Bài 6: Tam giác cân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thân Bảo Khôi
Cho tam giác cân ABC cân tại A (AB =AC). Gọi E lần lượt là trung điểm của AB và AC a) chứng minh tam giác ABE =tam giác ACD b) chứng minh BE =CD c) gọi K là giao điểm của BE và CD. Chứng minh tam giác KBC cân tại K d) chứng minh AK là tia phân giác của góc BAC
Nguyễn Lê Phước Thịnh
19 tháng 2 2021 lúc 19:28

Bổ sung đề: D và E lần lượt là trung điểm của AB và AC

a) Ta có: \(AD=DB=\dfrac{AB}{2}\)(D là trung điểm của AB)

\(AE=EC=\dfrac{AC}{2}\)(E là trung điểm của AC)

mà AB=AC(ΔABC cân tại A)

nên AD=DB=AE=EC

Xét ΔABE và ΔACD có 

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{BAE}\) chung

AE=AD(cmt)

Do đó: ΔABE=ΔACD(c-g-c)

b) Ta có: ΔABE=ΔACD(cmt)

nên BE=CD(hai cạnh tương ứng)

c) Xét ΔDBC và ΔECB có

DB=EC(cmt)

\(\widehat{DBC}=\widehat{ECB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

BC chung

Do đó: ΔDBC=ΔECB(c-g-c)

Suy ra: \(\widehat{DCB}=\widehat{EBC}\)(hai góc tương ứng)

hay \(\widehat{KBC}=\widehat{KCB}\)

Xét ΔKBC có \(\widehat{KBC}=\widehat{KCB}\)(cmt)

nên ΔKBC cân tại K(Định lí đảo của tam giác cân)

d) Xét ΔABK và ΔACK có 

AB=AC(ΔABC cân tại A)AK chung

BK=CK(ΔKBC cân tại K)Do đó: ΔABK=ΔACK(c-c-c)

Suy ra: \(\widehat{BAK}=\widehat{CAK}\)(hai góc tương ứng)

mà tia AK nằm giữa hai tia AB,AC

nên AK là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(đpcm)


Các câu hỏi tương tự
Honekawa hanako
Xem chi tiết
Thu Thảo
Xem chi tiết
dương vũ
Xem chi tiết
Têrêsa Ly
Xem chi tiết
Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Lê Thanh Hải
Xem chi tiết
Cuộc sống tẻ nhạt
Xem chi tiết
{ 6__B} Quân
Xem chi tiết
{ 6__B} Quân
Xem chi tiết