Trái đất

Lưới Hái Tử Thần
Xem chi tiết
Sáng
15 tháng 11 2016 lúc 18:28

Ánh sáng Mặt Trời khi chiếu xuống mặt đất phải đi qua lớp khí quyển. Không khí chỉ hấp thu được một lượng nhiệt rất nhỏ, không đáng kể. Chỉ sau khi mặt đất hấp thu phần lớn lượng nhiệt của ánh sáng Mặt Trời thì không khí mới nóng lên nhờ lượng nhiệt từ mặt đất phát tán ra, gọi là bức xạ mặt đất (bức xạ sóng dài). Như vậy, là không khí nóng lên không phải do trực tiếp thu nhận nhiệt từ ánh sáng Mặt Trời (bức xạ sóng ngắn) mà gián tiếp qua bức xạ mặt đất.

Nếu mặt đất có tích được một lượng nhiệt lớn của Mặt Trời thì nó mới nóng lên và sau đó mới có khả năng bức xạ một lượng nhiệt lớn ra không trung.

Trong một ngày, Mặt Trời cao nhất vào lúc giữa trưa. Góc chiếu trên mặt đất lớn nhất. Lúc đó mặt đất cũng hấp thu được một lượng nhiệt lớn nhất.

Nhưng nhiệt độ không khí chưa cao nhất, vì mặt đất phải tích được một lượng nhiệt lớn nhất thì sau đó mới có lượng nhiệt bức xạ cao nhất. Vì vậy, phải vào khoảng từ 13 giờ trở đi thì nhiệt độ không khí mới đạt đến mức cao nhất. Ban đêm, mặt đất chỉ có tác dụng phóng nhiệt mà không thu nhiệt.

Đến gần sang thì lượng nhiệt của mặt đất tích được còn ít nhất. Lúc đó cũng là lúc nhiệt độ không khí trong ngày thấp nhất.

Chính vì lí do đó, mà trong một ngày nhiệt độ không khí cao nhất không phải là lúc giữa trưa, mà là vào khoảng từ 13 đến 15 giờ. Lúc nhiệt độ không khí thấp nhất cũng không phải là lúc giữa đêm, mà là vào lúc gần sáng.

Cũng giống như vậy, trong một năm nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo lượng nhiệt của mặt đất tích luỹ được nhiều hay ít. Sau ngày hạ chí, ở nửa cầu Bắc mặt đất sau khi tích luỹ được nhiều nhiệt, mới có bức xạ lớn, làm cho nhiệt độ không khí tăng cao. Thời kì nóng nhất trong năm như vậy phải vào vài tuần sau ngày hạ chí. Thông thường trên lục địa, tháng nóng nhất trong năm là tháng 7. Tháng lạnh nhất là tháng 1.

Trên đại dương sự hấp nhiệt và phóng nhiệt so với lục địa ôn hoà hơn, nên thời gian có sự thay đổi nhiệt độ cũng dài hơn.

Nhiệt độ không khí trong ngày thu phân cao hơn trong ngày xuân phân cũng là kết quả của bứcxạ nhiệt của mặt đất chậm hơn so với bức xạ nhiệt của Mặt Trời.

Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ không khí nói trên nhiều hay ít, còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố ở địa phương như: vĩ độ, sự phân bố lục địa – biển, địa hình và các hiện tượng thời tiết ở các nơi khác nhau…

Bình luận (0)
Lưới Hái Tử Thần
Xem chi tiết
Isolde Moria
15 tháng 11 2016 lúc 18:22

Trái Đất tự quay xung quanh một trục tưởng tượng gọi là địa trục. Địa trục tiếp xúc với bề mặt Trái Đất ở hai điểm. Đó chính là hai địa cực: cực Bắc và cực Nam.

Địa cực có một số đặc điểm sau:

- Địa cực là nơi gặp nhau của các chí tuyến.

- Địa cực là nơi vĩ tuyến chỉ còn là một điểm (900).

- Hai cực đối xứng nhau qua tâm Trái Đất.

- Ở địa cực có ngày 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng.

- Địa cực có khoảng cách ngắn nhất đến tâm Trái Đất.

- Khi trái đất tự quay, địa cực không di chuyển vị trí.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
15 tháng 11 2016 lúc 18:23

Trái Đất tự quay xung quanh một trục tưởng tượng gọi là địa trục. Địa trục tiếp xúc với bề mặt Trái Đất ở hai điểm. Đó chính là hai địa cực: cực Bắc và cựcNam.

Địa cực có một số đặc điểm sau:

- Địa cực là nơi gặp nhau của các chí tuyến.

- Địa cực là nơi vĩ tuyến chỉ còn là một điểm (900).

- Hai cực đối xứng nhau qua tâm Trái Đất.

- Ở địa cực có ngày 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng.

- Địa cực có khoảng cách ngắn nhất đến tâm Trái Đất.

- Khi trái đất tự quay, địa cực không di chuyển vị trí.

Bình luận (0)
Sáng
15 tháng 11 2016 lúc 18:24

Trái Đất tự quay xung quanh một trục tưởng tượng gọi là địa trục. Địa trục tiếp xúc với bề mặt Trái Đất ở hai điểm. Đó chính là hai địa cực: cực Bắc và cực Nam.

Địa cực có một số đặc điểm sau:

– Địa cực là nơi gặp nhau của các chí tuyến.

– Địa cực là nơi vĩ tuyến chỉ còn là một điểm (90o).

– Hai cực đối xứng nhau qua tâm Trái Đất.

– Ở địa cực có ngày 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng.

– Địa cực có khoảng cách ngắn nhất đến tâm Trái Đất.

– Khi trái đất tự quay, địa cực không di chuyển vị trí.

Bình luận (0)
Yêu Isaac quá đi thui
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
12 tháng 11 2016 lúc 21:18

Xích đạo là một đường tròn tưởng tượng được vẽ ra trên bề mặt một hành tinh (hoặc các thiên thể khác) tại khoảng cách nằm giữa hai cực. Trên Trái Đất, xích đạochia hành tinh ra thành Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Theo định nghĩa thì vĩ độ của đường xích đạo là 0°.

Chúc bn hok tốt !

Bình luận (0)
Isolde Moria
12 tháng 11 2016 lúc 21:18

Xích đạo là một đường tròn tưởng tượng được vẽ ra trên bề mặt một hành tinh (hoặc các thiên thể khác) tại khoảng cách nằm giữa hai cực

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
12 tháng 11 2016 lúc 21:25

Xích đạo là một đường tròn tưởng tượng được vẽ ra trên bề mặt một hành tinh (hoặc các thiên thể khác) tại khoảng cách nằm giữa hai cực. Trên Trái Đất, xích đạo chia hành tinh ra thành Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Theo định nghĩa thì vĩ độ của đường xích đạo là 0°. Độ dài xích đạo của Trái Đất là khoảng 40.075,0 km, hay 24.901,5 dặm.

Đường xích đạo là một trong năm vĩ tuyến chủ yếu dựa trên quan hệ giữa sự tự quay của Trái Đất với mặt phẳng quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời. Ngoài ra, xích đạo là vĩ tuyến có độ dài lớn nhất.

Bình luận (0)
Baby Girl
Xem chi tiết
Đức Nhật Huỳnh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
6 tháng 11 2016 lúc 22:34

2.Tỉ lệ của một bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa.

 

Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng:

- Tì lệ số : là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Ví dụ : tỉ lệ 1:100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 1 km trên thực địa.

- Tỉ lệ thuớc : tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tĩnh sẵn. mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. Ví dụ : mỗi đoạn 1 cm bằng 1 km hoặc bằng 10 km v.v...



 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
6 tháng 11 2016 lúc 22:32

1.

+ Kinh tuyến gốc: kinh tuyến số 0 độ, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh).+ Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 0 độ (Xích đạo).Từ đó suy ra được đâu là kinh tuyến Đông và Tây, đâu là vĩ tuyến Bắc và Nam: - Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo. Mặt phẳng của kinh tuyến 0° (chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn) và kinh tuyến 180°, chia Trái Đất ra làm hai bán cầu – Bán cầu đông và Bán cầu tây.Trên Trái Đất hay các hành tinh hoặc thiên thể hình cầu, vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này có hướng từ đông sang tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất có đường kính nhỏ hơn.
Bình luận (0)
Bình Trần Thị
6 tháng 11 2016 lúc 22:34

3.

- Kinh độ: Kinh độ của một điểm là góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc và mặt phẳng chứa kinh tuyến đi qua điểm đó.

- Vĩ độ: Vĩ độ địa lý của một điểm là góc hợp bởi đường dây dọi đi qua điểm đó và mặt phẳng xích đạo.

- Tọa độ địa lí của 1 điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó

Bình luận (0)
Đức Nhật Huỳnh
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
6 tháng 11 2016 lúc 19:29
Chí tuyến Bắc hay Bắc chí tuyến (còn được gọi hạ chí tuyến, chí tuyến Cự Giải, hay nhiệt tuyến Bắc giải) một trong năm vĩ tuyến chủ yếu để đánh dấu bản đồ Trái Đất. Nó song song với đường xích đạo và nằm ở vĩ tuyến 23° 26' 22" bắc.
Bình luận (9)
Nguyễn Trần Thành Đạt
7 tháng 11 2016 lúc 17:03

Chí tuyến Bắc hay Bắc chí tuyến (còn được gọi là hạ chí tuyến, chí tuyến Cự Giải, hay nhiệt tuyến Bắc giải) là một trong năm vĩ tuyến chủ yếu để đánh dấu bản đồ Trái Đất. Nó song song với đường xích đạovà nằm ở vĩ tuyến 23° 26' 22" bắc.

@Ngọc Hnue

Bình luận (0)
Ái Nữ
27 tháng 2 2017 lúc 12:35

chí tuyến bắc hay chí tuyến nam(còn được gọi là hạ chí tuyến,chí tuyến cự giải,hay chí tuyến bắc giải) là một trong năm vĩ tuyến để đánh dấu bản đồ trái đất.Nó song song với đường xích đạo và nằm ở vĩ tuyến 23 độ , 26 độ , 22 độ bắc

Bình luận (0)
Hoa Hồng
Xem chi tiết
Phạm Ngân Hà
6 tháng 11 2016 lúc 9:36

Một vệ tinh tự nhiên (hay vệ tinh thiên nhiên, hay còn gọi là mặt trăng khi không viết hoa), có thể là bất kỳ một vật thể tự nhiên nào quay quanh một hành tinh hay tiểu hành tinh. Thuật ngữ vệ tinh tự nhiên cũng có thể được dùng để chỉ một hành tinh quay quanh một ngôi sao, như trong trường hợp Trái Đất và Mặt Trời.

Trong hệ Mặt Trời, có khoảng 240 vệ tinh tự nhiên đã được biết tới bao gồm 155 quay quanh các hành tinh truyền thống (tám hành tinh) và 80 quay quanh các tiểu hành tinh, và có lẽ rất nhiều các vật thể khác quay xung quanh các hành tinh hay các ngôi sao khác.

Sao Thuỷ và Sao Kim hoàn toàn không có vệ tinh tự nhiên. Trái Đất có một vệ tinh tự nhiên lớn, là Mặt Trăng. Sao Hoả có hai mặt trăng nhỏ là Phobos và Deimos. Các hành tinh khí khổng lồ có những hệ mặt trăng rộng, gồm nửa tá mặt trăng cỡ Mặt Trăng của Trái Đất chúng ta. Sao Diêm Vương có ít nhất ba vệ tinh, gồm cả một vệ tinh đồng hành lớn được gọi là Charon. Hệ Sao Diêm Vương - Charon và một số hệ tiểu hành tinh thỉnh thoảng được coi là những hành tinh đôi. Mặt Trăng của Trái Đất là vệ tinh đầu tiên con người đặt chân tới vào năm 1969.

Mặt Trăng là VỆ TINH TỰ NHIÊN của Trái Đất, không có nghĩa là nó không thuộc hệ Mặt Trời. Vậy câu hỏi của bạn có gì không phải không ?hihi

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
6 tháng 11 2016 lúc 11:00

vì mặt trăng là vệ tinh của trái đất mà trái đất là hành tinh trong hệ mặt trời

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
6 tháng 11 2016 lúc 12:02

Mặt trăng có trong hệ Mặt Trời. Đơn giản là vì Trái Đất có trong hệ Mặt trời, mà Mặt trăng lại là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 11 2016 lúc 15:57

Hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao, có đủ khối lượng để nó có hình cầu do chính lực hấp dẫn của nó gây nên, có khối lượng dưới khối lượng giới hạn để có thể diễn raphản ứng hợp hạch (phản ứng nhiệt hạch) của deuterium,và đã hút sạch miền lân cận quanh nó như các vật thể hành tinh (planetesimal).. "Hành tinh" ở các ngôn ngữ Âu châu như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đức... đều có nguồn gốc từ chữ planetes (Πλανήτης) của tiếng Hy Lạp. Planetes có nghĩa là "dân du mục".

Tên của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, xét theo sự tăng dần khoảng cách từ Mặt Trời: gồm bốn hành tinh đá Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, và Sao Hỏa, bốn hành tinh khí khổng lồ Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, và Sao Hải Vương (Sao Diêm Vương đã từng được xếp vào nhóm này nhưng hiện tại bị loại ra do không đáp ứng được tiêu chí ba trong định nghĩa của IAU 2006). Những tên này được chọn dựa theo hệ thống Ngũ Hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và thêm vào đó là trời (thiên), biển (hải) và địa ngục (diêm hay diêm la). Hành tinh của chúng ta có một tên đặc biệt (Trái Đất) không thuộc vào hệ thống tên vừa kể trên nhưng thường được gọi là Quả Đất hay Trái Đất hoặc Địa Cầu.

Từ năm 1992, hàng trăm hành tinh quay xung quanh ngôi sao khác ("hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời" hay "hành tinh ngoại hệ") trong Ngân Hà đã được khám phá. Đến 28 tháng 10 năm 2011, đã phát hiện được 695 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, có kích thước từ các hành tinh khí khổng lồ lớn hơn Sao Mộc cho đến kích thước của các hành tinh đá, với 528 hệ hành tinh và 81 hệ đa hành tinh (các hành tinh quay quanhsao đôi hoặc sao ba).

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 11 2016 lúc 15:57

Ngôi sao là một quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn. Ngôi sao gần Trái Đất nhất làMặt Trời, nó là nguồn của hầu hết năng lượng trên Trái Đất. Nhiều ngôi sao khác có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, khi chúng không bị lu mờ đi dưới ánh sáng của Mặt Trời. Về mặt lịch sử, hầu hết các ngôi sao sáng và nhìn thấy bằng mắt thường nằm trên thiên cầu được nhóm lại cùng nhau thành các chòm sao và các mảng sao, và những ngôi sao sáng nhất đều được đặt những tên gọi riêng. Các danh mục sao mở rộng đã được các nhà thiên văn lập nên, cung cấp các cách định danh sao theo tiêu chuẩn hóa.

Trong phần lớn thời gian hoạt động của nó, một sao chiếu sáng được là do các phản ứng tổng hợp hạt nhân tại lõi của nó, giải phóng năng lượng truyền qua phần bên trong sao và sau đó bức xạ ra không gian bên ngoài. Hầu hết mọi nguyên tố xuất hiện trong tự nhiên nặng hơn heli đều được tạo ra nhờ các ngôi sao, hoặc thông qua quá trình tổng hợp hạt nhân sao trong suốt thời gian hoạt động của nó hoặc bởi tổng hợp hạt nhân siêu tân tinh khi ngôi sao phát nổ. Các nhà thiên văn học xác định được khối lượng, độ tuổi, thành phần hóa học và nhiều tính chất khác của ngôi sao bằng cách quan sát phổ, độ sáng và chuyển động của nó trong không gian. Khối lượng tổng cộng của ngôi sao là yếu tố chính trong quá trình tiến hóa sao và sự tàn lụi của nó. Nhiều đặc trưng khác của một sao được xác định thông qua lịch sử tiến hóa của nó, bao gồm đường kính, sự tự quay, chuyển động vànhiệt độ. Một biểu đồ liên hệ giữa nhiệt độ với độ sáng của nhiều ngôi sao, gọi là biểu đồ Hertzsprung-Russell(biểu đồ H-R), cho phép xác định được tuổi và trạng thái tiến hóa của một ngôi sao.

Một sao bắt đầu từ một đám mây co sụp lại của các vật chất với thành phần cơ bản là hiđrô, cùng với heli và một ít các nguyên tố nặng hơn. Một khi nhân của sao đủ đặc, một số hạt nhân hiđrô ngay lập tức biến đổi thành heli thông qua quá trình tổng hợp hạt nhân. Phần còn lại của lớp bên trong ngôi sao mang năng lượng từ lõi ra ngoài thông qua quá trình kết hợp giữa bức xạ và đối lưu. Áp suất bên trong ngôi sao ngăn không cho ngôi sao tiếp tục bị co lại dưới ảnh hưởng của chính lực hấp dẫn của nó. Đến khi nhiên liệu hiđrô tại lõi bị cạn kiệt, các ngôi sao với khối lượng ít nhất bằng 0,4 lần khối lượng của Mặt Trời bắt đầu nở ra để trong một số trường hợp trở thành một sao khổng lồ đỏ tiếp tục đốt cháy các nguyên tố nặng hơn tại lõi sao hoặc tại các lớp vỏ bao quanh lõi. Ngôi sao sau đó bước vào giai đoạn suy biến, tái chế lại một tỷ lệ vật chất vào môi trường không gian liên sao, nơi đây sẽ hình thành lên một thế hệ sao mới với một tỷ lệ cao các nguyên tố nặng.

Hệ sao đôi và nhiều sao chứa hai hoặc nhiều ngôi sao có liên kết về lực hấp dẫn với nhau, và nói chung chúng di chuyển quanh nhau theo những quỹ đạo ổn định. Khi hai ngôi sao có quỹ đạo tương đối gần nhau, tương tác hấp dẫn giữa chúng có thể có một ảnh hưởng quan trọng lên quá trình tiến hóa của các ngôi sao. Các sao có thể tập hợp lại thành một cấu trúc liên kết hấp dẫn lớn hơn, như một quần tinh hay một thiên hà.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 11 2016 lúc 15:58

Ngôi sao bản thân nó tự phát sáng bởi các phản ứng hóa học sinh ra nhiệt độ cực kỳ lớn, ví dụ như mặt trời của chúng ta là 1 ngôi sao. Ngôi sao thì không di chuyển nên không có quỹ đạo. Tất nhiên các phản ứng hóa học cũng có giới hạn của nó nên đến 1 thời điểm nào đó ngôi sao hết năng lượng và tắt dần...
Còn hành tinh thì không tự phát sáng được vì không có các phản ứng sinh nhiệt như ngôi sao, ví dụ như trái đất chúng mình là hành tinh. Chữ "hành" nghĩa là đi, nghĩa là hành tinh thì di chuyển nên nó có quỹ đạo, thường là ổn định.
Sao lùn chắc là để phân biệt với sao cao. Hi hi mình đùa thôi. Sao lùn là ngôi sao đang ở "bên kia sườn dốc tuổi tác" của 1 ngôi sao. Nghĩa là giai đoạn 1 ngôi sao đang dần hết năng lượng và sắp tạch

Bình luận (0)
rewy6e
Xem chi tiết
Sáng
31 tháng 10 2016 lúc 20:55

Trái Đất là một khối vật chất rất lớn, do đó nó cũng có lực hấp dẫn (sức hút đối với các vật thể khác hướng vào tâm Trái Đất) rất lớn. Lực này làm cho tất cả các vật thể ở trên mặt đất và ở xung quanh Trái Đất, kể cả lớp khí quyển, đều chuyển động theo vận động tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông.

Vì vậy, chiếc trực thăng dù bay lên cao, cách xa bề mặt Trái Đất, nhưng vẫn nằm trong lớp khí quyển thì nó vẫn di chuyển theo vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Khi hạ xuống mặt đất, nó vẫn trở về đúng vị trí lúc xuất phát, mà không đáp xuống được một nơi nào khác.

Bình luận (0)
rewy6e
Xem chi tiết
Sáng
31 tháng 10 2016 lúc 20:03

đây không có sự nhầm lẫn nào cả. Lịch ở Tây Ban Nha cũng đúng, mà nhật kí của đoàn thám hiểm Magienlan cũng đúng. Sở dĩ có sự chênh lệch một ngày là vì lúc đó đoàn thám hiểm Magienlan đã không nắm được qui tắc phải chuyển ngày khi thực hiện những cuộc đi vòng quanh Trái Đất.
Hiện nay, theo quy ước, người ta đã lấy kinh tuyến 180o ở giữa Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Bất cứ tàu nào khi đi qua kinh tuyến này đều phải chuyển nhanh hoặc chậm lại một ngày tùy theo tàu đi về hướng Đông hay hướng Tây.

Giả sử vào ngày mồng 7 tháng 9, khi đồng hồ ở múi giờ gốc (múi giờ có kinh tuyến 0o đi qua chính giữa) chỉ đúng 12 giờ, thì ở múi giờ đối diện (có kinh tuyến 180o đi qua chính giữa), đồng hồ đã chỉ 24 giờ (tức 12 giờ đêm), ngày 7 tháng 9 (nếu tính giờ tăng dần theo các múi giờ phía Đông) nhưng nếu tính giờ lùi dần theo các múi giờ phía Tây thì ở đây lại là 24 giờ ngày 6 tháng 9.

Vì vậy, nếu một chiếc tàu vượt qua kinh tuyến 180o từ hướng Đông sang hướng Tây thì lịch phải lùi lại một ngày. Đây chính là trường hợp đoàn tàu của Magienlan khi vượt qua Thái Bình Dương từ châu Mĩ sang châu Á.

Bình luận (0)