Bài 13. Lực ma sát

Bài 1 (SGK trang 78)

Hướng dẫn giải

Lực trượt ma sát: xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật này chuyển động trượt trên vật khác, có hướng ngược hướng của vận tốc, có độ lớn không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc và tốc độ của vật, tỉ lệ với độ lớn của áp lực, phụ thuộc vật liệu và tình trạng hai mặt tiếp xúc.

Công thức : Fmst = μt.N với N: áp lực

μt: hệ số ma sát trượt

(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
Thảo luận (2)

Bài 2 (SGK trang 78)

Hướng dẫn giải

Ta có: Fms = μt. N.

Trong đó μt là hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt.

(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
Thảo luận (2)

Bài 3 (SGK trang 78)

Hướng dẫn giải

Ma sát nghỉ: xuât hiện ở chỗ tiếp xúc, giữ cho vật nằm yên so với bề mặt tiếp xúc khi nó bị một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc.

Công thức: Fmsnmax = μn.N

μn : hệ số ma sát nghỉ; N: áp lực lên mặt tiếp xúc.

Độ lớn cực đại của ma sát nghỉ lớn hơn lực ma sát trượt.

(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
Thảo luận (3)

Bài 4 (SGK trang 78)

Hướng dẫn giải

Đáp án: D.Fmst = μt. N

(Trả lời bởi Hai Binh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK trang 78)

Hướng dẫn giải

Không chịu lực ma sát nghỉ . Trọng lực bị cân bằng bởi phản lực của mặt bàn

(Trả lời bởi Hai Binh)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK trang 79)

Hướng dẫn giải

Đáp án : C. Do hệ số ma sát chỉ phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc

(Trả lời bởi Hai Binh)
Thảo luận (1)

Bài 7 (SGK trang 79)

Hướng dẫn giải

Lực ma sát tác dụng lên vật gây cho vật thu một gia tốc khi chuyển động. Chọn chiều dương là chiều chuyển động

Ta có: F = -Fms => ma = -μmg

a = -μg = -0,98m/s2

Áp dụng phương trình liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều. Ta có v2 = = 2as

=> s = ( V = 0)

=> s = = 51,02m

Đáp án: C



(Trả lời bởi Hai Binh)
Thảo luận (3)

Bài 8 (SGK trang 79)

Hướng dẫn giải

Ta có phương trình chuyển động của vật

(do tủ chuyển động thẳng đều)

Chọn chiều dương là chiều chuyển động.

=> Fđ – Fms = 0

=> Fđ = Fms = μN (N = P)

=> Fđ = μP = 0,51 x 890

=> Fđ = 453,9N

+ Với lực đẩy tìm được không thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ vì lực được vì lực làm cho tủ lạnh chuyển động từ đứng yên lớn hơn lực giữ cho tủ lạnh chuyển động thẳng đều.


(Trả lời bởi Hai Binh)
Thảo luận (1)