Chương I - Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thị Ngọc Diệp

Cho \(\Delta ABC\) cân tại A, các đường cao AM và BN cắt nhau tại H. Chứng minh rằng MN là tiếp tuyến của đường tròn tâm O đường kính AH.

Nguyễn Việt Lâm
10 tháng 1 2022 lúc 14:48

Gọi O là trung điểm AH, tam giác AHN vuông tại N nên N thuộc đường tròn đường kính AH

Do ABC cân tại A \(\Rightarrow\) AM là đường cao đồng thời là trung tuyến

\(\Rightarrow\) M là trung điểm BC

Trong tam giác vuông NBC, NM là trung tuyến ứng với cạnh huyền

\(\Rightarrow MN=MB=\dfrac{1}{2}BC\Rightarrow\Delta MNB\) cân tại M

\(\Rightarrow\widehat{MNB}=\widehat{MBN}\) (1)

Tương tự, trong tam giác vuông ANH, ta có: \(ON=OH=\dfrac{1}{2}AH\Rightarrow\widehat{ONH}=\widehat{OHN}\) 

Mà \(\widehat{OHN}=\widehat{MHB}\) (đối đỉnh)  \(\Rightarrow\widehat{ONH}=\widehat{MHB}\) (2)

Lại có tam giác HBM vuông tại M \(\Rightarrow\widehat{MHB}+\widehat{MBN}=90^0\) (3)

(1);(2);(3) \(\Rightarrow\widehat{ONH}+\widehat{MNB}=90^0\) hay \(MN\perp ON\)

\(\Rightarrow MN\) là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AH

Nguyễn Việt Lâm
10 tháng 1 2022 lúc 14:49

undefined


Các câu hỏi tương tự
Jin44
Xem chi tiết
Lê Hương Giang
Xem chi tiết
Phương Nguyễn
Xem chi tiết
illumina
Xem chi tiết
Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Ngọc
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Bách
Xem chi tiết