Bài 10. Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 gp

Trả lời câu hỏi SGK:

- Trung Quốc là thị trường đông dân, giàu tài nguyên, khoáng sản.

- Trong khi đó nửa sau thế kỉ XIX chính quyền phong kiến Mãn Thanh mục nát, suy yếu.

(trang 60 sgk Lịch Sử 8): - Dùng lược đồ (Hình 43, SGK, trang 60) trình bày đôi nét về diễn biến phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

Trả lời:

- Năm 1898, tại Sơn Đông nổ ra phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Được nhân dân ủng hộ, nghĩa quân đã mở rộng cuộc đấu tranh với Trực Lệ, Sơn Tây và cả Bắc Kinh.

- Lúc đầu, nhà Thanh hợp tác với Nghĩa Hòa Đoàn chống đế quốc. Sau vì thấy liên quân 8 nước hợp lực đàn áp Nghĩa Hòa Đoàn, nhà Thanh quay sang cấu kết với đế quốc chống lại quân khởi nghĩa.

- Tháng 8-1900, phong trào bị dập tắt.

(trang 62 sgk Lịch Sử 8): - Dựa theo lược đồ (Hình 45, SGK, trang 61) trình bày một vài nét chính về diễn biến của Cách mạng Tân Hợi.

Trả lời:

- Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương.

- Phong trào cách mạng nhanh chóng đạt được thắng lợi và lan rộng.

- Cuối năm 1911, nhiều tỉnh miền Nam và miền Trung đã hưởng ứng cách mạng, quân Cách mạng tiến tới Nam Kinh rồi Bắc Kinh.

- Ngày 29-12-1911, Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời.

- Tháng 2 -1912, Viên Thế Khải lợi dụng phong trào cách mạng, gây sức ép buộc vua Thanh là Phổ Nghi phải thoái vị. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ, Tôn Trung Sơn cũng từ chức, Viên Thế Khải lên làm Tổng thống. Cách mạng coi như kết thúc.

(trang 62 sgk Lịch Sử 8): - Nêu những kết quả và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi (1911).

Trả lời:

- Kết quả: Cách mạng lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc, thiết lập một nhà nước Cộng hòa - Trung Hoa dân quốc.

- Hạn chế: Cuộc cách mạng không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến, chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Khách