Bài 2: Hàm số bậc nhất.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Thị Hoài Thương

Cho hàm số bạc nhất y = ( m-2)x +m+3 (d)

a, Tìm m để hàm số luôn luôn đồng biến ; tìm m để hàm số luôn nghịch biến

b, Tìm m để (d) đi qua ( 1; 2)

c, Tìm m để đồ thị hàm số song song với đt ; y = 3x -3 =m (d2)

d, tìm m để đồ thị hàm số vuông góc với đt y = 3x -3 +m (d3)

e, tìm m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3

f, tìm m để đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3

g, tìm m để các đồ thị hàm số y = -x +2 ; y =2x -1 ; y =(m-2)x + m + 3 đồng quy

h, tìm m biết (d) tạo với trục hoành một góc 450

i, tìm m biết (d) tạo với trục hoành một góc 1500

j , tìm m để khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng (d) bằng 1

k, tìm m để (d) cắt Ox , Oy tạo thành Δ có diện tích bằng 2

l , chứng minh rằng với mọi giá trị của m thì đường thẳng (d) luôn đi qua một điểm cố định

các bạn ơi, giúp mình với!!

Kiều Vũ Linh
27 tháng 11 2020 lúc 19:19

a) Hàm số đồng biến khi a > 0

\(\Leftrightarrow\) m - 2 > 0

\(\Leftrightarrow\) m > 2

Vậy m > 2 thì hàm số luôn đồng biến

Khách vãng lai đã xóa
Kiều Vũ Linh
27 tháng 11 2020 lúc 19:24

Do đang dùng điện thoại không ghi phân số được nên mình dùng dấu / để thay cho dấu phân số

(d) đi qua điểm (1; 2) nên thay x = 1; y = 2 vào (d), ta có:

(m - 2).1 + m + 3 = 2

m - 2 + m + 3 = 2

2m + 1 = 2

2m = 1

m = 1/2

Vậy m = 1/2 thì (d) đi qua điểm (1; 2)

Khách vãng lai đã xóa
Kiều Vũ Linh
27 tháng 11 2020 lúc 19:28

c) Sửa đề: (d2): y = 3x - 3 + m

Để (d) // (d2) thì m - 2 = 3 và m + 3 \(\ne\) -3 + m

*) m - 2 = 3

m = 5

*) m + 3 \(\ne\) -3 + m

0m \(\ne\) -6 (luôn đúng với mọi m)

Vậy m = 5 thì (d) // (d2)

Khách vãng lai đã xóa
Hồng Phúc
27 tháng 11 2020 lúc 19:36

a, Hàm số luôn đồng biến khi \(m-2>0\Leftrightarrow m< 2\)

Hàm số luôn nghịch biến khi \(m-2< 0\Leftrightarrow m< 2\)

b, \(\left(d\right)\) đi qua \(\left(1;2\right)\Leftrightarrow2=m-2+m+3\Leftrightarrow m=\frac{1}{2}\)

c, Đề là \(\left(d_2\right)y=3x-3+m\) phải không

\(\left(d\right)//\left(d_2\right)\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m-2=3\\-3+m\ne m+3\end{matrix}\right.\Leftrightarrow m=5\)

d, \(\left(d\right)\perp\left(d_3\right)\Leftrightarrow3\left(m-2\right)=-1\Leftrightarrow m=\frac{5}{3}\)

e, \(\left(d\right)\) cắt trục hoành tại \(\left(3;0\right)\Rightarrow0=3\left(m-2\right)+m+3\Leftrightarrow m=\frac{3}{4}\)

f, \(\left(d\right)\) cắt trục tung tại \(\left(0;3\right)\Rightarrow3=m+3\Leftrightarrow m=0\)

g, Phương trình hoành độ giao điểm của \(y=-x+2;y=2x-1\):

\(-x+2=2x-1\Leftrightarrow x=1\Rightarrow y=1\)

\(\Rightarrow\left(1;1\right)\in\left(d\right)\Rightarrow1=m-2+m+3\Leftrightarrow m=0\)

h, Hệ số góc \(m-2=tan45^o=1\Rightarrow m=3\Rightarrow\left(d\right)y=x+6\)

i, Hệ số góc \(m-2=tan150^o=-\frac{\sqrt{3}}{3}\Rightarrow m=2-\frac{\sqrt{3}}{3}\)

j, Kẻ \(OH\perp\left(d\right);M,N\) lần lượt là giao điểm của \(\left(d\right)\) với \(Ox,Oy\)

Khi đó \(\frac{1}{OH^2}=\frac{1}{OM^2}+\frac{1}{ON^2}\Leftrightarrow1=\frac{\left(m-2\right)^2}{\left(m+3\right)^2}+\frac{1}{\left(m+3\right)^2}\Rightarrow m=-\frac{2}{5}\)

k, \(S_{\Delta OMN}=\frac{1}{2}.OM.ON=\frac{1}{2}\left|\frac{-m-3}{m-2}\right|\left|m+3\right|=2\)

\(\Leftrightarrow m=-5\pm2\sqrt{6}\)

l, Gọi \(\left(x_0;y_0\right)\) là điểm cố định mà \(\left(d\right)\) luôn đi qua

\(\Rightarrow y_0=\left(m-2\right)x_0+m+3,\forall m\)

\(\Leftrightarrow\left(x_0+1\right)m+3-2x_0-y_0=0,\forall m\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_0+1=0\\3-2x_0-y_0=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_0=-1\\y_0=5\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left(d\right)\) luôn đi qua \(\left(-1;5\right)\) với mọi giá trị của m

Khách vãng lai đã xóa
Kiều Vũ Linh
27 tháng 11 2020 lúc 19:30

Để (d) \(\perp\) (d3) thì (m - 2).3 = -1

2m - 6 = -1

2m = 5

m = 5/2

Vậy m = 5/2 thì (d) \(\perp\) (d3)

Khách vãng lai đã xóa
Kiều Vũ Linh
27 tháng 11 2020 lúc 19:33

e) Do (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3 nên thay x = 3; y = 0 vào (d), ta có:

(m - 2).3 + m + 3 = 0

3m - 6 + m + 3 = 0

4m = 3

m = 3/4

Vậy m = 3/4 thì (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3

Khách vãng lai đã xóa
Kiều Vũ Linh
27 tháng 11 2020 lúc 19:35

f) Do (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3 nên thay x = 0; y = 3 vào (d), ta có:

(m - 2).0 + m + 3 = 0

m + 3 = 0

m = -3

Vậy m = -3 thì (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3

Khách vãng lai đã xóa
Kiều Vũ Linh
27 tháng 11 2020 lúc 19:43

g) Phương trình hoành độ giao điểm của hàm số y = -x + 2 và hàm số y = 2x - 1:

-x + 2 = 2x - 1

-3x = -3

x = 1

Thay x = 1 vào hàm số y = -x + 2, ta có:

y = -1 + 2 = 1

\(\Rightarrow\) Tọa độ giao điểm của hai hàm số y = -x + 2 và y = 2x - 1 là A(1; 1)

Để ba đường thẳng đã cho đồng quy thì đồ thị của hàm số y = (m - 2)x + m + 3 phải đi qua điểm A.

Thay tọa độ của điểm A(1; 1) vào hàm số y = (m - 2)x + m + 3 ta có:

(m - 2).1 + m + 3 = 1

m - 2 + m + 3 = 1

2m + 1 = 1

2m = 0

m = 0

Vậy m = 0 thì ba đường thẳng đã cho đồng quy

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Bắc Nguyệt
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Hải
Xem chi tiết
Ngọc Linh Đặng Nguyễn
Xem chi tiết
Pose Black
Xem chi tiết
Chi Phạm
Xem chi tiết
Bùi Lan Anh
Xem chi tiết
Ngọc Linh Đặng Nguyễn
Xem chi tiết
dn2005cl
Xem chi tiết
Nguyen Van Thuan
Xem chi tiết
NGuyễn Văn Tuấn
Xem chi tiết