Bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

Vân Anh Lê

Một lớp học có 51 học sinh gồm ba loại trung bình, khá, giỏi. Biết số học sinh trung bình bằng \(\frac{2}{3}\)số học sinh khá và số học sinh khá bằng \(\frac{6}{7}\)số học sinh giỏi. Tính số học sinh mỗi loại của lớp đó.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
10 tháng 11 2020 lúc 9:18

Gọi a,b,c lần lượt là số học sinh trung bình, khá, giỏi của lớp(Điều kiện: \(a,b,c\in Z^+\))

Vì số học sinh trung bình bằng \(\frac{2}{3}\) số học sinh khá nên \(a=\frac{2}{3}b\)(1)

Vì số học sinh khá bằng \(\frac{6}{7}\) số học sinh giỏi nên \(b=\frac{6}{7}c\)(2)

Thay (2) vào (1), ta được: \(a=\frac{2}{3}\cdot\frac{6}{7}c=\frac{4}{7}c\)(3)

\(\Leftrightarrow\frac{a}{c}=\frac{4}{7}\)

\(\Leftrightarrow\frac{a}{4}=\frac{c}{7}\)

hay \(\frac{a}{8}=\frac{c}{14}\)(4)

Từ (1) và (3) suy ra \(\frac{2}{3}b=\frac{4}{7}c\)

\(\Leftrightarrow\frac{2b}{3}=\frac{4c}{7}\)

\(\Leftrightarrow14b=12c\)

\(\Leftrightarrow\frac{b}{12}=\frac{c}{14}\)(5)

Từ (4) và (5) suy ra \(\frac{a}{8}=\frac{b}{12}=\frac{c}{14}\)

Theo đề, ta có: a+b+c=51

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

\(\frac{a}{8}=\frac{b}{12}=\frac{c}{14}=\frac{a+b+c}{8+12+14}=\frac{51}{34}=\frac{3}{2}\)

Do đó:

\(\left\{{}\begin{matrix}\frac{a}{8}=\frac{3}{2}\\\frac{b}{12}=\frac{3}{2}\\\frac{c}{14}=\frac{3}{2}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=\frac{3\cdot8}{2}=12\left(nhận\right)\\b=\frac{12\cdot3}{2}=18\left(nhận\right)\\c=\frac{14\cdot3}{2}=21\left(nhận\right)\end{matrix}\right.\)

Vậy: Số học sinh trung bình, khá và giỏi của lớp lần lượt là 12 học sinh, 18 học sinh, 21 học sinh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Kiều Vũ Linh
10 tháng 11 2020 lúc 9:29

Gọi x (học sinh), y (học sinh), z (học sinh) lần lượt là số học sinh trung bình, khá, giỏi (x, y, z \(\in\) N*)

Do số học sinh trung bình bằng \(\frac{2}{3}\) số học sinh khá nên:

\(x=\frac{2}{3}y\Rightarrow\frac{x}{2}=\frac{y}{3}\Rightarrow\frac{x}{4}=\frac{y}{6}\) (1)

Do số học sinh khá bằng \(\frac{6}{7}\) số học sinh giỏi nên:

\(y=\frac{6}{7}z\Rightarrow\frac{y}{6}=\frac{z}{7}\) (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\frac{x}{4}=\frac{y}{6}=\frac{z}{7}\)

Do tổng số học sinh trung bình, khá, giỏi là 51 học sinh nên:

x + y + z = 51 (học sinh)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{x}{4}=\frac{y}{6}=\frac{z}{7}=\frac{x+y+z}{4+6+7}=\frac{51}{17}=3\)

Ta có:

\(\frac{x}{4}=3\Rightarrow x=3.4=12\)

\(\frac{y}{6}=3\Rightarrow y=3.6=18\)

\(\frac{z}{7}=3\Rightarrow z=3.7=21\)

Vậy số học sinh trung bình là 12 học sinh

số học sinh khá là 18 học sinh

số học sinh giỏi là 21 học sinh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huy Hoàng Đào
11 tháng 11 2020 lúc 13:55

Gọi x (học sinh), y (học sinh), z (học sinh) lần lượt là số học sinh trung bình, khá, giỏi (x, y, z ∈∈ N*)

Do số học sinh trung bình bằng 2323 số học sinh khá nên:

x=23y⇒x2=y3⇒x4=y6x=23y⇒x2=y3⇒x4=y6 (1)

Do số học sinh khá bằng 6767 số học sinh giỏi nên:

y=67z⇒y6=z7y=67z⇒y6=z7 (2)

Từ (1) và (2) ⇒x4=y6=z7⇒x4=y6=z7

Do tổng số học sinh trung bình, khá, giỏi là 51 học sinh nên:

x + y + z = 51 (học sinh)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x4=y6=z7=x+y+z4+6+7=5117=3x4=y6=z7=x+y+z4+6+7=5117=3

Ta có:

x4=3⇒x=3.4=12x4=3⇒x=3.4=12

y6=3⇒y=3.6=18y6=3⇒y=3.6=18

z7=3⇒z=3.7=21z7=3⇒z=3.7=21

Vậy số học sinh trung bình là 12 học sinh

số học sinh khá là 18 học sinh

số học sinh giỏi là 21 học sinh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Ninh Nguyễn thị xuân
Xem chi tiết
Tâm Như
Xem chi tiết
nguyễn trang
Xem chi tiết
Bò Good Girl
Xem chi tiết
trầntanhtanhtanhtanhtanh...
Xem chi tiết
lường khắc hiệp
Xem chi tiết
Trần Bảo Hân
Xem chi tiết
Thuyet Hoang
Xem chi tiết
Thuyet Hoang
Xem chi tiết
Thuyet Hoang
Xem chi tiết