Ôn thi vào 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngoc Anh Thai

undefined

Câu 1:

Cho phương trình: 2x2 + 5x - 8 = 0

a) Chứng tỏ phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt x1, x2.

b) Không giải phương trình, hãy tính giá trị biểu thức: \(A=\dfrac{2}{x_1}+\dfrac{2}{x_2}.\)

Câu 2:

Cho biểu thức \(P=\dfrac{a+4\sqrt{a}+4}{\sqrt{a}+2}+\dfrac{4-a}{2-\sqrt{a}}\) (với a ≥ 0; a ≠ 4).

a) Rút gọn biểu thức P.

b) Tính \(\sqrt{P}\) tại a thỏa mãn điều kiện a2 - 7a + 12 = 0.

Câu 3:

a) Giải hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{x}{y}=\dfrac{3}{2}\\3x-2y=5\end{matrix}\right.\)

b) Xác định hệ số a và b của hàm số y = ax + b biết đồ thị của nó là đường thẳng (d) song song với đường thẳng y = x + 2 và chắn trên hai trục tọa độ một tam giác có diện tích bằng 2.

Câu 4: 

Cho đường tròn (O; R), đường kính AD. B là điểm chính giữa của nửa đường tròn, C là điểm trên cung AD không chứa điểm B (C khác A và D) sao cho tam giác ABC nhọn.

a) Chứng minh tam giác ABD vuông cân.

b) Kẻ AM ⊥ BC, BN ⊥ AC. Chứng minh tứ giác ABMN nội tiếp. Xác định tâm I đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABMN.

c) Chứng minh điểm O thuộc đường tròn (I).

Đỗ Thanh Hải
2 tháng 4 2021 lúc 11:42

Câu 1

a) Xét phương trình : 2x2 +5x - 8 = 0

Có \(\Delta=5^2-4.2.\left(-8\right)=89>0\)

=> Phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt x1, x2

b) Do phương trình luôn có 2 nghiệm x1,x2

=> Theo định lí viet ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=-\dfrac{5}{2}\\x_1.x_2=-4\end{matrix}\right.\)

A = \(\dfrac{2}{x_1}+\dfrac{2}{x_2}=\dfrac{2.x_2}{x_1x_2}+\dfrac{2x_1}{x_1x_2}=\dfrac{2\left(x_1+x_2\right)}{x_1x_2}=\dfrac{2.\left(-\dfrac{5}{2}\right)}{-4}=\dfrac{-5}{-4}=\dfrac{5}{4}\)

Vậy A = \(\dfrac{5}{4}\)

 

Đỗ Thanh Hải
2 tháng 4 2021 lúc 11:50

Câu 2

Ta có \(P=\dfrac{a+4\sqrt{a}+4}{\sqrt{x}+2}+\dfrac{4-a}{2-\sqrt{a}}\left(a\ge0;a\ne4\right)\)

\(=\dfrac{\left(2+\sqrt{a}\right)^2}{2+\sqrt{a}}+\dfrac{\left(2-\sqrt{a}\right)\left(2+\sqrt{a}\right)}{2-\sqrt{a}}\)

\(=\sqrt{a}+2+\left(2+\sqrt{a}\right)=2\sqrt{a}+4\)

Vậy P = \(2\sqrt{a}+4\left(a\ge0;a\ne4\right)\)

b) Ta có a2 - 7a + 12 = 0

\(\Leftrightarrow a^2-4a-3a+12=0\)

\(\Leftrightarrow a\left(a-4\right)-3\left(a-4\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(a-4\right)\left(a-3\right)=0\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}a=4\left(loại\right)\\a=3\end{matrix}\right.\)

Với a = 3 thay vào P ta được P = \(2\sqrt{3}+4\)

\(\Rightarrow\sqrt{P}=\sqrt{2\sqrt{3}+4}=\sqrt{3+2\sqrt{3}+1}=\sqrt{\left(\sqrt{3}+1\right)^2}=\sqrt{3}+1\)

Vậy \(\sqrt{P}=\sqrt{3}+1\) tại a2 -7a + 12 =0

 

Đỗ Thanh Hải
2 tháng 4 2021 lúc 12:04

Câu 3

Xét hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{x}{y}=\dfrac{3}{2}\\3x-2y=5\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2x=3y\\3x-2y=5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2x-3y=0\\3x-2y=5\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}6x-9y=0\\6x-4y=10\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}-5y=-10\\2x-3y=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=2\\x=3\end{matrix}\right.\)

Vậy hpt có nghiệm  (x;y) = (2;3)

Đỗ Thanh Hải
2 tháng 4 2021 lúc 12:12

Câu 3 b

Do đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = x+2

=> \(\left\{{}\begin{matrix}a=1\\b\ne2\end{matrix}\right.\) => hàm số có dạng y = x + b

+) Cho x = 0 => y = b => A(0;b) thuộc đồ thị hàm số => OA = |b|

+) Cho y = 0 => x= -b => B(-b;0) thuộc đồ thị hàm số => OB = |-b| = |b|

Để hàm số chắn trên hai trục tọa độ một tam giác có diện tích bằng 2.

=> \(\dfrac{1}{2}OA.OB=2\)

\(\Leftrightarrow OA.OB=4\)

\(\Leftrightarrow\left(\left|b\right|\right)^2=4\Leftrightarrow b^2=4\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}b=2\left(loại\right)\\b=-2\end{matrix}\right.\)

Vậy hàm số cần tìm là: y = x - 2

 

 

Hoàng Nguyễn Văn
2 tháng 4 2021 lúc 12:17

undefined

HT2k02
2 tháng 4 2021 lúc 12:18

undefined

cho mình gửi lại ạ, nãy mình đăng nhập nhầm tài khoản.

Sachi
2 tháng 4 2021 lúc 19:40

Câu 4:

a)
vì điểm B nhìn đoạn AD dưới 1 góc vuông
suy ra góc ABD = 90
mà AB = BD (B là điểm chính giữa cung AD)
suy ra tam giác ABD vuông cân tại B
b)
xét tứ giác ABMN có
góc AMB = BNA = 90
suy ra tứ giác ABMN có 2 góc kề bằng nhau cùng nhìn đoạn AB dưới 1 góc ko đổi
suy ra tứ giác ABMN nội tiếp
gọi I là trung điểm AB
vì tam giác ABM vuông tại M
mà I là trung điểm AB
suy ra IA = IB = IM
chứng minh tương tự, ta được IA = IB = IN
suy ra IA = IB = IM = IN
hay I là tâm đường tròn ngoại tiết tứ giác ABMN

Khôi Nguyênx
2 tháng 4 2021 lúc 19:58

đáp án của câu 3 là:

          Xét hệ phương trình: 


Các câu hỏi tương tự
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
chanh
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Trúc Nguyễn
Xem chi tiết
Trúc Nguyễn
Xem chi tiết
Thanh Trúc
Xem chi tiết
Aurora
Xem chi tiết
????????????????
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết