Tại sao phải giữ cố định 1 mặt tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng nghiêng ?
Tại sao phải giữ cố định 1 mặt tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng nghiêng ?
Hệ số ma sát có phụ thuộc vào góc nghiêng và quãng đường hay không ?
một ô tô có khối lượng m=7 tấn bắt đâu chuyển động trên đường thẳng nằm ngang, vân tốc tang từ 0 đến 60 km trong thời gian 4p và giữ nguyên vận tốc đó, lực ma sát có độ lớn Fms =500 N tác dụng vào ô tô không đổi trong suốt quá trình chuyển động.
a. tính lưc kéo của đông cơ để xe chuyển động đều
b.tính lực kéo của động cơ trong 4p trên ?
c.muốn xe dừng lại, tài xế tắt máy và hãm phanh sau khi đi được 200m thì dừng hẳn. tính lực hãm phanh và thời gian hãm phanh?
a, lực kéo để vật chuyển động thẳng đều là:
F=m.a=7000.(\(\dfrac{60-0}{4.60}\)) =1750 (N)
b,
Áp dụng định luật 2 newton có:
F+Fms+P+N=m.a (1)
chiếu (1) lên Ox: F-Fms=m.a
⇔ F-500=1750
⇔F=2250(N)
Vậy lực kéo động cơ trong 4p đầu là 2250N
tác dụng lực kéo lên vật theo phương song song với bề mặt tiếp xúc để vật chuyển từ trạng thái đứng yên sang trạng thái trượt. So sánh độ lớn của lực ma sát trượt với lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật vào thời điểm ngay trước khi vật thay đổi trạng thái chuyển động.
Lực ma sát trượt bằng lực ma sát nghỉ cực đại.
Ngay trước khi vật thay đổi trạng thái từ đứng yên sang chuyển động thì lực ma sát nghỉ đạt cực đại.
Do vậy lúc này lực ma sát nghỉ bằng lực ma sát trượt.
Lực ma sát trượt bằng lực ma sát nghỉ cực đại.
Ngay trước khi vật thay đổi trạng thái từ đứng yên sang chuyển động thì lực ma sát nghỉ đạt cực đại.
Do vậy lúc này lực ma sát nghỉ bằng lực ma sát trượt.
Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 160m, góc nghiêng của dốc là 30 độ. Hệ số ma sát là 0.2. Lấy g=9.8m/s^2. Tính vận tốc của vật ở chân dốc.
Vẽ hình và chọn trục Oxy, sao cho Ox trùng với chiều chuyển động, Oy thẳng đứng hướng lên
Ox: -Fms+P.sin30=ma
Oy: N=P.cos30
=> -P.cos30.\(\mu\)+P.sin30=ma
<=> -g.cos30.0,2+g.sin30=a
=> a= 3,2m/s^2
Lại có: v^2=2.a.l
<=> v^2=2.160.3,2
=> v=32m/s
Tính lực tối thiểu Fmin cần ép một khối thủy tinh có khối lượng 50g thể phương ngang để giữ cho nó nằm yên sát với bề mặt bức tường thẳng đứng. Biết hệ số mà sát nghỉ cực đại giữa thủy tinh và tường là 0. 2 . Lấy g= 9. 8m/s2
thủy tinh nằm yên trên tường
P=Fms\(\Leftrightarrow\)m.g=\(\mu.N\)\(\Rightarrow\)N=2,45N
lực ép ép khối thủy tinh vào tường áp lực N của khối thủy tinh lên tường bằng với lực F
F=N=2,45N
1 ô tô có khối lượng 2 tấn chạy trên đoạn đường có hệ số ma sát k=0,1 .Lấy g = 9,8m/s\(^2\).Tính lực kéo của động cơ khi
a)Ô tô chạy ndđ vs gia tốc 2m/s\(^2\) trên đường nằm ngang
b)Ô tô chạy lên dốc với vận tốc không đổi,mặt đường có góc nghiêng \(\alpha\)= 30\(^o\)
Khi công thức ra hộ mik vs tks ạ
Vẽ hình và chọn trục Oxy:
a.Theo định luật II Niuton có: \(\overrightarrow{P}+\overrightarrow{F}+\overrightarrow{F_{ms}}+\overrightarrow{N}=m\overrightarrow{a}\)
Oy: N=P
Ox: F-Fms=ma
\(\Leftrightarrow F=2000.2+2000.9,8.0,1=5960N\)
b. Theo định luật II Niuton có: \(\overrightarrow{P}+\overrightarrow{F}+\overrightarrow{F_{ms}}+\overrightarrow{N}=m\overrightarrow{a}\)
Oy: N=P.cos30
Ox: F-Fms-P.sin30=ma
=> F=2000.2+2000.9,8.0,1.cos30+2000.9,8.sin30=13800+980\(\sqrt{3}\) (N)
Nếu sai thì nói mình nhé?
người ta đẩy 1 cái thùng có khối lượng 60kg theo phương ngăng vs lực 240N ,làm thùng cđ trên mặt phẳng ngang .Hệ số ma sát trượt giữa thùng vs mặt phẳng ngang là 0.35.Lấy g=10m/s\(^2\) Tính gia tốc của thùng
Ghi hộ mik công thức vs tks ạ
Vẽ hình và chọn trục Oxy
Theo định luật II Nỉuton có: \(\overrightarrow{N}+\overrightarrow{P}+\overrightarrow{F}+\overrightarrow{F_{ms}}=m\overrightarrow{a}\)
Oy: N=P
Ox: F-Fms=ma
\(\Leftrightarrow240-60.10.0,35=60a\)
=> a=0,5 m/s2
1 ô tô có khối lượng 5 tấn cđ vs vận tốc không đổi bằng 36km/h .Tính áp lực của ô tô lên mặt cầu khi nó đi qua điểm giửa cầu trong các trường hợp dưới đây:
a)Mặt cầu nằm ngang
b)Cầu vồng lên vs bán kính 50m
c)Cầu lòm xuống vs bán kính 50m
Bỏ qua ma sát lấy g=10m/s\(^2\)
Vẽ hình cho từng trường hợp
Theo định luật II Niuton có: \(\overrightarrow{P}+\overrightarrow{N}=m\overrightarrow{a}=\overrightarrow{0}\)
a. Chiếu các lực lên trục Oxy
Oy: P=N=5000.10=50000 N