1 bể nước có 2 vòi chảy vào và 1 vòi chảy ra ở 1 phần 3 bể từ đáy. Người ta cho vòi thứ 1 chảy vào sau 2h thì nước đầy 1 phần 3 bể. sau đó cả 3 vòi cùng chảy thì sau 3h20p thì đầy bể. Hỏi nếu vòi 2 chảy 1 mình thì sau bao lâu đầy bể. biết rằng lượng nước vòi chảy ra trong 1 h = 1 nửa lượng nước vòi thứ 2 chảy trong 1 h
\(3h20ph=\dfrac{10}{3}h\)
Vòi 1 trong 1 giờ chảy được \(\dfrac{1}{3}\div2=\dfrac{1}{6}\) phần bể
Gọi vòi 2 chảy trong x giờ đầy bể \(\Rightarrow\) 1 giờ được \(\dfrac{1}{x}\) phần bể
\(\Rightarrow\) trong 1 giờ vòi 3 chảy ra được \(\dfrac{1}{2x}\) phần bể
Trong 1 giờ cả 3 vòi chảy được: \(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{6}-\dfrac{1}{2x}=\dfrac{1}{2x}+\dfrac{1}{6}\) phần bể
Theo bài ra ta có pt:
\(\left(\dfrac{1}{2x}+\dfrac{1}{6}\right).\dfrac{10}{3}=1\Leftrightarrow\dfrac{1}{2x}=\dfrac{2}{15}\Rightarrow x=\dfrac{15}{4}\) (giờ)
Vậy vòi 2 chảy 1 mình mất 3h45ph thì đầy bể