Violympic toán 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hà Linh Đỗ

cho tam giác ABC cân tại A.Trên tia đối BC lấy điểm D,Trên tia đói tia CB lấy điểm E sao cho BD=CE.Kẻ BH⊥AD;CK⊥AE.CHỨNG MINH RẰNG:

a)BH=CK

b)ΔABH=ΔACK

c)Gọi I là giao điểm của BH và CK.Chứng minh:ΔIBC cân tại I

d)Kẻ AM là đường cao ΔABC.Chứng Minh ba điểm A,M,I thẳng hàng

Nguyễn Lê Phước Thịnh
11 tháng 2 2020 lúc 12:53

a) Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABD}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACB}+\widehat{ACE}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)

Xét ΔABD và ΔACE có

AB=AC(do ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)(cmt)

DB=CE(gt)

Do đó: ΔABD=ΔACE(c-g-c)

\(\widehat{ADB}=\widehat{AEC}\)(hai góc tương ứng)

Xét ΔHBD vuông tại H và ΔCKE vuông tại K có

DB=CE(gt)

\(\widehat{HDB}=\widehat{KEC}\)(\(\widehat{ADB}=\widehat{AEC}\), H∈AD,K∈AE)

Do đó: ΔHBD=ΔCKE(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒BH=CK(hai cạnh tương ứng)

b) Ta có: AH+HD=AD(do A,H,D thẳng hàng)

AK+KE=AE(do A,K,E thẳng hàng)

mà AD=AE(do ΔABD=ΔACE)

và HD=KE(do ΔHBD=ΔCKE)

nên AH=AK

Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAKC vuông tại K có

AH=AK(cmt)

\(\widehat{HAB}=\widehat{KAC}\)(do ΔABD=ΔACE)

Do đó: ΔAHB=ΔAKC(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

c) Ta có: \(\widehat{ABH}+\widehat{ABC}=\widehat{HBC}\)(do tia BA nằm giữa hai tia BH,BC)

\(\widehat{ACK}+\widehat{ACB}=\widehat{KCB}\)(do tia CA nằm giữa hai tia CK,CB)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ABH}=\widehat{ACK}\)(do ΔAHB=ΔAKC)

nên \(\widehat{HBC}=\widehat{KCB}\)

Ta có: \(\widehat{HBC}+\widehat{IBC}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{KCB}+\widehat{ICB}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{HBC}=\widehat{KCB}\)(cmt)

nên \(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)

Xét ΔIBC có \(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)(cmt)

nên ΔIBC cân tại I(định lí đảo của tam giác cân)

d) Ta có: AM là đường cao ứng với cạnh đáy BC của ΔABC cân tại A(gt)

⇒AM cũng là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(định lí tam giác cân)

⇒M là trung điểm của BC

⇒M nằm trên đường trung trực của BC(t/c đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: AB=AC(do ΔABC cân tại A)

nên A nằm trên đường trung trực của BC(t/c đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Ta có: IB=IC(do ΔIBC cân tại A)

nên I nằm trên đường trung trực của BC(t/c đường trung trực của một đoạn thẳng)(3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra A,M,I thẳng hàng(đpcm)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phương Thảo
Xem chi tiết
Chuột yêu Gạo
Xem chi tiết
Trần Thị Tuý Nga
Xem chi tiết
Minz Ank
Xem chi tiết
THAICHANHOAT
Xem chi tiết
:333
Xem chi tiết
Pé Ngốc
Xem chi tiết
Vũ Đẹp Trai
Xem chi tiết
0o0^^^Nhi^^^0o0
Xem chi tiết