Viết văn 11

Kim Duyên
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
10 tháng 12 2016 lúc 19:49

Nguyễn Tuân với những trang anh hùng dũng liệt hiện lên dưới một 1 lớp ngôn ngữ dân tộc thuần khiết và chuẩn mực, luôn cố gắng hết sức mình để làm sống dậy một thời quá khứ rực rỡ. Và dường như cảm thấy mình không đủ sức. Nguyễn Tuân kéo cả những nhân vật của mình theo khuynh hướng ấy. Đó là trường hợp của viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (trong tập Vang bóng một thời).

Quản ngục: không phải là một anh hùng cao đẹp như Huấn Cao, lại càng không mang dáng vóc, tính cách của một tên đao phủ khát máu (Bữa rượu máu). Con người đó là một hình ảnh trung gian giữa cái đẹp và cái không đẹp. Dưới ngòi bút tài hoa của một bậc thầy về ngôn ngữ, hình ảnh trung gian ấy cũng mập mờ, không có ranh giới rõ rệt.

Thoạt nhiên, viên quản ngục có vẻ như là một con người cam chịu, yên phận và cũng chẳng có gì khác những kẻ cùng địa vị đương thời: “Chuyện triều đình quốc gia chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời". Cái khuôn khổ phong kiến, cái “phép nước” đã khiến quản ngục quen với việc nhận tù, giao tù, với "những mánh khóe hành hạ thường lệ”. Những lúc ấy, viên quản ngục cứ lạnh lùng như một cỏ may, ngoan ngoãn như một tên nô lệ trung thành với vai trò cùa mình.

Nhưng có ai ngờ, bên trong con người đó vẫn luôn tồn tại một mầm sống tươi xanh của cái đẹp. Cái mầm ấy bị đè bẹp nhưng vần khắc khoải sống như chờ đợi một lúc nào đó được vươn lên. Rồi thời điểm đó cũng đến. Huấn Cao, con người văn võ song toàn xuất hiện với “cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Quản ngục bắt đầu rơi vào một tâm trạng hết sức khó xử. Một sự đấu tranh âm thầm trở thành nét tiêu biểu cho quản ngục suốt truyện mà cũng chính là biểu hiện tiêu biểu cho quản ngục suốt truyện mà cùng chính là biểu hiện tiêu biểu cho tính “hướng nội” mỗi chúng ta thường bắt gặp trong tác phầm của Nguyễn Tuân.

http://loigiaihay.com/chu-nguoi-tu-tu-nguyen-tuan-e135.html

Cuối cùng thì niềm đam mê cái đẹp cũng đã chiến thắng. Tuy cái chiến thắng đó chưa phải là tuyệt đối nhưng vẫn đủ biến viên quản ngục thành một con người khác. “Bấy nhiêu âm thanh phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”, “Ngôi sao chính trị" dĩ nhiên là ám chỉ Huấn Cao. Còn “thanh âm phức tạp” ngầm chỉ ai? Con người ấy chính là quản ngục. Quản ngục muốn nâng niu cái đẹp nhưng lại sợ. Vì thế nên Nguyễn Tuân đã để cho nhân vật này hóa thân thành một cái gì đó vô hình, hư ảo. Chi tiết đó vừa bộc lộ nét mạnh của Vang bóng một thời lãng mạn và khao khát đánh thức cái đẹp, vừa để lộ thấp thoáng điểm yếu và sự yếu đuối của Nguyễn Tuân trong cái nhìn hoài vọng xa xôi. Nó khiến Nguyễn Tuân như tránh né, đem ông trời ra mà trách: '‘Ông trời nhiều khi chơi ác đem đày ải những cái thuần khiết giữa một đống cặn bã”.

Cũng từ ý niệm ấy, quản ngục nghĩ mình “chọn nhầm nghề mất rồi", Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp và đã tìm ra cái đẹp long lanh, mong manh giữa một vùng trời đen tối.

Việc miễn những mánh khóe hành hạ, biệt đãi những người tử tù, rồi bạo dạn xin chữ, một cách khéo léo từng chút từng chút gắn thêm nét đẹp vào con người quản ngục bởi vì: “Biết người tài, không phải là kẻ xấu". Mặc dù vậy khi đã biệt đãi, đã toan tính cách xin chữ, quản ngục vẫn còn sợ, vẫn dặn viên thơ lại nói với Huấn Cao: “Miễn là ngài giữ kín cho”. Một chi tiết nhỏ nhưng chắc là không thể thiếu. Một chi tiết vừa lãng mạn vừa hiện thực. Mến cái tài của Huấn Cao nhưng sợ “phép vua”. Phải tinh tế lắm. Nguyễn Tuân mới phát hiện ra điều đó. Phải tài hoa lắm Nguyễn Tuân mới thể hiện được điều đó. Nếu không viết về nỗi sợ ngấm ngầm thì là không thật, mà Nguyễn Tuân lại là con người luôn vươn tới cái đẹp, cái thật. Nếu viết quá nhiều thì sẽ làm ngắt quãng mạch chuyển biến đang cuồn cuộn, sôi sục trong nhân vật hình tượng.

Mến cái tài của Huấn Cao, khát khao “có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”, đến lúc này, quản ngục dường như không còn là quản ngục mà là hóa thân của Nguyễn Tuân với nhịp tim và hơi thở dành trọn cho sự nâng niu cái đẹp. “Một buổi chiều lạnh, viên quản ngực tái nhặt người đi sau khi tiếp đọc công văn”. Không còn là thương tiếc, xót xa mà đã đạt đến đỉnh điểm của niềm đau xót, thẫn thờ. Việc nhận công văn, quản ngục biết trước nhưng vẫn thấy đột ngột, hụt hẫng. Thiên lương vừa sóng dậy trong một con người đã thúc giục quản ngục hành động. Một. hành động trái ngược với những gì quản ngục nói: “Ta biết rồi, việc quan ta đã có phép trước”.

Tình yêu cái đẹp đến đam mê đã đánh thức khí phách tiềm tàng nằm im suốt bao nhiêu năm.

Trong cảnh cho chữ hùng vĩ, có một chi tiết đáng nhớ: “Người tù viết xong một chữ viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẻm đánh dấu ô chữ đặt lên phiến lục ông”, “khúm núm” không phải chỉ vì nịnh bợ mà là vì cảm phục. Khi sự cảm phục lên đến đỉnh điểm cũng là lúc kết thúc truyện. “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Một nghệ thuật tài hoa, kết thúc truyện ở cao trào. Chính nghệ thuật độc đáo đó đã nêu bật cái đẹp toàn diện, toàn mỹ và rất đặc sắc của cả người xin chữ và người cho chữ.

Dọc theo suốt chiều dài của truyện, nhân vật quản ngục luôn tồn tại với một ý nghĩa nhất định. Quản ngục không chỉ là một hình tượng độc đáo mà còn là nhân vật hội đủ những đặc điểm chung nhất của Vang bóng một thời, của quan niệm và phong cách Nguyễn Tuân: lãng mạn mà vẫn hiện thực, là tiếng nói của thiên lương, của tinh thần dân tộc, là biểu hiện của sự “yêu mến và than tiếc những cái đã qua và có sức làm sống lại một thời xưa cũ”

Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !

Bình luận (1)
Mỹ Thư Nguyễn
Xem chi tiết
I❤u
Xem chi tiết
Isolde Moria
5 tháng 11 2016 lúc 15:38

Chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh và phát triển nhất từ trước đến nay . Một thời kì mà vật chất , hàng hóa có thể coi là phất triển nhất .Sự phát triển đó tác động rất lớn tới mọi tầng lớp và lừa tuổi trong xã hội , Nhưng có lẽ lứa tuổi bị tác động nhiều nhất là lừa tuổi trẻ mới lớn . Giới trẻ đang ngày đêm quay cuồng ttong vòng xoáy của sự phát triển đó . Họ rất năng động trong mọi việc , mọi vấn đề trong cuộc sống , kể cả trong tình yêu . Họ cũng là người dồi dào tình cảm, nhạy bén trong sự cảm thụ cái hay, cái đẹp của cuộc đời; nhưng ngược lại, họ cũng là người dễ nông nổi, dễ đi quá trớn, nếu thiếu sự hướng dẫn, và những căn cơ chừng mực cần thiết.

Sống trong sự xa hoa dư giả về tiền bạc . Họ bỗng trở thành những con mọt têu tiền . Cộng với việc con người lúc nào cũng luôn có sự ganh tị với người khác Nên dễ rơi vào thái độ sống adua, đua tranh với người khác . Họ đua nhau đi những chiếc xe đắt tiền , sử dụng điện thoại tân tiến , diện những bộ ddooff quần áo , dày dép đẹp . Đã ra đường với những chiếc xe sành điệu thì mặt mũi nào mà lui tới những cà phê con cóc, những quán cơm bình dân? Phải là nhà hàng đặc sản, phải là sàn nhảy, phải là khách sạn. Đã vào mạng internet thì nhất định là chat, là email, là games, là tìm cái gọi là “mì ăn liền” chứ hơi đâu mà truy cập các trang thông tin về kinh tế, về thời sự, về văn hóa hay về khoa học kỹ thuật? Đã là dân sành điệu thì phải sao cho giống phong cách của các minh tinh, phải đến với những chương trình ca nhạc xập xình nhảy nhiều hơn hát, ai lại đi xem ba vở tuồng chèo, cải lương với những câu chuyện lịch sử và những diễn viên hoá trang theo truyền thống? Rồi thời gian đâu mà tham quan các bảo tàng hay đọc sách trong thư viện? Nhiều người biết dây là lối sống sai lầm , nhưng vì cái ma lực khủng khiếp của nó mà cũng dần dần bị cuốn theo . Họ tiêu xài như chưa bao h têu xài . Chẳng cananf biết cha mẹ họ đã vât vả kiếm tiền như thế nào . Nhưng cơn sóng này cũng chỉ do sự trống trải về tinh thần . Một khi một người nào đó đã tìm được một mục đích , một chấn lí sống nhất định thì sẽ không còn như thế nữa . Ở đời , ai mà không cái có gọ là " liêm sỉ " . Ai ai cũng muốn mọi người cho mình là nhất . Muốn xem mình là trung tâm , Vì vậy mà hpj uôn luôn quan tâm đến vẻ đẹp của mình . Họ luôn chứng tỏ mình là những người “sành điệu”, những người “model”, những người “quý tộc”, những người hợp “thời đại” … . Bằng việc đi xe tay ga, điện thoại đời mới nhất, quần áo phải hàng hiệu, tiêu sài cách thoải mái … Tất cả chỉ là để tôn vinh bản thân và lên mặt với những người khác. Một nhà xã hội học khi nhìn vào lối sống trọng thị danh dự và bản thân đã nhận định thế này: “Đây là một lối sống thiếu định hướng văn hóa, mất bản sắc dân tộc và chứng tỏ xã hội đói nghèo những giá trị sống”. Rồi có nguwoif lại ghen tị họ , kéo bè kéo lũ , đánh đa[j những người không ưa . Trở thành những hôi " bá đạo " . Đặc biệt gần đây các học sinh nữ cũng bắt đầu bạo lực như vậy . Cùng với sự phát triển của mình , Họ luôn cảm thấy tò mò về giới tính . Họ rất dễ bị lợi dụng . **ABC** đối với họ chỉ là chuyện bình thường , họ không biết sau đố là cả một hậu họa khó lường . Nhiều người còn vì lỡ mà ohair cưới nhau trong cái tuổi học trò . Cái tuổi mà có thể chưa hiểu hêt những toan tính khôn lường của xã hội .Tự viết kêt nha 
Bình luận (1)
Huỳnh Thị Thu Vân
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
1 tháng 11 2016 lúc 22:18

Phải nói rằng có những nhà thơ, nhà văn mà bóng dáng của họ giờ chỉ là niềm hoài cổ, dĩ vãng xa xưa. Nhưng ngược dòng thời gian, vẻ đẹp tâm hồn của những con người ấy vẫn mãi toả sáng, vĩnh hằng. Chúng ta càng thấm thía hơn điều đó khi đến với”bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát và “bài ca ngất ngưỡng” cuă Nguyễn Công Trứ- hai tác phẩm thấm đẫm vẻ đẹp nhân cách của nhà nho chân chính.

 

Trước hết, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua hai tác phẩm đều là sự thể hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi. Tuy nhiên mỗi người lại có một cách bộc lộ khác nhau về ước mơ thời đại ấy. Cao Bá quát chán ghét thốt lên rằng:

“Bãi cát dài bãi cát dài ơi

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn chưa dừng được

Lữ khấch trên đường nước mắt rơi”

Phẳi chăng do quá lận đạn với dường danh lợi nên ông đx không mấy khất khao khi nhắc đến nó? Với ông dường như sự nghiệp đậu đạt làm quan là quá gập ghềnh, trắc trở. Nói diều ấy không có nghĩa Cao Bá Quát không có tài mà ngược lại, ông là một người có học vấn uyên thâm. Nguyên ngân chủ yếu làm mất đi một nhân tài đất nước như ông cũng là vì sự suy thoái cử xã hội, sự khủng hoảng của thời đại. Với cách sử dụng hình tượng bãi cát đầy tính gợi hình, và hình ảnh người đi trên bãi cát vô cùng tinh tế, Cao Bá Quát đã miêu tả rất thành công sự mệt nhọc, vất vả của người đi trên con dường danh lợi. Con dường ấy dài lắm, khó đi lắm đến nỗi giọt nước mắt của những người trí thức phải tuôn rơi. Giọt nước mắt đó là tiếng khóc cho sự vất vả, mệt mỏi, giọt nước mắt khóc thương cho biết bao năm đèn sách không là gì cả mà hơn nữa, đó là tiếng khóc của thời đại, tiếng lòng bi thương cho một xã hội suy đồi. Còn đến với Nguyễn Công Trứ, ta lại cảm nhận một suy nghĩ khác:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”

May mắn hơn Cao Bá Quat, Nguyễn Công Trứ rất thành công trong sự nghiệp của mình, nhưng không vì thế mà ông đề cao con đường làm quan. Dường như có một sự tương đồng nho nhỏ trong suy nghĩ của hai nhà nho lớn khi Nguyễn Công Trứ cũng camt thấy bị gò bó, ép buộc chốn quan trường. Điều ấy được thể hiện sâu sắc qua từ “vào lồng”. Có lẽ rằng sống trong thời đại đó thì cái đíh phấn đấu cuối cùng của nhà nho là một chức quan. Với họ, học là để thi cử, dèn sách là để được vinh danh. Nhưng chúng ta không nên quá phê phán lối suy nghĩ ấy bởi đó là mục đích sống của cả một thế hệ. Nếu nhue không đi theo con đường ấy, họ sẽ chẳng có một lối rẽ nào khác cả.

Không dừng lại ở đó, cả Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đều để lại một dáu ấn riêng qua Tác phẩm của mình để khẳng định phong cách . Với Cao Bá Quát, phong cách nhà nho chân chính thật sự toả sáng kho ông có quan niệm sống vô cùng tiến bộ.

Con đường danh lợi gập ghềnh đến thế thì bạn hãy tự thoát ra. Một bước đi để đường đời thay đổi, để không còn phải vất vả bon chen, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Đâu phải chỉ có làm quan mới là con đường duy nhất đi tới thành công, hãy chọn cho mình một lối rẽ riêng, không xô bồ, chen lấn.Đừng để vòng xoáy danh lợi nhấn chìm những con người tài giỏi vào hố sâu, dũng cảm bước ra khỏi vòng xoáy ấy mới là quyết định sáng suốt nhất. Cao Bá Quát đã có một quan niệm rất đúng đắn, vượt qua thời đại để hướng con người tới một cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó cũng là bước đi đầu tiên để làm thay đổi xã hội, thoát khỏi sự lũng đoàn, suy đồi. Từ đó, Cao Bá Quát đã trở thành một biểu tượng của nhà nho chân chính, rất khác biệt so với các thế hệ trước. Cũng là một nhà nho chan chính, vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Công Trứ thể hiện qua phong cách, bản lĩnh cá nhân của mình.

… “Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nen dạng tằ bi

Gót tiên đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”

Nguyễn Công Trứ đã thể hiện mình vô cùng “ngất ngưởng”. Ông luôn làm những điều khác thường, không giống người trong khi mình là một vị quan trên muôn dân. Không những thế, ông còn khoe khoang tự đại về thành tích, công lao của mình, rồi coi mình cao hơn người khác. Hơn thế nữa, Nguyễn công Trứ còn có một cuộc sống vô cùng tự do,phóng khoáng. Vượt lên cả những lời đồn thổi tầm thường, ông sống mà không để ý đến xung quanh. Một cuộc sông đúng với choính mìn, sống thật với bản thân. Nhưng ông mãi sống trong lòng nhân dân với một hình ảnh vô cùng tốt đẹp, rất đáng kham phục. Cũng bởi vì ông đã công hién rất nhiều cho công cuộc xây dựng đất nước, có những tháng ngày sống hết mình vì nhân dân. Cành đáng trân trọng hơn nữa đó là ông đã dám thể hiện cái “tôi” cá mhân của mình. Một cái tôi bản ngã – vượt lên thời đại. Một nhà nho chân chính là người dám nói, dám thể hiện bản lĩnh của mình trước thiên hạ. Và ông đã làm được điều đó, xứng đáng với vị trí của mình trong đất nước.

Đúng vậy, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua 2 tác phẩm “Bài ca ngăn đi trên bãi cát” và “Bài ca ngất ngưỡng” được thể hiện rất thành công. Tuy mỗi người có một phong cách riêng nhưng nó đều đã trở thành một nốt nhấn thời đại, trở thành điểm sáng thẩm mĩ trong lòng người đọc bởi ấy là vẻ đẹp biểu tượng của con người Việt Nam trong thời đại dĩ vãng, xa xưa.



 

 

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 10 2019 lúc 17:38

1. Mở bài

Giới thiệu nhân cách nhà nho chân chính được thể hiện vô cùng chân thực qua hai tác phẩm Bài ca ngất ngưởng và bài ca ngắn đi trên bãi cát…

2. Thân bài

a. Giải thích

Nhân cách là gì? Là tư cách và phẩm chất của con người Nhà nho là những người đọc sách thánh hiền am hiểu sâu rộng về lễ nghi thiên hạ được nhiều người kính nể….

b. Bàn luận

- Điểm giống nhau giữa tư tưởng của nhà nho Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ:

Đều là những kẻ sĩ có tiếng trên đời song không vì thế mà khích lệ con người theo con đường quan lại. Vì các ông hiểu con đường này rất gập ghềnh chông gai. Đồng thời cũng vô cùng bất mãn trước xã hội thối nát.

- Điểm khác biệt:

Cao Bá Quát thể hiện sự chán chường về con đường danh lợi này. Ông đề cao sự hạnh phúc con người không cần phải bó buộc trong khuôn khổ mà phải biết phá kén để khẳng định mình. Còn đối với Nguyễn Công Trứ thì ông quan niệm một điều đó chính là thể hiện cái tôi của mình bằng cách đề cao cái tôi hơn người. Thế nhưng không vì thế mà bị ghét bỏ thậm chí người đời còn nhớ đến ông với rất nhiều những ấn tượng tốt đẹp một vị quan lỗi lạc hết lòng vì dân. Thế nhưng ông đã đề cao cái tôi cá nhân mình và vượt qua bản ngã của chính mình.

3. Kết bài

Đánh giá chung về nhân cách nhà nho đồng thời khẳng định tên tuổi hai ông trong lòng người đọc…

Bình luận (0)
văn tài
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
28 tháng 10 2016 lúc 20:39

bn chế ai thế ?

Bình luận (0)
Nhân Manucians
Xem chi tiết
Hào Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Phương
29 tháng 10 2016 lúc 20:25

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng

Bình luận (0)
Thảo Phương
30 tháng 10 2016 lúc 11:13

Ca dao là tiếng hát cất lên từ cõi lòng những người bình dân. Trong đó, có không ít những câu ca thể hiện nỗi lòng của những người phụ nữ. Họ là những người bị coi thường trong chế độ xã hội phụ quyền với tư tưởng"trọng nam khinh nữ". Qua những bài ca dao than thân về thân phận những người phụ nữ trong xã hội cũ, phần nào tôi hiểu được nỗi đau khổ mà họ phải chịu đựng. Trong xã hội ấy, họ bị tước đi những quyền lợi cơ bản của con người. Họ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ, những ràng buộc nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến và những quan niệm cổ hủ lạc hậu. Họ không có quyền quyết định số phận mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác bởi quy định "tam tòng" quá nghiêm khắc của Nho giáo "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" (ở nhà theo bố mẹ, lấy chồng nghe lời chồng, chồng chết phụ thuộc con). Điều giàng buộc ấy dẫn theo bao nhiêu bất hạnh của người phụ nữ, vì thế họ cất lên tiếng hát thân thở về thân phận bị động của mình.Nhưng bây giờ thì không phụ nữ được đi học,quyết định đc bản thân....................(tự nghĩ típ nhá)

Bình luận (0)
I❤u
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
28 tháng 10 2016 lúc 16:05
Có khi nào bạn nhìn lại mình và tự hỏi mình là ai? Tôi là một cơn gió bay ngang qua bầu trời, tôi là cơn mưa mát lành cho những vùng khô cằn sỏi đá? Câu hỏi "Tôi là ai?" có khi là một câu hỏi bỏ ngỏ, bởi lẽ đôi khi thật khó để trả lời được rằng mình là ai dù đã sống trên đời hàng chục năm, và đôi khi cũng bởi lẽ người ta chưa hiểu được hết cái tôi của mình.
"Cà phê thì đắng, hoa thì thơm". Việc xác định tôi là ai, tôi có nhiệm vụ gì, tôi nhận thức thế giới này ra sao?" là những câu hỏi căn bản để mỗi người sống tốt cuộc sống duy nhất của mình. Mỗi người chỉ có một cuộc đời, chỉ được sống có một lần, và mỗi ngày là một món quà mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta, bạn là đóa hoa thơm giữa đời hay không là tùy thuộc vào chính bạn. Mỗi người một vẻ, chúng ta góp phần tạo nên cho cuộc sống một vẻ đẹp hoàn mỹ cho dù không phải ai cũng có một cuộc sống hoàn hảo để có một cái tôi hoàn hảo. Thế nhưng, như Eptusenko đã từng viết "Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời, mỗi số phận chứa một phần lịch sử". Tôi có thể không phải là thứ nhất nhưng Tôi là duy nhất bởi Tôi nhìn nhận thế giới thưo góc nhìn của chính Tôi, Tôi sẵn sàng trả giá để khám phá và hoàn thiện bản thân, và Tôi chấp nhận sự khác biệt của mình và tạo cơ hội cho người khác thích nghi.
Thực ra, việc xác định được "Tôi là ai?" là một vấn đề rất quan trọng, bởi khi xác định được bản thân mình, được chỗ đứng của mình, biết được mình mong muốn điều gì và có mục đích rõ ràng, bạn mới có thể đạt được thành công. Cũng chính bởi vậy mà môn học Kỹ năng sống, xác định bản thân đang được áp dụng trong các trường đại học ngày càng nhiều.
Trong những lần lướt Net, tôi vô tình đọc được câu chuyện về một cô gái muốn xin vào làm trong một nhà hàng Nhật Bản. Cô gái cố gắng hết sức để có thể trau dồi vón tiếng Anh và tiếng Nhật dành cho nhà hàng, thậm chí cô ấy còn lên mạng tìm thông tin về các đầu bếp nổi tiếng của Nhật, các loại sushi nổi tiếng...Thế nhưng khi đến tuyển dụng, một câu hỏi duy nhất cô ấy nhận được, đó chính là "Em là ai?". Cô gái thật sự lúng túng trước câu hỏi này và đã không gây được ấn tượng với người tuyển dụng. Đó thực ra là một câu hỏi thật sự rất tuyệt và thông minh, nhưng không phải ai cũng có thể trả lời được.
Bạn thấy không, đôi khi chúng ta mải mê lo cóp nhặt tri thức và vốn sống mà quên mất ta là ai, và nhà tuyển dụng họ muốn ở chúng ta nhiều hơn những kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc. Họ cần chúng ta biết chúng ta là ai, hay nói cách khác, phải nhận thức được giá trị của bản thân mình, từ đó mới biết được giá trị của sức lao động. Chính vì vậy, hãy tập xác định mình là ai, mình muốn gì trước khi muốn có được thành công, đơn giản chỉ là nếu bạn không biết mình muốn gì, bạn sẽ không bao giờ có cái đích để phấn đấu.
Mỗi chúng ta là một điều tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã tạo ra. Hãy tạo ra một cái tôi hoàn hảo bằng cách tự trả lời những câu hỏi: mình đang ở đâu? Mình muốn gì? Mình cần gì? Mình mong muốn điều gì?... và chỉ có một con đường để ước mơ đó chính là làm việc hết mình, luôn luôn nghĩ đến những điều mình muốn và thật sự nỗ lực trong cuộc sống.
Tôi có đọc được một câu chuyện của một người đàn bà "28 năm gắn bó với dòng đời xuôi ngược", "Nhiều khi tôi tự hỏi rằng: Tôi là ai?. Cuộc đời của mỗi con người cũng giống như những trang tiểu thuyết, nhưng tiểu thuyết đời tôi nếu viết ra, trên Trái Đất này phải có hàng triệu con người rơi nước mắt. Khổ đau đến tột cùng và yêu thương đến đỉnh độ. Tôi tham lam lắm, thế nhưng tôi không thể làm gì giữa bộn bề cuộc sống này, tôi còn một đứa trẻ đang chờ mẹ về sau giờ tan sở, một tình yêu dang dở với người cha của con trai tôi, tôi chỉ là hạt cát nhỏ giữa sa mạc cát mênh mông, tôi như cơn gió lang thang giữa bầu trời, muốn xoa dịu nỗi đau cho mọi kiếp người nhưng lại không thể. Và vẫn luôn tự hỏi mình: Tôi là ai?". Vậy đấy bạn à, đôi khi người ta tự hỏi mình là ai khi còn những điều không thể làm được, khi bất lực trước mong muốn dữ dội và cháy bỏng.
Quả thật, để trả lời được câu hỏi "Tôi là ai?" là một điều thật sự khó, và không phải ai cũng có thể tìm ra câu trả lời trong một sớm một chiều. Trong cuộc sống không có nhiều bước ngoặt, mỗi vấp váp, mỗi trải nghiệm chính là cơ hội để ta có thể khám phá bản thân và xây dựng cuộc sống.
Một bài thơ khuyết danh nhưng cháy bỏng nhịp sống và thổn thức yêu thương, là những khát vọng được vươn lên, cống hiến cho đời, cho cuộc sống. "Tôi là ai?" - là niềm tin, là khát vọng, là cánh hoa, là ngọn gió, là tương lai...Và cho dù bạn là ai, bạn đang đứng ở đâu thì hãy luôn tự tin, tự hào vì chính bản thân mình... Bởi cho dù bạn không phải là thứ nhất nhưng bạn là duy nhất trên cuộc đời này.

 "Tôi muốn là niềm tin
Sinh ra từ cuộc sống
Tôi muốn là khát vọng
Đem niềm tin bay xa
Tôi muốn là bài ca
Ngân nga từ lòng mẹ
Tôi sẽ là tất cả
Trong một ngày không xa

Tôi sẽ là đóa hoa
Dâng cho đời mật ngọt
Tôi sẽ là ngọn gió
Nâng cánh diều bay xa
Bầu trời xanh bao la
Dòng sông chảy hiền hòa
Tôi là con thuyền nhỏ
Lướt gió ngoài đại dương
Tôi gọi về yêu thương
Trong tiếng ca trầm lắng
Gọi niềm tin chiến thắng
Trong giọt nắng ban mai
Tôi gọi về tương lai
Trong ngày mai hạnh phúc
Tôi muốn gọi cảm xúc
Cho ngày mới bình yên
Tôi muốn đến mọi miền
Để gọi mùa thu tới
Tôi đưa tay tôi với
Những hạt nắng lung linh
Ấm áp nụ cười xinh
Trên quê mình đất nước".
"Không được đánh mất mình mới là điều quan trọng". Muốn như thế phải luôn đi tìm câu hỏi: "Tôi là ai, tôi sẽ trở thành người như thế nào? Tôi cần gì?"... Sẽ có những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại nhưng tương lai ở phía trước, hãy cố gắng lên, bởi tất cả chỉ là chông gai nho nhỏ trên con đường khẳng định cái Tôi chân chính.
Bình luận (2)
Đức Minh
2 tháng 11 2016 lúc 22:08

"Tôi là ai", câu hỏi này không đơn thuần là câu hỏi làm nát óc bao suy nghĩ của các nhà khoa học, nó cũng là điều bí ẩn cho tạo hóa này. "Tôi là ai" phụ thuộc vào nhiều yếu tố: "Tôi đã làm được những gì", "Tôi đã trở thành thứ gì trong cuộc sống", "Tôi đã giúp ích được gì cho đời chưa".... chính những thứ đó mang lại câu trả lời cho "Tôi là ai".

Bình luận (3)
văn tài
28 tháng 10 2016 lúc 15:49

tôi là tôi

Bình luận (0)
Tuananh Oppa
Xem chi tiết
Thảo Phương
17 tháng 10 2019 lúc 18:40

1. Tìm hiểu vấn đề:

Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:


+ Cơ sở quan niệm của Nguyễn Công Trứ: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.

Quan niệm của Tố Hữu:

+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.

+Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.

Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.

2. Phân tích bài thơ:

Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.

Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.

Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.

Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.

Bình luận (0)
Nhi Le
Xem chi tiết
Diệu Huyền
30 tháng 9 2019 lúc 22:28

Tham khảo:

1. Tìm hiểu vấn đề:
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Cơ sở quan niệm: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
2. Phân tích bài thơ:
- Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.
+ Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.
+ Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
- Hình thức biểu đạt:
+ Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt.
+ Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 10 2019 lúc 17:23

Gợi ý
1. Tìm hiểu vấn đề:
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Cơ sở quan niệm: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
2. Phân tích bài thơ:
- Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.
+ Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.
+ Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
- Hình thức biểu đạt:
+ Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt.
+ Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.

Bình luận (0)