Violympic toán 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn thu hương

Bài 1: cho (d): y=x+4 và (d') y=1/2x+1

a, Vẽ hai hàm số trên cùng một hệ trục tọa độ

b, Tìm tọa điểm M của (d) và (d').

c, (d) cắt Ox ,Oy lần lượt tại A và B ; cắt Ox , Oy lần lượt tại C và D . Tính diện tích tam giác MBC.

Bài 2 : Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn đường kính AD . Gọi M là một điểm di động trên cung nhỏ AB ( M không trùng với các điểm A và B ) .

a, Chứng minh rằng MD là đường phân giác của góc BMC .

b, Cho AD=2R . Tính diện tích của tứ giác ABCD theo R

c, Gọi K là giao điểm của AB và MD , H là giao điểm của AD và MC . Chứng minh rằng ba đường thẳng AM, BD , HK đồng quy

gúp mk với mai mk phải nộp rồi

Đỗ Thanh Hải
3 tháng 7 2020 lúc 20:34

Bài 1

a)

Hỏi đáp Toán

b) Tọa độ giao điểm của (d) và (d') là nghiệm của hpt

\(\left\{{}\begin{matrix}y=x+4\\y=\frac{1}{2}x+1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\frac{1}{2}y=\frac{1}{2}x+2\\y=\frac{1}{2}x+1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}-\frac{1}{2}y=1\\y=x+4\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=-2\\x=-6\end{matrix}\right.\)

Vậy M(-6;-2) là tọa độ giao điểm của (d) và (d')

Đỗ Thanh Hải
3 tháng 7 2020 lúc 20:55

Bài 2

a/ Trọng tâm của tam giác cũng là tâm của đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp.
ΔABC đều, AD là đường kính cũng là tia phân giác của góc BAC
⇒ góc BAD = góc DAC ⇒ cung BD = cung DC
⇒ góc BMD = góc DMC ⇒ MD là tia phân giác góc BMC.

b/
ΔACD vuông tại C (do nội tiếp dường tròn đường kính AD = 2R) có góc DAC =\(\frac{1}{2}\) góc BAC = 30º nên là nửa tam giác đều ⇒ AC = \(R\sqrt{3}\), DC = R
Diện tích ΔACD: \(\frac{1}{2}\)AC.CD = \(\frac{1}{2}\)R\(\sqrt{3}\).R = R\(\frac{\sqrt{3}R^2}{2}\)
ΔACD = ΔABD (c.g.c) ⇒ SABCD = 2SΔACD = \(\frac{2\sqrt{3}R^2}{2}\) = \(\sqrt{3}R^2\) c) Gọi I là giao điểm của AM và DB
góc ABD = góc AMD = 90º (2góc nội tiếp đường tròn đk AD)
⇒ AB, DM là hai đường cao của ΔIAD
K là trực tâm của tam giác nên IK ⊥ AD (1)

AC=AB ⇒ cung AC = cung AB ⇒ góc AMC = góc ADB hay góc AMH = góc HDI
góc AMH kề bù với góc HMI nên góc HMI + góc HDI = 180º
⇒ tứ giác IMHD nội tiếp đường tròn đường kính ID.
⇒ góc IMD = góc IHD = 90º
⇒ IH ⊥ AD (2)

Từ (1),(2) ⇒ I, H, K thẳng hàng
hay ba đường thẳng AM, BD, HK đồng quy tại I.

Các câu hỏi tương tự
Big City Boy
Xem chi tiết
Hoàng Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Mai Tiến Đỗ
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Music Hana
Xem chi tiết
Võ Thùy Trang
Xem chi tiết
NT Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Thanh Ngân
Xem chi tiết
ngọc linh
Xem chi tiết