Bài 3: Hình thang cân

Đinh Diệp

bài 1: cho hình bình hành ABCD,gọi E,F lần lượt là trung điểm của AB,CD. gọi M là giao điểm của AF và DE , N là giao điểm của BF và CE ,C/m :

a) tứ giác EMFN là hình bình hành

b) AC,EF ,MN đồng quy

bài 2: hình bình hành ABCD trên BD lấy 2 điểm E,F sao cho BE=DF , và F nằm giữa D,E

c/m : AE//CF

Hắc Hường
25 tháng 6 2018 lúc 21:49

Bài 1:

Hình:

ABEODFCMN

Giải:

Xét tứ giác AECF, có:

\(\left\{{}\begin{matrix}AE=CF=\dfrac{1}{2}AB\\AE//CF\end{matrix}\right.\)

Suy ra tứ giác AECF là hình bình hành

\(\Rightarrow EC//AF\Leftrightarrow EN//MF\left(1\right)\)

Chứng minh tương tự với tứ giác BEDF, ta được:

Tứ giác BEDF là hình bình hành

\(\Rightarrow ED//BF\Leftrightarrow EM//NF\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) => Tứ giác EMFN là hình bình hành (có hai cặp cạnh đối song song)

b) Ta có: EMFN là hình bình hành (câu a)

=> EF cắt MN tại O (giao điểm hai đường chéo) (3)

Lại có: AECF là hình bình hành (Chứng minh trên)

=> EF cắt AC tại O (giao điểm hai đường chéo) (4)

Từ (3) và (4) => AC, EF, MN đồng quy

Vậy ...

Bài 2:

Hình:

ABCDFE

Giải:

Xét tam giác ADF và tam giác CBE, có:

\(AD=BC\) (ABCD là hình bình hành)

\(\widehat{ADF}=\widehat{CBE}\) (AD // BC)

\(DF=BE\left(gt\right)\)

\(\Rightarrow\Delta ADF=\Delta CBE\left(c.g.c\right)\)

\(\Rightarrow AF=CE\) (Hai cạnh tương ứng) (1)

\(\widehat{AFD}=\widehat{CEB}\) (Hai góc tương ứng)

\(\Rightarrow\widehat{AFE}=\widehat{CEF}\) (Góc ngoài tam giác)

\(\Rightarrow AF//CE\) (Vì có hai góc so le trong bằng nhau) (2)

Từ (1) và (2) => Tứ giác AECF là hình bình hành

\(\Rightarrow AE//CF\)

Vậy ...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đinh Diệp
Xem chi tiết
Đinh Diệp
Xem chi tiết
Đinh Diệp
Xem chi tiết
Hưng Việt Nguyễn
Xem chi tiết
toàn nguyễn
Xem chi tiết
Trang
Xem chi tiết
mai hồng
Xem chi tiết
Concak Lô
Xem chi tiết
toàn nguyễn
Xem chi tiết