Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Sơn La , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 543
Điểm GP 249
Điểm SP 1229

Người theo dõi (313)

Quỳnh Chi b
Minz Ank
Linh Nhật
chu minh hoang

Đang theo dõi (2)

Hà Đức Thọ
Kim Chi

Câu trả lời:

Giải bài tập bằng đồ thị.

Người đi bộ đi với vận tốc 5km/h và đi được 5km thì nghỉ 0,5h nên cứ đi 1h thì người đó nghỉ 0,5h.

Người đi xe đạp đi với vận tốc 20km/h và chuyển động qua lại trong 2 điểm A và B cách nhau 20km vậy nên cứ sau 1h thì người đi xe đạp sẽ quay lại tại một điểm A hoặc B.

Vận tốc

* Lần đầu tiên hai người gặp nhau tại C lúc người đi bộ đang chuyển động và hai người đang chuyển động ngược chiều.

Công thức xác định vị trí của người bộ và người đi xe đạp so với mốc A sau một thời gian t chuyển động.

\(x_1=v_1.t;x_2=20-v_2.t\)

Sau thời gian t1 thì hai người gặp nhau lần thứ nhất. Thời gian từ lúc khởi hành đến lúc gặp nhau lần thứ nhất là:

\(20-v_2.t_1=v_1.t_1\\ \Rightarrow t_1=\dfrac{20}{20+5}=0,8\left(h\right)\)

Vị trí gặp nhau lần thứ nhất cách A là: \(s_1=v_1.t_1=5.0,8=4\left(km\right)\)

* Lần thứ hai người đi xe đạp gặp người đi bộ lúc người đi bộ đang nghỉ lần thứ nhất, vị trí gặp nhau cách A là s2 = 5km.

* Lần thứ ba người đi xe đạp gặp người đi bộ lúc người đi bộ bắt đầu nghỉ lần thứ hai, vị trí gặp nhau cách A là s3 = 10km.

* Lần thứ tư hai người gặp nhau lúc người đi bộ đang chuyển động và hai người chuyển động cùng chiều.

Công thức xác định vị trí của người bộ và người đi xe đạp so với mốc A sau một thời gian t chuyển động (tính từ thời điểm người đi bộ nghỉ xong lần thứ 2).

\(x_1'=10+v_1.t;x_2'=v_2\left(t-3\right)\)

Sau thời gian t4 thì hai người gặp nhau lần thứ tư. Thời gian từ lúc người đi bộ nghỉ xong lần thứ hai đến lúc gặp nhau lần thứ tư là:

\(10+v_1.t_4=v_2\left(t_4-3\right)\\ \Rightarrow10+5.t_4=20\left(t_4-3\right)\\ \Leftrightarrow t_4=\dfrac{11}{3}\left(h\right)\)

Vị trí gặp nhau lần thứ tư cách A là: \(s_4=20\left(\dfrac{11}{3}-3\right)\approx13,33\left(km\right)\)

* Lần thứ năm người đi xe đạp gặp người đi bộ lúc người đi bộ bắt đầu nghỉ lần thứ năm vị trí gặp nhau cách A là s5 = 15km.

* Lần thứ sáu người đi xe đạp gặp người đi bộ tại B vị trí gặp nhau cách A là s6 = sAB = 20km.

Câu trả lời:

Hỏi đáp Vật lý

Gọi vận tốc của xuồng máy là vx, vận tốc dòng nước cũng là vận tốc của phao là vn

Sau khi làm rơi phao, xuồng đi được quãng đường s1 trong khoảng thời gian t1 = 40ph = 2/3h đến điểm C, phao trôi được quãng đường s2 trong khoảng thời đó đến điểm D.

\(s_1=\dfrac{2}{3}\left(v_x-v_n\right);s_2=\dfrac{2}{3}v_n\)

Sau đó xuồng bị hỏng máy phải sửa trong thời gian t2 = 10ph = 1/6h do vậy trong khoảng thời gian này xuồng bị trôi một đoạn s1' đến điểm E, phao trôi được quãng đường s2' đến điểm F.

\(s_1'=s_2'=\dfrac{1}{6}v_n\)

Sau đó xuồng quay lại đuổi theo bè và gặp bè sau thời gian t3 và quãng đường s1'', trong khoảng thời gian này bè trôi được quãng đường s2'' và gặp xuồng tại B.

\(s_1''=t_3\left(v_x+v_n\right);s_2''=v_n.t_3\)

Theo hình vẽ ta thấy:

\(+)AD+DF+FB=4,5\\ \Rightarrow s_2+s_2'+s_2''=4,5\\ \Rightarrow\dfrac{2}{3}v_n+\dfrac{1}{6}v_n+v_n.t_3=4,5\\ \Leftrightarrow\dfrac{5}{6}v_n+v_n.t_3=4,5\left(1\right)\\ +)EB+AC-EC=4,5\\ \Rightarrow s_1''+s_1'-s_1=4,5\\ \Rightarrow t_3\left(v_x+v_n\right)+\dfrac{1}{6}v_n-\dfrac{2}{3}\left(v_x-v_n\right)=4,5\\ \Leftrightarrow v_x.t_3+v_n.t_3+\dfrac{5}{6}v_n-\dfrac{2}{3}v_x=4,5\left(2\right)\)

Từ (1) và (2)

\(\Rightarrow\dfrac{5}{6}v_n+v_n.t_3=v_x.t_3+v_n.t_3+\dfrac{5}{6}v_n-\dfrac{2}{3}v_x\\ \Leftrightarrow t_3\left(v_n-v_x-v_n\right)=-\dfrac{2}{3}v_x\\ \Leftrightarrow-t_3.v_x=-\dfrac{2}{3}.v_x\Leftrightarrow t_3=\dfrac{2}{3}\left(h\right)\)

Vận tốc dòng nước là:

\(v_n=\dfrac{s_2+s_2'+s_2''}{t_1+t_2+t_3}=\dfrac{4,5}{\dfrac{2}{3}+\dfrac{1}{6}+\dfrac{2}{3}}=3\left(\text{km/h}\right)\)

Câu trả lời:

Tóm tắt

m1 = 2kg ; t1 = 600oC

c1 = 460J/kg.K

m2 = mn + mđ = 2kg

c2 = 4200J/kg.K ; t2 = 0oC

\(\lambda\) = 3,4.105J/kg ; L = 2,3.106J/kg

Nhiệt học lớp 8

a) t = 50oC ; mđ = ?

b) t' = 48oC ; mh = ?

Nhiệt học lớp 8

Giải

a) Nhiệt lượng quả cầu thép tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 600oC xuống t = 50oC là:

\(Q_{tỏa1}=m_1.c_1\left(t_1-t\right)\)

Nhiệt lượng mđ(kg) nước đá cần thu vào để nóng chảy hoàn toàn ở t2 = 0oC là:

\(Q_{thu1}=m_đ.\lambda\)

Nhiệt lượng m2(kg) nước đã nóng chảy thu vào khi tăng nhiệt độ từ t2 = 0oC lên t = 50oC là:

\(Q_{thu2}=m_2.c_2\left(t-t_2\right)\)

Theo phương trình cân bằng nhiệt:

\(Q_{tỏa1}=Q_{thu1}+Q_{thu2}\\ \Rightarrow m_1.c_1\left(t_1-t\right)=m_đ.\lambda+m_2.c_2\left(t-t_2\right)\\ \Rightarrow m_đ=\dfrac{m_1.c_1\left(t_1-t\right)-m_2.c_2\left(t-t_2\right)}{\lambda}\\ \Rightarrow m_đ=\dfrac{2.460\left(600-50\right)-2.4200.50}{3,4.10^5}\approx0,2529\left(kg\right)=252,9\left(g\right)\)

Khối lượng nước đá trong hỗn hợp là 252,9g

b) Nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp chỉ là 48oC thay vì bằng 50oC như trường hợp trước do đó nhiệt lượng quả cầu tỏa ra để làm nước tăng nhiệt độ thêm 2oC đã được mh(kg) nước thu vào để hóa hơi hoàn toàn ở 100oC.

Nhiệt lượng m2(kg) nước tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ từ t = 50oC xuống t' = 48oC là:

\(Q_{tỏa2}=m_2.c_2\left(t-t'\right)\)

Nhiệt lượng mh(kg) nước thu vào để tăng nhiệt độ lên t'' = 100oC là:

\(Q_{thu3}=m_h.c_2\left(t''-t'\right)\)

Nhiệt lượng mh(kg) nước cần thu vào để hóa hơi hoàn toàn ở t'' = 100oC là:

\(Q_{thu4}=m_h.L\)

Theo phượng trình cân bằng nhiệt:

\(Q_{tỏa2}=Q_{thu3}+Q_{thu4}\\ \Rightarrow m_2.c_2\left(t-t'\right)=m_h.c_2\left(t''-t'\right)+m_h.L\\ \Leftrightarrow m_2.c_2\left(t-t'\right)=m_h\left[c_2\left(t''-t'\right)+L\right]\\ \Leftrightarrow m_h=\dfrac{m_2.c_2\left(t-t'\right)}{c_2\left(t''-t'\right)+L}\\ =\dfrac{2.4200\left(50-48\right)}{4200\left(100-48\right)+2,3.10^6}\approx6,671.10^{-3}\left(kg\right)=6,671\left(g\right)\)

Khối lượng nước đã bị hóa hơi là 6,671g