Chương 4: GIỚI HẠN

Nguyễn Lê Nhật Linh

chứng minh rằng phương trình sau luôn có nghiệm:

\(a\left(x-b\right)\left(x-c\right)+b\left(x-c\right)\left(x-a\right)+c\left(x-a\right)\left(x-b\right)=0\)

Với \(\forall a,b,c\in R\)

Nguyễn Việt Lâm
31 tháng 3 2019 lúc 12:42

Một cách dựa vào hàm số:

Đặt \(VT=f\left(x\right)\)

- Nếu 2 trong 3 số a, b, c bằng nhau hoặc một trong 3 số bằng 0 thì pt hiển nhiên có nghiệm

- Nếu không có bất cứ cặp nào bằng nhau và đều khác 0, do tính đối xứng của \(f\left(x\right)\) , không làm mất tính tổng quát, giả sử \(a>b>c\) ta có:

\(f\left(a\right)=a\left(a-b\right)\left(a-c\right)\)

Do \(\left(a-b\right)\left(a-c\right)>0\Rightarrow f\left(a\right)\) cùng dấu với \(a\) \(\Rightarrow a.f\left(a\right)>0\) (1)

\(f\left(b\right)=b\left(b-c\right)\left(b-a\right)\)

Do \(\left(b-c\right)\left(b-a\right)< 0\Rightarrow b.f\left(b\right)< 0\) (2)

\(f\left(c\right)=c\left(c-a\right)\left(c-b\right)\)

Do \(\left(c-a\right)\left(c-b\right)< 0\Rightarrow c.f\left(c\right)>0\) (3)

- Nếu a, c cùng dấu \(\Rightarrow a;b;c\) cùng dấu \(\Rightarrow ab>0\)

Nhân vế với vế của (1) và (2): \(a.b.f\left(a\right).f\left(b\right)< 0\) \(\Rightarrow f\left(a\right).f\left(b\right)< 0\)

\(\Rightarrow\) Pt có ít nhất 1 nghiệm thuộc \(\left(a;b\right)\)

- Nếu \(a,\) c trái dấu \(\Rightarrow ac< 0\) nhân vế với vế của (1) và (3):

\(ac.f\left(a\right).f\left(c\right)>0\Rightarrow f\left(a\right).f\left(c\right)< 0\)

\(\Rightarrow\) Pt có ít nhất 1 nghiệm thuộc \(\left(a;c\right)\)

Vậy pt đã cho luôn luôn có nghiệm

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Mai Anh
Xem chi tiết
Ninh Duy Thành
Xem chi tiết
Phạm Lợi
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Mai Anh
Xem chi tiết
camcon
Xem chi tiết
Khiết Quỳnh
Xem chi tiết
Lê Hồng Anh
Xem chi tiết