Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính;
iv. Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân;
v. Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á;
vi. Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.
Bằng kiến thức đã học hãy hoàn thành sơ đồ sau đây:
Mục tiêu hợp tác:- giai đoạn mới thành lập
- giai đoạn hiện nay
Mục tiêu hợp tác:
-Giai đoạn 1(giai đoạn mới thành lập): Trong 25 năm đầu, mục tiêu chính là hợp tác về quân sự;
-Giai đoạn 2: từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, mục tiêu hợp tác là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực để xây dựng một cộng đồng hòa hợp cùng nhau phát triển kinh tế;
-Giai đoạn 3 (hiện nay): Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình,ổn định cùng phát triển.
Nêu những biểu hiện cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa lịch sử của khu vực Đông Nam Á
- Dẫn chứng:
+ Tự nhiên: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác có địa hình khá đa dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng...); khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm; cảnh quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm.
+ Lịch sử: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai bị thực dân xâm chiếm. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành độc lập.
+ Văn hóa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước Đông Nam Á đều trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính...
Những bằng chứng về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội khu vực Đông Nam Á cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đóng Nam Á.
- Dẫn chứng:
+ Tự nhiên: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác có địa hình khá đa dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng...); khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm; cảnh quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm.
+ Lịch sử: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai bị thực dân xâm chiếm. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành độc lập.
+ Văn hóa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước Đông Nam Á đều trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính....
Giúp em với ạ em đang cần gấp...
su hop tac giua cac nuoc asean dem lai nhung hieu qua gi
- Đã chuyển hóa khu vực Đông Nam Á từ nghi kỵ, đối đầu và xung đột thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác thông qua nhiều sáng kiến về chính trị, an ninh cũng như kinh tế. ASEAN đã dần xây dựng được các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia, thống nhất được các mục tiêu chung, tạo dựng được lòng tin và thói quen hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, đảm bảo hòa bình và ổn định không chỉ trong khu vực mà còn góp phần tăng cường hòa bình và hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Thúc đẩy quan hệ với hầu hết các đối tác và khu vực quan trọng trên thế giới, đặc biệt đã xây dựng được quan hệ đối tác với tất cả các nước lớn và có quan hệ thường xuyên với hầu hết các khu vực quan trọng trên thế giới. Nhiều quan hệ đối tác đã được thể chế hóa thành các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác tăng cường, đối tác toàn diện. ASEAN cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập nhiều khuôn khổ quan hệ liên khu vực như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu (ASEM); Diễn đàn hợp tác châu Á - Mỹ La-tinh (FEALAC). Quan hệ đối tác này đã giúp ASEAN duy trì được quan hệ ổn định với bên ngoài, tranh thủ được các nguồn lực để phát triển, và nâng cao vị thế của tổ chức trên trường quốc tế.
- Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và giữa khu vực với các đối tác, điển hình là thông qua việc xây dựng Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và các chương trình hợp tác kinh tế khác như Chương trình hợp tác Công nghiệp (AICO), hay Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA). Không chỉ thúc đẩy liên kết nội khối, ASEAN đã xây dựng các liên kết kinh tế với nhiều đối tác. Hiện nay, ASEAN đã đạt thỏa thuận xây dựng khu vực mậu dịch tự do với 6 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ốt-xtrây-li-a, Niu Di-lân và gần đây nhất là Ấn Độ.
- Thúc đẩy và giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình Hợp tác Đông Á: ASEAN bắt đầu thúc đẩy tiến trình Hợp tác Đông Á từ năm 1997. Vào thời điểm đó, sự hợp tác này là nhằm giúp các nền kinh tế Đông Á đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Ngày nay, Hợp tác Đông Á đã mở rộng và phát triển ra nhiều lĩnh vực, nội dung hợp tác ngày một thực chất dựa trên cơ sở hai khuôn khổ chính là ASEAN + 3 và Hợp tác Đông Á, cùng do ASEAN đóng vai trò chủ đạo.
- Góp phần xây dựng giá trị và bản sắc chung của khu vực thông qua các hoạt động hợp tác ASEAN và ASEAN với các đối tác, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, qua đó đã từng bước tăng cường hiểu biết và tình đoàn kết giữa nhân dân các nước Đông Nam Á, giữa các nước trong khu vực với các nước ngoài khu vực, tăng cường và củng cố các giá trị và bản sắc chung của khu vực và tăng cường ý thức cộng đồng của các nước ASEAN.
- Đã chuyển hóa khu vực Đông Nam Á từ nghi kỵ, đối đầu và xung đột thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác thông qua nhiều sáng kiến về chính trị, an ninh cũng như kinh tế. ASEAN đã dần xây dựng được các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia, thống nhất được các mục tiêu chung, tạo dựng được lòng tin và thói quen hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, đảm bảo hòa bình và ổn định không chỉ trong khu vực mà còn góp phần tăng cường hòa bình và hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Thúc đẩy quan hệ với hầu hết các đối tác và khu vực quan trọng trên thế giới, đặc biệt đã xây dựng được quan hệ đối tác với tất cả các nước lớn và có quan hệ thường xuyên với hầu hết các khu vực quan trọng trên thế giới. Nhiều quan hệ đối tác đã được thể chế hóa thành các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác tăng cường, đối tác toàn diện. ASEAN cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập nhiều khuôn khổ quan hệ liên khu vực như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu (ASEM); Diễn đàn hợp tác châu Á - Mỹ La-tinh (FEALAC). Quan hệ đối tác này đã giúp ASEAN duy trì được quan hệ ổn định với bên ngoài, tranh thủ được các nguồn lực để phát triển, và nâng cao vị thế của tổ chức trên trường quốc tế.
- Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và giữa khu vực với các đối tác, điển hình là thông qua việc xây dựng Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và các chương trình hợp tác kinh tế khác như Chương trình hợp tác Công nghiệp (AICO), hay Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA). Không chỉ thúc đẩy liên kết nội khối, ASEAN đã xây dựng các liên kết kinh tế với nhiều đối tác. Hiện nay, ASEAN đã đạt thỏa thuận xây dựng khu vực mậu dịch tự do với 6 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ốt-xtrây-li-a, Niu Di-lân và gần đây nhất là Ấn Độ.
- Thúc đẩy và giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình Hợp tác Đông Á: ASEAN bắt đầu thúc đẩy tiến trình Hợp tác Đông Á từ năm 1997. Vào thời điểm đó, sự hợp tác này là nhằm giúp các nền kinh tế Đông Á đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Ngày nay, Hợp tác Đông Á đã mở rộng và phát triển ra nhiều lĩnh vực, nội dung hợp tác ngày một thực chất dựa trên cơ sở hai khuôn khổ chính là ASEAN + 3 và Hợp tác Đông Á, cùng do ASEAN đóng vai trò chủ đạo.
- Góp phần xây dựng giá trị và bản sắc chung của khu vực thông qua các hoạt động hợp tác ASEAN và ASEAN với các đối tác, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, qua đó đã từng bước tăng cường hiểu biết và tình đoàn kết giữa nhân dân các nước Đông Nam Á, giữa các nước trong khu vực với các nước ngoài khu vực, tăng cường và củng cố các giá trị và bản sắc chung của khu vực và tăng cường ý thức cộng đồng của các nước ASEAN.
Qua 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN. Năm 2004, GDP của ASEAN đạt là 799,9 tỉ USD, giá trị xuất khẩu đạt gần 552,5 tỉ USD, giá trị nhập khẩu gần 492 tỉ USD, cán cân xuất - nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa. Nhiều đô thị của các nước thành viên như Xin-ga-po (Xin-ga-po), Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), Băng Cốc (Thái Lan), Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)... đã dần dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến.
- Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. Điều này có ý nghĩa chính trị-xã hội hết sức quan trọng, bởi nó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực.