Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 15,68l hỗn hợp khí gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO dư màu đen nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y, Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 loãng dư được 8,96l khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính phần trăm thể tích khí CO trong X.
Hỗn hợp rắn X gồm FeS; FeS2; FexOy; Fe. Hòa tan hết 29,2g X vào dung dịch chứa 1,65 mol HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 38,7g hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của NO3). Cô cạn dung dịch Y thu được 77,98g hỗn hợp muối khan. Mặt khác, khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 83,92g chất rắn khan. Dung dịch Y hòa tan được hết m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Tính giá trị của m.
Tổng e trong XY2 là 38. Tỉ lệ số khối cũng như tỉ lệ số nơtron của ngtố Y so với X trong phân tử đều bằng 5.333
xác định X ,Y
đốt cháy hoàn toàn hợp chất XY2 với oxi rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào 1 lượng dư dd hỗn hợp NaClO và Na2CO3 viết pthh
Cho 1 hổn hợp gồm 3 kim loại : Cu, Mg, Fe tác dụng với dd HCl (dư) thấy còn lại 3,2 gam chất không tan và tạo ra 2,24 lít khí đktc lọc bỏ phần không tan, lấy phần dd cho tác dụng với dd NaOH dư thu được kết tủa rửa sạch rồi nung trong không khí dến khối lượng không đổi thu được 6,3 gam chất rắn. xác định % về kim loại Mg trong hỗn hợp.
1. : Ba hợp chất X, Y và Z có thành phần nguyên tố chỉ gồm cacbon, hiđro và oxi. Các chất X và Y đều có khối lượng mol bằng 76 gam/mol. 1,14 gam mỗi chất X hoặc Y tác dụng hết với Na đều giải phóng 336 ml khí H2 (đktc). Chất Y phản ứng với NaHCO3 tạo ra khí CO2.
(a) Xác định công thức cấu tạo của X và Y.
(b) Biết rằng: Z chỉ chứa một loại nhóm chức; thêm vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào hỗn hợp gồm X và Z làm xúc tác, thu được chất hữu cơ P có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 gam P cần dùng vừa hết 1,288 lít khí oxi (đktc), sản phẩm chỉ gồm khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích tương ứng là 11: 6 (các thể tích khí và hơi được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Mặt khác, 4,48 gam P phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2 M. Xác định công thức phân tử của P và công thức cấu tạo của Z.
1)Cho 14g hỗn hợp X gồm Cu,Ag tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 4,48l khí NO2 (đktc). Tính khối lượng muối trong Y
2)Chia m gam hỗn hợp X gồm Na và Al thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với nước lấy dư, thu được 5,6l H2 (đktc). Hòa tan hoàn toàn phần 2 trong lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được 7,28l H2(đktc). Tính m
3)Cho 1,9g hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg vào lượng dư dung dịch HCL. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 8,96l H2 (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong không lhis đến khối lượng không đổi, thu được 14g chất rắn khan. Tính khối lượng mỗi kim loại trong X
Mọi người giúp mình với ^_^
Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (hóa trị n không đổi). Hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư được dung dịch A và V lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn lượng SO2 trên bằng 500ml dung dịch NaOH 0,2M được dung dịch chứa 5,725g chất tan.
Thêm vào m gam X lượng M gấp đôi lượng M ban đầu được hỗn hợp Y. Cho Y tan hết trong dung dịch HCl được 1,232 lít H2 (đktc)
Thêm 1 lượng Fe vào m gam X để được hỗn hợp Z chứa lượng sắt gấp đôi lượng sắt có trong X. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch B chứa 5,605g muối
a. Viết các pthh của các phản ứng xảy ra
b. Tính V
c. Tìm kim loại M và thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong X.
___#Giúp mình với ạ. Bài này mình mới lm được một phần#___
Hai hợp chất hữu cơ A và B đều chỉ chứa C, H, O. Khi trộn hai chất với nhau theo bất kì tỉ lệ nào về số mol sao cho tổng số mol không đổi thì số gam hỗn hợp cũng không đổi. Chất A phản ứng với đá vôi tạo ra khí. Khi đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam chất B thu được 8,8 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Khi cho m gam A tác dụng với 2m gam B thu được sản phẩm với H = 74%. Tính số gam sản phẩm tạo ra theo m.
Một hỗn hợp X gồm KL M (M có hóa trị II và III ) và Oxit MxOy của KL đó. Khối lượng hỗn hợp X là 27.2 g. Khi cho X vào 0.8 lít dd HCl 2M thì hỗn hợp X tan hết cho ra dd A và 4.48 lít khí (đktc). Để trung hòa lượng axit dư trong dd A cần 0.8 lít dd NaOH 1M. Xác định công thức MxOy và %M, %MxOy ( theo khối lượng ) trong hh X, biết rằng số mol trong 2 chất này có 1 chất có số mol bằng 2 lần số mol chất kia.