Bài 6: Tam giác cân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Minh Anh

Cho \(\Delta\)MNP cân tại M. Kẻ MH \(\perp\) NP (H \(\in\) NP) a, Chứng minh \(\Delta\)MHN = \(\Delta\)MHP. Từ đó suy ra H là trung điểm của NP. b, Kẻ HD \(\perp\) MN (D \(\in\) MN), HE \(\perp\) MP (E \(\in\) MP). Chứng minh tam giác HDE là tam giác cân c, Chứng minh DE \(\perp\) MH

👁💧👄💧👁
21 tháng 1 2020 lúc 21:40

a) Có △MNP cân tại M

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}MN=MP\\\widehat{MNP}=\widehat{MPN}\end{matrix}\right.\)

\(MH\perp NP\Rightarrow\widehat{MHN}=\widehat{MHP}=90^o\)

Xét △MHN và △MHP có:

\(\widehat{MHN}=\widehat{MHP}=90^o\\ MN=MP\\ \widehat{MNH}=\widehat{MPH}\)

\(\Rightarrow\text{△MHN = △MHP}\left(\text{cạnh huyền - góc nhọn}\right)\)

\(\Rightarrow HN=HP\) (2 cạnh tương ứng)

Mà H ∈ NP

\(\Rightarrow\) H là trung điểm của NP

b) \(HD\perp MN\Rightarrow\widehat{HDM}=\widehat{HDN}=90^o\\ HE\perp MP\Rightarrow\widehat{HEM}=\widehat{HEP}=90^o \)

Xét △HDN và △HEP có:

\(\widehat{HDN}=\widehat{HEP}=90^o\\ HN=HP\\ \widehat{DNH}=\widehat{EPH}\)

\(\Rightarrow\text{△HDN = △HEP}\left(\text{cạnh huyền - góc nhọn}\right)\)

\(\Rightarrow HD=HE\) (2 cạnh tương ứng)

Xét △HDE có HD = HE

\(\Rightarrow\) △HDE cân tại H

c) Có △HDN = △HEP

\(\Rightarrow DN=EP\) (2 cạnh tương ứng)

Mà MN = MP

\(\Rightarrow MD=ME\)

Xét △MDE có MD = ME

\(\Rightarrow\) △MDE cân tại M

\(\Rightarrow\widehat{MDE}=\frac{180^o-\widehat{NMP}}{2}\left(1\right)\)

Lại có: △MNP cân tại M

\(\Rightarrow\widehat{MNP}=\frac{180^o-\widehat{NMP}}{2}\left(2\right)\)

\(\left(1\right)\left(2\right)\Rightarrow\widehat{MDE}=\widehat{MNP}\)

Mà 2 góc ở vị trí đồng vị

\(\Rightarrow\) DE // NP (dấu hiệu nhận biết)

\(MH\perp NP\)

\(\Rightarrow DE\perp MH\) (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Phước Thịnh
21 tháng 1 2020 lúc 21:48

a) Xét ΔMHN vuông tại H và ΔMHP vuông tại H có

MN=MP(do ΔMNP cân tại M)

MH là cạnh chung

Do đó: ΔMHN=ΔMHP(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

⇒NH=HP(hai cạnh tương ứng)

mà H∈NP(gt)

nên H là trung điểm của NP(đpcm)

b)Xét ΔDHN vuông tại D và ΔEHP vuông tại E có

NH=HP(cmt)

\(\widehat{DNH}=\widehat{EPH}\)(hai góc ở đáy của ΔMNP cân tại M)

Do đó: ΔDNH=ΔEPH(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒DH=EH(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔHDE có DH=EH(cmt)

nên ΔHDE cân tại H(đpcm)

c)Gọi O là giao điểm của DE và MH

Ta có: \(\widehat{NDH}+\widehat{HDO}+\widehat{MDO}=180độ\)

\(\widehat{PEH}+\widehat{OEH}+\widehat{MEO}=180độ\)

\(\widehat{NDH}=\widehat{HEP}\)(=90 độ)

\(\widehat{HDO}=\widehat{OEH}\)(ΔHDE cân tại H)

nên \(\widehat{MDO}=\widehat{MEO}\)

hay \(\widehat{MDE}=\widehat{MED}\)(vì O∈ED)

Xét ΔMDE có \(\widehat{MDE}=\widehat{MED}\)(cmt)

nên ΔMDE cân tại M(định lí đảo của tam giác cân)

Ta có: ΔMHN=ΔMHP(cmt)

\(\Rightarrow\widehat{NMH}=\widehat{PMH}\)(hai góc tương ứng)

mà D∈MN(gt)

và E∈MP(gt) và O∈MH(theo cách gọi)

nên \(\widehat{DMO}=\widehat{EMO}\)

Xét ΔMDO và ΔMEO có

MD=ME(ΔMDE cân tại M)

\(\widehat{DMO}=\widehat{EMO}\)(cmt)

MO là cạnh chung

Do đó: ΔMDO=ΔMEO(c-g-c)

\(\widehat{MOD}=\widehat{MOE}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{MOD}+\widehat{MOE}=180độ\)(do D,O,E thẳng hàng)

nên \(\widehat{MOD}=\widehat{MOE}=\frac{180độ}{2}=90độ\)

⇒MO⊥DE

hay MH⊥DE(đpcm)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phạm Khánh ngọc
Xem chi tiết
le tuan linh
Xem chi tiết
7/8 17-ngô tấn khoa-
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Taehyung Kim
Xem chi tiết
Linh Vu Khanh
Xem chi tiết
Hoàng Dương
Xem chi tiết
DANG THI PHUONG THAO
Xem chi tiết