Hình học lớp 7

Nguyễn Ngọc Khả Hân

1. Cho tam giác ABC cân tại A có góc A = 100 độ. Lấy điểm M thuộc cạnh AB, điểm N thuộc cạnh AC sao cho AM=AN. CMR MN//BC và BN=CM

2.Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm H thuộc cạnh AC, điểm K thuộc cạnh AB sao cho AH=AK. Gọi O là giao điểm của BH và CK. CMR tam giác OBC là tam giác cân.

3.Cho tam giác nhọn ABC. Kẻ AH vuông góc với BC. Tính chu vi tam giác ABC biết AC= 20cm, AH=12cm,BH =5cm

4.Tính đường chéo của một mặt bàn có hình chữ nhật, biết chiều dài 10dm và chiều rộng 5dm.

5.Tính cạnh đáy của tam giác cân trên các hình sau:a)Trên hinh 118:AH =7cm,HC=2cm: b)Trên hình 119:MQ = 4cm,QP =1cm.

6. Cho tam giác đều ABC. Lấy các điểm A,E,F theo thứ tự thuộc các cạnh AB, BC,CA sao cho AD=BE=CF. CMR tam giác DEF là tam giác đều.

Giúp mình với ạ. Mình đang cần gấp

Hoàng Thị Ngọc Anh
28 tháng 12 2016 lúc 22:12

Câu 1:

M N A B C 100

* Ta có: \(\widehat{AMN}\) + \(\widehat{ANM}\) + \(\widehat{MAN}\) = 180 độ => \(\widehat{AMN}\) + \(\widehat{ANM}\) = 80 độ

Vì AM = AN nên \(\Delta\)AMN cân tại A

=> \(\widehat{AMN}\) = \(\widehat{ANM}\) = 40 độ (1)

Do \(\Delta\)ABC cân tại A nên \(\widehat{ABC}\) = \(\widehat{ACB}\)

\(\widehat{ABC}\) + \(\widehat{ACB}\) + \(\widehat{BAC}\) = 180 độ => \(\widehat{ABC}\) + \(\widehat{ACB}\) = 80 độ

=> \(\widehat{ABC}\) = \(\widehat{ACB}\) = 40 độ (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{AMN}\) = \(\widehat{ABC}\) mà 2 góc này ở vị trí đồng vị nên MN // BC \(\rightarrow\) đpcm * Ta có: AM + MB = AB; AN + CN = AC mà AM = AN; AB = AC => MB = CN Xét \(\Delta\)MBC và \(\Delta\)NCB có: MB = NC (cm trên) \(\widehat{MBC}\) = \(\widehat{NCB}\) (đã có) BC chung => \(\Delta\) MBC = \(\Delta\)NCB (c.g.c) => MB = NC (cạnh t ư) \(\rightarrow\) đpcm.
Bình luận (8)
soyeon_Tiểubàng giải
28 tháng 12 2016 lúc 22:40

2) t/g ABC cân tại A => AB = AC (t/c tam giác cân)

Xét t/g ABH và t/g ACK có:

AB = AC (cmt)

A là góc chung

AH = AK (gt)

Do đó, t/g ABH = t/g ACK (c.g.c)

=> ABH = ACK (2 góc tương ứng) (1)

T/g ABC cân tại A => ABC = ACB (t/c tam giác cân)

=> ABC - ABH = ACB - ACK

=> HBC = KCB hay OBC = OCB

=> t/g OBC cân tại O ( dấu hiệu nhận biết t/g cân) (đpcm)

Bình luận (4)
Hà Phước Sơn
13 tháng 1 2017 lúc 19:36

câu 5

áp dụng định lý pitago cho tam giác ABD vuông tại A ta có

BDmũ 2 = AB mũ 2 + AD mũ 2

=10 mũ 2+ 5 mũ 2

=100+25

=125

=> BD = căn 125=11,2

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Jiyoen Phạm
Xem chi tiết
Ngân Phùng
Xem chi tiết
trịnh mai chung
Xem chi tiết
LƯU THIÊN HƯƠNG
Xem chi tiết
Phuc Nguyenhoang
Xem chi tiết
Hiền Tùng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Mai Shiro
Xem chi tiết
☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
Xem chi tiết