m.n giải hộ mình cái đề này để mình xem mình đc khoảng bao nhiêu điểm cái ạ:
Câu 1(2,0 điểm)
Thời gian (Tính bằng phút) giải 1 bài toán của học sinh lớp 7C đc cô giáo bộ môn ghi lại như sau:
4 | 8 | 4 | 8 | 6 | 6 | 5 | 7 | 5 | 3 | 6 | 7 |
7 | 3 | 6 | 5 | 6 | 6 | 6 | 9 | 7 | 9 | 7 | 4 |
4 | 7 | 10 | 6 | 7 | 5 | 4 | 6 | 6 | 5 | 4 | 8 |
a)Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?
b) Lập bảng "tần số" và tìm Mốt của dấu hiệu
c)Tính số trung bình cộng của dấu hiệu
Câu 2 (2,0 điểm) cho 2 đa thức:
P(x)\(=x^2+5x^4-3x^3+x^2+4x^4+3x^3-x+5\)
Q(x)\(=x-5x^3-x^2-x^4+4x^3-x^2+3x-1\)
a) Thu gon rồi sắp xếp các đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến
b)Tính P(x)+Q(x) và P(x)-Q(x)
Câu 3 (2,0 điểm) rút gọn các biểu thức sau:
a)\(3^2\times3^4\)
b)\(5^7:5^4\)
c)\(2x^4y^3\times5xy^2\)
d)\(4x^4y^2:2x^3y^2\)
Câu 4 (4,0 điểm)
Cho \(\Delta\)ABC cân tại A, AI là đường phân giác (I\(\in\)BC).
a) Chứng minh: \(\Delta ABI=\Delta ACI\)
b)Chứng minh: AI là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\)
c)gọi G là trọng tâm của \(\Delta ABC\). Tính AG biết AI=9cm
d) Kẻ BK\(\perp\)AC (K \(\in\)AC) cắt AI tại H. Chứng minh: \(CH\perp AB\)
1) a) Dấu hiệu là: thời gian giải 1 bài toán của hs lp 7C
Số các giá trị là: 36
b)c) pn tự lm nka,
3)a) \(^{3^6}\)
b) \(5^3\)
c) \(10x^5y^5\)
d) \(2x\)
Bn tự bẻ hình nha:
Câu 4:
a) Xét có:
AB = AC (\(\Delta ABC\) cân tại A)
\(\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\) (AI là đường phân giác của \(\Delta ABC\))
AI là cạnh chung
Vậy ΔABI = ΔACI (c.g.c)
b) Vì AI là đường phân giác của \(\Delta ABC\) cân tại A nên AI đồng thời là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\).
c) Vì AI là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\) nên
AG = \(\dfrac{2}{3}\) AI = \(\dfrac{2}{3}\) . 9 = 6 (cm)
Câu d) mk k biết làm
Mk k chắc nên có j sai thì bn ns vs mk nha! Đúng thì tick giúp mk nhé! Chúc bn học tốt!
Câu d bài hình cực dễ nha:
Trong tam giác cân đường phân giác đồng thời là đường cao ứng với cạnh đối diện mà AI là đg phân giác nên AI cũng đồng thời là đường cao
Ta đã bt 3 dường cao giao nhau tại 1 điểm mà trong tam giác ABC có 2 dường cao là AI và BK cắt nhau tại H nên đường cao còn lại cũng phải đi qua H nên CH cũng đường cao
Vì CH là đường cao nên CH vuông góc với AB