Bài 4: Đường trung bình của tam giác, hình thang

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Huế Trang

Cho A,B,C theo thứ tự nằm trên đường thẳng d ( AB > BC ) trên cùng nửa mặt phẳng bờ là d vẽ các tam giác đều AMB và BNC gọi P,Q,R,S lần lược là trung điểm của BM, CM, BN, AN. Chứng minh

a) PQRS là hình thang cân

b) SQ =\(\dfrac{1}{2}\)MN

Aka
29 tháng 9 2017 lúc 21:29

ờm, coi như mik làm từ thiện, ko cần cảm ơn đâu ^^

Gọi H là trung điểm của đoạn MN

Vì H là trung điểm của MN

P là trung điểm của BM (gt)

=> HP là đường trung bình của tam giác BMN

=> HP // BN (1)

Vì H là trung điểm của MN

S là trung điểm của NA (gt)

=> HS là đường trung bình của tam giác AMN

=> HS // AM (2)

Vì góc MAB = 60 độ (do tam giác ABC đều) ; góc NBC = 60 độ (do tam giác NBC đều)

=> góc MAB = góc NBC, mà 2 góc này ở vị trí đồng vị

=> NB // AM (3)

Từ (2) và (3) => HS // NB (4)

Từ (1) và (4) => H, P, S thẳng hàng

Chứng minh tương tự, ta có H, Q, R thẳng hàng

Theo chứng minh tương tự, ta có HR là đường trung bình của tam giác MNB

=> HR = BM/2

Vì HS là đường trung bình của tam giác AMN (cmt)

=> HS = AM/2

Mà AM = BM (do tam giác ABM đều)

=> AM/2 = BM/2

=> HR = HS

=> Tam giác HRS cân tại H

=> góc HRS = góc HSR hay góc QRS = góc PSR (5)

Vì S là trung điểm của AN (gt)

R là trung điểm của BN (gt)

=> SR là đường trung bình của tam giác BAN

=> SR // AB

Chứng minh tương tự, ta có PQ là đường trung bình của tam giác BCM

=> PQ // BC

Vì AB, BC cùng nằm trên đường thẳng d

=> SR // PQ (6)

Từ (5) và (6) => PQRS là hình thang cân

b) Nối P với R

Vì P là trung điểm của BM (gt)

R là trung điểm của BN (gt)

=> PR là đường trung bình của tam giác MNB

=> PR = 1/2MN

Ta lại có PR = SQ ( Tính chất hình thang cân PQRS)

=> SQ = 1/2MN

A B C P S Q R H d M N


Các câu hỏi tương tự
Vân Khánh
Xem chi tiết
Thị loan Lê
Xem chi tiết
Lê Huy Tường
Xem chi tiết
Linh Trần
Xem chi tiết
lưu ly
Xem chi tiết
Kim So Huyn
Xem chi tiết
Quân Đỗ
Xem chi tiết
Trần Hoàng Lâm
Xem chi tiết
Phan Thị Phương Anh
Xem chi tiết