Xin chào các bạn, đã có 8 bạn tham gia làm trợ ban trong CLB TOÁN HỌC của mình rồi và dưới đây sẽ là bài kiểm tra chọn ra 2 đến 3 bạn làm trợ ban cho mình, bạn nào chưa đăng kí mà muốn làm trợ ban thì bạn đó vẫn được tham gia nhé !
Lưu ý: Nghiêm cấm các hành vi gian lận, chép bài, chép bài trên mạng, INTERNET, hỏi bài sẽ hủy thi
Bài 1: Tính giá trị biểu thức sau:
A = \(\frac{1}{20}+\frac{1}{30}+\frac{1}{42}+\frac{1}{56}+\frac{1}{72}\)
B = \(\frac{1}{2}.\frac{1}{3}+\frac{1}{3}.\frac{1}{4}+\frac{1}{4}.\frac{1}{5}+\frac{1}{5}.\frac{1}{6}+\frac{1}{6}.\frac{1}{7}+\frac{1}{7}.\frac{1}{8}\)
Bài 2: Tìm x (mỗi câu có 2 đáp án)
a) |x + 7| = 12 + (-7)
b) |-9 - x| - 5 = 12
Bài 3: Hương có số bi bằng \(\frac{5}{4}\) số bi của Hằng, số bi của Hằng bằng \(\frac{2}{3}\)số bi của Thi và \(\frac{1}{2}\) số bi của Thi là 12 viên bi
a) Tính số bi của Hương, Hằng, Thi
b) Tính tỉ số phần trăm số bi của Thi so với tổng số bi của 3 bạn
Bài 4: (bắt buộc vẽ hình) Trên cùng 1 nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox. Vẽ 2 tia Oy và Oz sao cho góc xOy = 40o; góc xOz = 120o. Vẽ Om là tia phân giác của góc xOy, On là tia phân giác của góc xOz
a) Tính số đo của các góc xOm, xOn, mOn
b) Tia Oy có phải là tia phân giác của mOn ko? Vì sao?
c) Gọi Ot là tia đối của tia Ox, Ot' là tia đối của tia Oz. So sánh góc tOn và góc t'On
Bài 5: Tính tổng
S = 1 + (-2) + 3 + (-4) + ... + 99 + (-100)
Nguyễn Trúc Giang, Hà Đặng Công Chính, MinhKhue Nguyen, No choice teen, HUYNH NHAT TUONG VY, Nguyễn Thành Trương, Ngô Thùy Dung (>^-^, Nguyễn Bích Ngọc, mấy bạn vô làm bài nha
Chúc các bạn làm bài tốt
Lỡ mấy bn làm bài trc bị mấy bn sau copy thì sao ?
A=\(\frac{1}{20}+\frac{1}{30}+\frac{1}{42}+\frac{1}{56}+\frac{1}{72}\)
A=\(\frac{1}{4.5}+\frac{1}{5.6}+\frac{1}{6.7}+\frac{1}{7.8}+\frac{1}{8.9}\)
A=\(\frac{1}{4}-\frac{1}{5}+\frac{1}{5}-\frac{1}{6}+\frac{1}{6}-\frac{1}{7}+\frac{1}{7}-\frac{1}{8}+\frac{1}{8}-\frac{1}{9}\)
A=\(\frac{1}{4}-\frac{1}{9}\)
(Còn tiếp)
Mình gửi trc một ít nha. Tại mình mới đi đám cưới về nên chắc tối mai sẽ có bài cho bạn.
Ok mình xong òi (làm Word cho đặc sắc :>)
Chúc mọi người trong CLB học tốt nha.
Bài 1.
A = \(\frac{1}{20}+\frac{1}{30}+\frac{1}{42}+\frac{1}{56}+\frac{1}{72}\)
= \(\frac{1}{4.5}+\frac{1}{5.6}+\frac{1}{6.7}+\frac{1}{7.8}+\frac{1}{8.9}\)
= \(\frac{1}{4}-\frac{1}{5}+\frac{1}{5}-\frac{1}{6}+\frac{1}{6}-\frac{1}{7}+\frac{1}{7}-\frac{1}{8}+\frac{1}{8}-\frac{1}{9}\)
= \(\frac{1}{4}-\frac{1}{9}\) = \(\frac{9}{36}-\frac{4}{36}\) = \(\frac{5}{36}\)
B = \(\frac{1}{2}.\frac{1}{3}+\frac{1}{3}.\frac{1}{4}+\frac{1}{4}.\frac{1}{5}+\frac{1}{5}.\frac{1}{6}+\frac{1}{6}.\frac{1}{7}+\frac{1}{7}.\frac{1}{8}\)
= \(\frac{1}{2}-\frac{1}{3}+\frac{1}{3}-\frac{1}{4}+\frac{1}{4}-\frac{1}{5}+\frac{1}{5}-\frac{1}{6}+\frac{1}{6}-\frac{1}{7}+\frac{1}{7}-\frac{1}{8}\)
= \(\frac{1}{2}-\frac{1}{8}=\frac{4}{8}-\frac{1}{8}=\frac{3}{8}\)
Bài 2.
a) \(\left|x+7\right|=12+\left(-7\right)\)
\(\Leftrightarrow\) \(\left|x+7\right|\) = 5
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x+7=5\Leftrightarrow x=5-7=-2\\x+7=-5\Leftrightarrow x=-5-7=-12\end{matrix}\right.\)
Vậy: x = -2; -12
b) \(\left|-9-x\right|-5=12\)
\(\Leftrightarrow\) \(\left|-9-x\right|=12+5=17\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}-9-x=17\Leftrightarrow x=-26\\-9-x=-17\Leftrightarrow x=8\end{matrix}\right.\)
Vậy: x = -26 ; 8
Bài 3.
a) Số bi của Thi là: \(12:\frac{1}{2}\) = 24 (viên bi)
Số bi của Hằng là: 24. \(\frac{2}{3}\) = 16 (viên bi)
Số bi của Hương là: 16.\(\frac{5}{4}\) = 20 (viên bi)
b) Tổng số bi của 3 bạn là: 24 + 16 + 20 = 60 (viên bi)
Tỉ số phần trăm số bi của Thi so vs tổng số bi của 3 bạn là:
\(\frac{24}{60}.100\%=40\%\)
Bài 5.
S = \(1+\left(-2\right)+3+\left(-4\right)++...+99+\left(-100\right)\)
= \(\left(1-2\right)+\left(3-4\right)+\left(4-5\right)+...+\left(99-100\right)\)
= \(-1+\left(-1\right)+\left(-1\right)+...+\left(-1\right)\) (50 số -1)
= \(-1.50=-50\)
#LTN
Bài 4 mình làm sau nha, tại giờ mình vẽ hình ko đc.
a) Vì Om là tia phân giác của ^ xOy
nên ^xOm = ^yOm = ^xOy / 2 = \(\frac{40^0}{2}=20^0\)
Vì On là tpg của ^xOz
nên ^xOn = ^zOn = ^xOz / 2 = \(\frac{120^0}{2}=60^0\)
Vì Om nằm giữa 2 tia Ox và On (do ^xOm < ^xOn)
nên ^xOm + ^mOn = ^xOn
hay 200 + ^mOn = 600
=> ^mOn = 600 - 200 = 400
Vậy:
b) Vì Oy nằm giữa 2 tia Ox và On (do ^xOy < ^xOn)
nên ^xOy + ^yOn = ^xOn
hay 400 + ^yOn = 600
=> ^yOn = 600 - 400 = 200
Ta thấy: ^mOy = ^yOn = ^mOn / 2 = 400 / 2 = 200
và Oy nằm giữa 2 tia Om và On ( do ^mOy < ^mOn)
=> Oy là tpg của ^mOn
c)
Ta có: ^zOn + ^t'On = 1800 (2 góc kề bù)
hay 600 + ^t'On = 1800
=> ^t'On = 1800 - 600 = 1200
Lại có: ^xOn + ^tOn = 1800 (kề bù)
hay 600 + ^tOn = 1800
=> ^tOn = 1800 - 600 = 1200
Vậy: ^tOn = ^t'On (=1200)