Đề luyện thi tốt nghiệp phổ thông, cao đẳng, đại học

lili hương

1 Trong ko gian Oxyz , cho mp (P) :x+y+z-2=0. Vecto nào sau đây là một véc tơ pháp tuyến của (P)

A \(\overline{n}\) =(1;1;-2) B \(\overline{n}\) =(1;1;-1) C \(\overline{n}\)=(2;2;2) D \(\overline{n}\) =(-1;1;-1)

2 Trong ko gian Oxyz cho mp (P) 2y+z-1=0. Vecto nào sau đây là một vecto pháp tuyến của (P)

A \(\overline{n}\)=(0;-2;-1) B \(\overline{n}\)=(2;1;-1) C \(\overline{n}\) =(1;2;0) D \(\overline{n}\)=(0;2;-1)

3 Trong ko gian Oxyz , cho mp (P) 2x-1=0 .Vecto nào sau đây là một vecto pháp tuyến của (P)

A \(\overline{n}\) (2;-1;0) B \(\overline{n}\) =(2;0;-1) C \(\overline{n}\) (0;1;0) D \(\overline{n}\) =(1;0;0)

4 Trong ko gian Oxyz , cho mp (P) :2z+1=0 .Vecto nào sau đây là một vecto pháp tuyến của (P)

A \(\overline{N}\)=(0;0;1) B \(\overline{n}\) =(2;1;0) C \(\overline{n}\) =(2;0;0) D \(\overline{n}\) (0;2;1)

5 Trong ko gian Oxyz ,cho điểm I (2;-1;3) . Mặt cầu (S) tâm O và bán kính R=IO có phuong trình là

6 Cho hình chóp S.ABCD là hình chữ nhật, cạnh AD=a, AB=2a và SB =\(a\sqrt{5}\). Mặt bên SAD là tam giác đều và nằm trong mp vuông góc với đáy. Tam góc giữa đường thẳng SB và mp (ABCD) là

A \(\frac{\sqrt{2}}{2}\) B \(\frac{\sqrt{51}}{7}\) c \(\frac{2\sqrt{15}}{5}\) D \(\frac{\sqrt{10}}{2}\)

7 cho tứ diện đều S.ABC cạnh a. Gọi N là trung điểm cạnh AB. Số đo góc giữa đường Thẳng SB và mp (SNC) bằng

A \(35^0\) b \(60^0\) C \(45^0\) D \(30^0\)

8 Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, biết SA \(\perp\) (ABCD) và SA= \(a\sqrt{6}\) . Góc tạo bởi đường thẳng SC và mp (ABCD)

A \(60^0\) B \(45^0\) C \(30^0\) D \(75^0\)

9 Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B cạnh AD=2a, AB=BC=a . Cạnh bên SA=a và vuông góc với mặt đáy . Tan góc giữa đường thẳng SC và mp (SAB)

10 Xét hàm số y= \(-x-\frac{4}{x}\) trên đoạn [-1;2] . Khẳng định nào sau đây đúng

A Hàm số có giá trị nhỏ nhất là -4 và giá trị lớn nhất là 2

B hàm số có giá trị nhỏ nhất là -4 và k có giá trị lớn nhất

C hàm số k có giá trị nhỏ nhất nhưng có giá trị lớn nhất là 2

D hàm số k có gí trị nhỏ nhất và k có giá trị lớn nhất

11 Tìm giá trị lớn nhất M của hàm số f(x) = \(\sqrt{x-2}+\sqrt{4-x}\)

12 cho hàm số f(x) bảng biến thiên như sau

Số nghiệm thực của PT 4f(x) -9=0 là

A 3 B 0 C 1 D 2

13 Gọi S là số giao điểm của hai đồ thị y= \(x^3-2x^2+3\) và y = \(x^2+3\) . Khi đó S bằng

A S=0 B S=2 C S=1 D S=3

Nguyễn Việt Lâm
28 tháng 6 2020 lúc 18:35

1.

(P) nhận \(\left(1;1;1\right)\) là 1 vtpt nên cũng nhận các vecto có dạng \(k\left(1;1;1\right)=\left(k;k;k\right)\) là vtpt

Đáp án C đúng

2.

\(\left(P\right)\) nhận \(\left(0;2;1\right)\) là 1 vtpt nên nhận \(\left(0;2k;k\right)\) là 1 vtpt

Đáp án A đúng \(\left(k=-1\right)\)

3.

\(\left(P\right)\) nhận \(\left(2;0;0\right)\) là 1 vtpt nên cũng nhận \(k\left(2;0;0\right)=\left(2k;0;0\right)\) là vtpt

Đáp án D đúng \(\left(k=\frac{1}{2}\right)\)

4.

\(\left(P\right)\) nhận \(\left(0;0;2\right)\) là 1 vtpt nên cũng nhận \(\left(0;0;2k\right)\) là vtpt

Đáp án A đúng \(\left(k=\frac{1}{2}\right)\)

Nguyễn Việt Lâm
28 tháng 6 2020 lúc 18:46

5.

\(\overrightarrow{OI}=\left(2;-1;3\right)\Rightarrow R=OI=\sqrt{2^2+\left(-1\right)^2+3^2}=\sqrt{14}\)

Phương trình mặt cầu: \(x^2+y^2+z^2=14\)

6.

Gọi M là trung điểm AD \(\Rightarrow SM\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow\widehat{SBM}\) là góc giữa SB và (ABCD)

Ta có: \(SM=\frac{AD\sqrt{3}}{2}=\frac{a\sqrt{3}}{2}\)

\(\Rightarrow BM=\sqrt{SB^2-SM^2}=\frac{a\sqrt{17}}{2}\)

\(tan\widehat{SBM}=\frac{SM}{BM}=\frac{\sqrt{51}}{17}\)

Chắc bạn ghi ko đúng 4 đáp án :D

7.

N là trung điểm AB \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}SN\perp AB\\CN\perp AB\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow AB\perp\left(SCN\right)\)

\(\Rightarrow SN\) là hình chiếu vuông góc của SB lên (SNC)

\(\Rightarrow\widehat{BSN}\) là góc giữa SB và (SNC)

Mà tứ diện S.ABC đều nên tam giác SAB đều \(\widehat{BSN}=\frac{1}{2}\widehat{BSA}=\frac{1}{2}.60^0=30^0\)

Nguyễn Việt Lâm
28 tháng 6 2020 lúc 18:52

8.

\(SA\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow\) AC là hình chiếu của SC lên (ABCD)

\(\Rightarrow\widehat{SCA}\) là góc giữa SC và (ABCD)

\(AC=AB\sqrt{2}=a\sqrt{2}\Rightarrow tan\widehat{SCA}=\frac{SA}{AC}=\sqrt{3}\)

\(\Rightarrow\widehat{SCA}=60^0\)

9.

\(\left\{{}\begin{matrix}SA\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow SA\perp BC\\BC\perp AB\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow BC\perp\left(SAB\right)\)

\(\Rightarrow\) SB là hình chiếu của SC lên (SAB)

\(\Rightarrow\widehat{BSC}\) là góc giữa SC và (SAB)

\(SB=\sqrt{SA^2+AB^2}=a\sqrt{2}\)

\(\Rightarrow tan\widehat{BSC}=\frac{BC}{SB}=\frac{1}{\sqrt{2}}=\frac{\sqrt{2}}{2}\)

Nguyễn Việt Lâm
28 tháng 6 2020 lúc 19:00

10.

Ta có \(0\in\left[-1;2\right]\)

\(\lim\limits_{x\rightarrow0^+}\left(-x-\frac{4}{x}\right)=0-\infty=-\infty\)

\(\Rightarrow\) Hàm số không có GTNN

\(\lim\limits_{x\rightarrow0^-}\left(-x-\frac{4}{x}\right)=\lim\limits_{x\rightarrow0^-}\left(-x+\frac{4}{-x}\right)=0+\infty=+\infty\)

\(\Rightarrow\) Hàm số ko có GTLN

Vậy hàm số ko có GTNN và GTLN

Đáp án D đúng

11.

\(f^2\left(x\right)=\left(\sqrt{x-2}+\sqrt{4-x}\right)^2\le2\left(x-2+4-x\right)=4\)

\(\Rightarrow f\left(x\right)\le2\Rightarrow f\left(x\right)_{max}=2\)

12.

\(4f\left(x\right)-9=0\Leftrightarrow f\left(x\right)=\frac{9}{4}\)

Từ BBT, ta thấy đường thẳng \(y=\frac{9}{4}>2\) cắt đồ thị hàm số tại 1 điểm duy nhất

\(\Rightarrow\) Phương trình đã cho có 1 nghiệm

13.

\(x^3-2x^2+3=x^2+3\)

\(\Leftrightarrow x^3-3x^2=0\Leftrightarrow x^2\left(x-3\right)=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x=0\\x=3\end{matrix}\right.\)

Pt có 2 nghiệm nên đồ thị hai hàm số cắt nhau tại 2 điểm


Các câu hỏi tương tự
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết