Tập làm văn lớp 6

Hồ Thị Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
8 tháng 5 2016 lúc 15:54
1.Yêu cầu về hình thức:- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất số ít.- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.- Viết dưới dạng tự kể chuyện.- Chú ý chính tả, ngữ pháp2. Nội dung:Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau:Sau khi Dế Choắt qua đời, tôi muốn thay đổi cuộc sống nên đi phiêu lưu.- Cuộc chia tay cảm động với những người hàng xóm.- Trong cuộc phiêu lưu gặp nhiều chuyện vui, xong cũng không ít truyện buồn. Qua mỗi câu chuyện, tôi rút ra bài học quý giá.- Bất chợt nghĩ về Dế Choắt-Người bạn xấu số bất hạnh năm xưa, tôi quyết định về quê để thăm lại ngôi mộ của bạn.- Cuộc thăm viếng nấm mộ bạn trong nỗi xúc động, tiếng khóc ngẹn ngào; Nỗi ân hận, day dứt trào dâng trong lòng như sự việc mới xảy ra hôm nào.- Cái chết của Dế Choắt không vô ích bởi tôi đã trưởng thành, giúp tôi nhận ra lẽ phải. Tôi chịu ơn anh suốt đời.- Lời ước nguyện nhắc nhở đối với các bạn học sinh.Chúc bạn học tốt!hihi
Nguyễn Tâm Như
8 tháng 5 2016 lúc 15:58

Mỗi năm, khi đông qua xuân tới, tôi lại bồi hồi khi thấy mình đứng tuổi. Nhìn các dế con, dế cháu bây giờ tôi như nhìn thấy chính mình của nhiều năm về trước, cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng hay xốc nổi. Vì thế, thỉnh thoảng tôi kể lại cho con cháu nghe về cuộc phiêu lưu truớc đây, giúp chúng rút ra bài học bổ ích. Bỗng nhớ tới anh bạn Dế Choắt hàng xóm, tôi kể lại cho chúng nghe một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa...

Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.... còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Ta khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, ta lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học. “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Lúc đó không hiểu sao ta lại nói như vậy với một anh chàng ốm yếu chăng làm được gì như Dế Choắt. Có lẽ ta không còn đủ tỉnh táo đê suy xét điều gì nữa, ta chỉ nói cho sướng miệng, chỉ muốn ra oai để thoả mãn tính tự kiêu của mình mà không để ý đến cảm giác người khác như thế nào. Trước những lời mắng mỏ của ta, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế ta càng cho mình ghê gớm lắm. Rồi Choắt dè dặt nhờ vả ta đáo giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng lúc đó, tính ích kỉ, coi thường người khác của ta trỗi dậy mạnh mẽ. Không suy nghĩ, ngay lập tức ta thẳng thừng từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Xong, ta ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...


 
Cái thói hung hăng, hống hách ấy chỉ mang vạ vào thân thôi các con biết không. Vì cái thói ấy mà giờ đây ta vẫn còn ôm một nỗi ân hận, ân hận mãi suốt cuộc đời và không thể làm lại được. Thế nên ta mong các con hãy lắng nghe những điều ta sắp nói đây để mà không bao giờ được lặp lại những sai lầm đó.

Hôm ấy, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng Dù đang lên cơn hen, Choắt vẫn gắng gượng trả lời câu hỏi của ta. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt ta hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên ta đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Đời này ta nào đâu biết sợ ai ngoài ta, chỉ có ta quát tháo và dọa nạt người khác chứ làm gì có chuyện kẻ khác bắt nạt ta. Tức giận, ta quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó quả ta có thấy sợ nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, ta không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choẳt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, ta vẫn còn thấy rùng mình.

Không may, chị Cốc không thấy ta nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị đổ cho Choắt nhưng tất nhiên là anh ấy nói không phải. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình, chị Cốc mồi câu “Chối này” lại giáng một mỏ xuống người Choắt. Nằm tận đáy hang mà ta cũng khiếp đảm, im thin thít huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Lúc đó, ta giận con mụ Cốc kia sao độc ác mà không nghĩ ra rằng lỗi lầm là do mình gây nên. Chị Cốc đi rồi ta mới dám bò sang tìm Choắt. Ta không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Ta hối hận lắm. Ta nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với ta những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Thế rồi Dế Choắt ra đi. Thôi thôi, thế là ta đã gây nên tội. Vì ta, chi tại cái tính ngông cuồng, kiêu căng, ích kỉ của ta mà Choắt đã phải lìa xa cõi đời. Choắt ra đi để lại cho ta bài học đương đời đầu tiên đau xót...Đứng lặng giờ lâu trước mộ, lòng ta nặng trĩu..

Các con của ta. Hôm nay ta đã kể cho các con nghe về lỗi lầm, sai trái một thời của ta. Hi vọng rằng, từ câu chuyện ấy các con sẽ tự rút ra bài học cho mình để không đi theo vết xe đổ. Các con hãy nhìn ngoài kia xem, mùa xuân đã tới rồi, cuộc đời sẽ mở sang một trang mới. Ta chúc các con sẽ thành những người tốt.

_silverlining
14 tháng 12 2016 lúc 9:00

Bn đã hc hk2 rùi ak

Long Nguyen
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
20 tháng 8 2016 lúc 17:39

Cứ mỗi năm em đều được học với một thầy hoặc một cô giáo. Mỗi thầy cô đều để lại cho em những ấn tượng đẹp. Nhưng có lẽ năm học lớp Năm này, cô giáo Thương đã để lại cho tuổi thơ của em những ấn tượng đẹp đẽ nhất dưới mái trường Tiểu học quê em.

Cô có dáng người thon thả mà một số thầy giáo ở trường em thường nói là dáng người mẫu. Em không biết chính xác cô cao bao nhiêu, chỉ đoán chừng một mét sáu mươi trở lên. Nước da trắng hồng, mái tóc đen mượt, ống ả luôn được buông xuống quá vai. Thỉnh thoảng, những làn gió mát thổi qua làm những gợn mây trên mái tóc thề ấy bồnh bềnh nhấp nhô như sóng gợn. Đôi mắt cô to và đen lay láy ấn dưới cặp lòng mày thanh mịn. Em cứ tưởng như lúc nào cô cũng trang điểm, nhưng kì thực không phải. Khuôn mặt trắng mịn như được thoa một lớp phấn hồng ấy là trời phú cho cô Thương của em đấy. Vẻ đẹp xuân xanh ấy của cô được nụ cười luôn nở trên đôi môi hồng tươi mỗi khi tiếp xúc với mọi người, càng tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy của cô. Có lẽ cô thích màu trắng bởi hàng ngày cô đến lớp thường là những chiếc áo dài màu mây của tuổi học trò, trắng trong như tuổi thơ của chúng em vậy.

Mỗi lần tiếp xúc với mọi người hay giảng bài cho chúng em nghe, bao giờ cô cũng dịu dàng, nhỏ nhẹ, tạo sự chú ý ở người nghe bằng cả cử chỉ, ánh mắt và nụ cười. Có lẽ nhờ các yếu tố ấy mà chúng em trong suốt cả buổi học luôn chăm chú vào bài học không một chút lơ đễnh. Từ khi học cô cho đến bây giờ chưa một lần em thấy cô em cáu giận với ai bao giờ, Cũng có vài buổi học, có những bạn quá ham chơi không thuộc bài, cô chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Cô bao dung và độ lượng lắm! Tất cả các bạn trong lớp em ai cũng mến cô, thương cô. Giờ ra chơi, chúng em thường quây quần bên cô nghe cô kể chuyện.

Những câu chuyện mà cô kể cho chúng em nghe đều là những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò và những kinh nghiệm quý báu trong học tập mà cô đã từng trải qua để tuổi nhỏ chúng em học theo. Thương cô, mỗi chúng em đều có ý thức trong học tập và rèn luyện. Trong kiểm tra chất lượng giữa kì I vừa qua, lớp em đạt giải Nhất toàn trường. Hôm sinh hoạt lớp, cô nói: “Cô cám ơn tất cả các em, các em đã tặng cho cô một phần quà lớn nhất chúc mừng cô vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20 — 11. Cô mong thi học kì I sắp tới lớp ta vẫn giữ được thành tích này để đạt danh hiệu “Lớp về đích đầu tiên” trong phong trào thi đua “Hai giỏi” của trường”.

Đối với em, cô Thương là hình ảnh tuyệt vời nhất để lại những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất trong tuổi thơ của mình. Cô là người mẹ thứ hai của em.

Thảo Phương
21 tháng 8 2016 lúc 8:36

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

 

 

 

 

Nguyen Dieu Thao Ly
21 tháng 8 2016 lúc 15:20

Chắc hẳn đối với các bạn học sinh ai cũng có những kỉ niệm riêng với thầy cô giáo cũ của mình. Và em cũng vậy, mỗi một năm học là một năm đầy ắp những kỉ niệm với thầy cô. Có những kỉ niệm vui nhưng cũng có những kỉ niệm buồn nhưng tất cả đều làm ta nhớ mãi. Đối với em, kỉ niệm mà em không thể nào quên đó là một lần mắc lỗi với cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Hai của mình.

Cô giáo chủ nhiệm của em tên là Hiền, đối với cả lớp cô như là người mẹ thứ hai vậy. Tính cách cô rất hiền, đúng như cái tên của cô vậy, cô rất quan tâm và tận tình với các bạn trong lớp. Hàng ngày cô lên lớp đều đều, mang theo những bài giảng và cả tình yêu thương của cô nữa. Hàng ngày sau khi kết thúc bài học, cô đều giao bài tập về nhà cho các bạn để về nhà làm thêm và củng cố lại những gì đã học ở trên lớp.

Trên lớp, em là một học sinh được cô nhận xét là khá chăm chỉ học bài và có tinh thần xây dựng bài, chưa một lần nào mắc lỗi cả. Nhưng rồi chuyện này đã xảy ra với em cũng chỉ vì sự ham chơi của mình em đã làm cô buồn. Em vẫn còn nhớ đó là ngày đầu tuần, buổi học diễn ra rất sôi nổi và kết thúc sau tiếng trống tan trường, như thường lệ cô giao cho các bạn bài tập về nhà gồm một bài viết chính tả và học thuộc bài thơ đã được cô dạy trên lớp. Cả lớp đồng thanh vâng lời và kết thúc buổi học.

Hôm đấy cũng là ngày sinh nhật của em, bố mẹ em đã chuẩn bị tổ chức sinh nhật cho em vào buổi tối. Cũng là mới đầu năm học nên em chưa quen biết nhiều các bạn trong lớp nên em quyết định chỉ tổ chức một buổi sinh nhật nhỏ với ông bà, bố mẹ, em trai và mấy cô bác hàng xóm cùng các bạn cạnh nhà. Buổi chiều hôm đó, em cùng mẹ đi mua một vài thứ chuẩn bị cho buổi sinh nhật và đặt bánh kem.

Buổi sinh nhật diễn ra rất vui vẻ với sự tham gia của tất cả mọi người, em và các bạn chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ gửi tới ông bà, bố mẹ và các cô bác hàng xóm, hôm đấy em nhận được rất nhiều quà cùng những lời chúc sinh nhật rất ý nghĩa. Em rất vui, và dường như niềm vui quá nhiều đã làm em quên hẳn đi số bài tập về nhà mà cô giáo đã giao trên lớp sáng nay. Em bóc quà và trèo lên giường đi ngủ ngon lành vì đã quá mệt vì buổi sinh nhật hôm nay.

Sáng hôm sau em lên lớp bình thường như mọi khi và vẫn không nhớ gì đến bài tập phải làm cho đến khi cô giáo bước vào lớp và kiểm tra bài cũ. Lúc đấy em mới sững sờ và nhớ ra những bài tập cô giao, các bạn không thể tưởng tượng được lúc đấy em lo lắng đến như thế nào, tim thì đập rất nhanh và chân tay run lẩy bẩy. Vẫn câu hỏi của cô quen thuộc như mọi khi: “Các em đã làm bài tập hết chưa?” và cả lớp đồng thanh “Rồi ạ!”, chỉ có em là ngồi im và không dám nói câu gì. Thật sự lúc đó em rất muốn đứng dậy nhận là mình chưa làm bài tập nhưng vì xấu hổ nên em đã không làm điều đó. Một học sinh được cô khen là chăm chỉ mà bây giờ đứng dậy tự nhận mình chưa làm bài tập thì chắc chắn các bạn trong lớp sẽ cười. Và đã đến lúc cô giáo đi kiểm tra, tim em càng đập nhanh hơn, cô kiểm tra đến chỗ em, nhìn trang vở trắng thế là cô đã biết, nhưng thật lạ cô không nói gì mà tiếp tục đi kiểm tra các bạn khác cho đến khi đến bạn cuối cùng.

Suốt giờ học hôm ấy, em luôn cảm thấy bồn chồn lo lắng và mong thật nhanh hết giờ để lên nhận lỗi với cô, em biết cô không muốn chỉ ra lỗi của em trước lớp. Và cuối cùng, giờ học cũng đã kết thúc, em rón rén lên và xin lỗi cô. Lúc này em rất sợ và không biết cô sẽ phạt mình gì đây? Nhưng cô đã không làm vậy, cô hỏi rõ lí do vì sao em không làm bài tập, em trình bày cho cô nghe về buổi sinh nhật tối hôm qua, cô chỉ nhắc nhở và còn chúc mừng sinh nhật em. Lúc này em mới thật sự cảm thấy nhẹ nhõm và hứa với cô sẽ không bao giờ có lần thứ hai em tái phạm lại lỗi này nữa.

Lần mắc lỗi đó chắc chắn sẽ không bao giờ em có thể quên được, đó như là một lần nhắc nhở em phải chăm chỉ học tập hơn để không phụ với tận tình, quan tâm của cô giáo.

Long Nguyen
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
20 tháng 8 2016 lúc 17:47

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

 

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.

 

Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.

 

Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói đố mày làm nên.

 

Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi

Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.

 

Mười năm rèn luyện sách đèn

Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.

 

Mẹ cha công đức sinh thành

Ra trường thầy dạy học hành cho hay.

 

Ơn Thầy không bằng gốc bễ,

Nghĩa Thầy Gánh vác cuộc đời học sinh.

 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

 

Công cha, áo mẹ, chữ thầy

Gắng  công mà học có ngày thành danh.

 

Bẻ lau làm viết chép văn

Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy.

 

Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.

 

Đến đây viếng cảnh viếng thầy

Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần.

 

Ở đây gần bạn gần thầy

Có công mài sắt có ngày nên kim.

 

Con ơi ham học chớ đùa

Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo.

 

Con hơn cha là nhà có phúc

Trò hơn thầy là đất nước yên vui.

 

Con ơi ghi nhớ lời này

Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.

 

Dạy con từ thuở tiểu sinh

Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi

Học cho "cách vật trí tri"

Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.

Ngô Châu Bảo Oanh
20 tháng 8 2016 lúc 17:53

Con ơi ham học chớ đùa
Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo.

*** 

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui.

*** 

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.

*** 

Chữ thầy trong cõi người ta
Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy

*** 

Thời gian dẫu bạc mái đầu
Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy

*** 

Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho "cách vật trí tri"
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.

*** 

Ai người đánh thức đêm trường mộng
Ai soi đường lồng lộng ánh từ quang
Ai thắp lửa bồ đề toả sáng
Đạo vô vi sưởi ấm cả trần gian


 

Ngô Thanh Hồng
20 tháng 8 2016 lúc 18:12
Nhất tự vi sư , bán tự vị sư ( Một chữ cũng là thầy , nửa chữ cũng là thầy )Công cha , nghĩa mẹ , ơn thầy 

Chân thành đền đáp học ngày càng chăm.

3.  Muốn sang thì bắc cầu kiều 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy .

4.   Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy

5. Công cha, áo mẹ, chữ thầy

Gắng  công mà học có ngày thành danh.

 

6. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây .

 

Long Nguyen
Xem chi tiết
Phạm Thu Hằng
20 tháng 8 2016 lúc 20:45

Bài 1:

a)Ăn có nơi chơi có chốn

b)Vườn không nhà trống

Long Nguyen
20 tháng 8 2016 lúc 20:55

điền cặp từ đồng nghĩa

trước.......sau..........

LIÊN
20 tháng 8 2016 lúc 21:01

1) ) ăn có nơi chơi có chốn

b) vườn không nhà trống

2) '' quê cha đất tổ''quê hương, nơi tổ tiên, ông cha ở đó từ rất lâu đời, về mặt có sự gắn bó tình cảm sâu sắc.

b) khác nghĩa: ko biết

3) a)''lụp xụp'': (nhà cửa) thấp bé, tồi tàn và xấu xí

 

Long Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Anh
20 tháng 8 2016 lúc 21:10

Trước in front of sau behind

Nguyễn Duy Anh
20 tháng 8 2016 lúc 21:11

Trước quá khứ sau tương lai

Nguyễn Duy Anh
20 tháng 8 2016 lúc 21:13

trước lạ sau quen

Long Nguyen
Xem chi tiết
Long Nguyen
21 tháng 8 2016 lúc 10:30

ghi ro rang nhe

Lightning Farron
21 tháng 8 2016 lúc 10:31

google

Lê Nguyên Hạo
21 tháng 8 2016 lúc 10:32

bạn lp mấy mà k biết tính??? bằng sách lp 5 á

Nguyễn Long
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
21 tháng 8 2016 lúc 15:37

lạ quen

Thảo Phương
21 tháng 8 2016 lúc 15:54

Trước lạ sau quen

Phuong Truc
24 tháng 8 2016 lúc 19:57

Trước lạ sau quen

lê thị lan anh
Xem chi tiết
Phuong Truc
24 tháng 8 2016 lúc 17:23
a) Mỗi khi mùa xuân về, những búp bàng cựa mình chui ra khỏi những nhánh khô gầy, khẳng khiu sau cả mùa đông dài ấp ủ dòng nhựa nóng. Chỉ qua một đêm thôi, những chồi xanh li ti đã điểm tím hết cành to, cành nhỏ. Và rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày mỗi khác, mỗi lúc mỗi khác. Cái màu xanh mượt mà, cái sức sống quyết liệt ấy đã gợi mở rất nhiều điều mới lạ trong tôi.b) Mùa hè sang, cành trên cành dưới chi chít lá. Tán bàng xoè ra như một chiếc ô khổng lồ, nhiếu tầng nhiều bậc chiếm lĩnh không gian. Dưới cái ô khổng lồ màu ngọc bích ấy, không biết bao nhiêu người khách qua đường đã dừng lại nghỉ chân. Hiền lành và trầm tư, ngày qua ngày, cây bàng vẫn bền bỉ dang rộng vòng tay giúp ích cho đời.c) Thu đến, những chiếc lá bàng cứ đỏ dần lên theo từng nhịp bước heo may. Cây bàng lại trang điểm cho mình một bộ cánh mới. Bộ cánh đó cứ đậm dần, đậm dần lên sau từng đêm thao thức. Đến cuối thu thì nó chuyển hẳn sang màu đỏ tía. Cái màu đỏ ấy không thể thấy ở bất cứ loài cây nào. Cái màu tía kì diệu, càng nhìn càng thấy mê say.d) Khi trời chuyển mình sang đông, cây bàng bắt đầu trút lá. Những chiếc lá bàng lay động như những ngọn lửa đỏ bập bùng cháy. Rồi chỉ một cơn gió nhẹ, những ngọn lửa đỏ ấy chao liệng rồi đua nhau rớt xuống. Chỉ qua một đêm thôi, mặt đất đã được trang điểm một tấm thảm đỏ được dệt bằng những chiếc lá bàng. Kì diệu thay những chiếc lá! Đã rụng rồi mà vẫn toát lên vẻ đẹp đến mê say
Phạm Ngân Hà
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 8 2016 lúc 16:21
- Các từ mượn trong các câu này là: phônfannốc ao- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.
Nguyen Thi Mai
25 tháng 8 2016 lúc 16:20

+ Từ mượn trong các ví dụ trên là: gọi điện, fan, say mê.

+ Các từ: gọi điện, người say mê, nốc ao dùng trong trường hợp giao tiếp có tính chất nghiêm túc, trước đám đông, hay người lớn tuổi.

+ Các từ: phôn, fan, đo ván dùng trong những trường hợp bạn bè nói với nhau.

Dương Taurus
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 9 2016 lúc 22:12

Mở bài:
+ Hoàn cảnh câu chuyện được kể: nhằm giải thích cho ai đó biết Vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
+ Giới thiệu chuyện sẽ kể (nguồn gốc của dân tộc Việt Nam).

Thân bài:
+ Những nét đặc biệt về ngoại hình, tài năng của Lạc Long Quân và những hành động giúp đỡ nhân dân của ngài.
+ Lạc Long Quân gặp Âu Cơ; những đặc điểm về ngoại hình, tính cách của Âu Cơ.
+ Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên.
+ Âu Cơ mang thai và sinh ra cái bọc trăm trứng nở trăm con; sự kì lạ trong việc lớn lên của một trăm người con.
+ Những khó khăn trong việc chung sông của hai vợ chồng khác nòi giông dẫn đến việc Lạc Long Quân và Âu Cơ quyết định mỗi người đưa năm mươi con đến xứ sở của mình và hẹn ước giúp đỡ nhau.
+ Việc lập vua Hùng của người Việt cổ.

Kết bài:

Những suy nghĩ của người kể chuyện về tình cảm của các dân tộc anh em trên đất nước trải qua hàng nghìn năm lịch sử.

Phương Anh (NTMH)
25 tháng 8 2016 lúc 20:04

là chuyện con rồng cháu tiên đó bn???

Nguyen Thi Mai
25 tháng 8 2016 lúc 20:18

Cu Mít nhà tôi năm nay mới 5 tuổi nhưng rất thích học làm người lớn. Tối nào cũng vậy, cứ bảy giờ tối là cu cậu ngồi trước màn hình ti vi xem thời sự cứ như ông cụ non. Hôm ấy, cũng như thường lệ, cu cậu đang xem rất chăm chú thì bỗng thấy gãi đầu gãi tai. Một lúc sau thì chạy ra hỏi nhỏ tôi: “Anh Tí ơi! Sao trên ti vi cứ bảo người Việt Nam ta là con Rồng cháu Tiên. Họ nói sai phải không anh. Anh em mình là con của ba mẹ và ông bà đấy chứ! Anh Tí nhỉ?”. Nhìn cu Mít ngây ngô mà tôi phì cười. Tôi xoa đầu Mít và bảo: “ừ, anh em mình đúng là con của ba mẹ và cháu của ông bà, nhưng nguồn gốc xưa kia của chúng ta là con cháu Rồng Tiên. Hôm trước được học bài “Con Rồng cháu Tiên” anh mới biết đấy. Để anh kể cho Mít nghe nhé!”. “Vâng ạ!” - Cu Mít mắt sáng như bắt được một chú siêu nhân khổng lồ vậy. Mít ta chăm chú nhìn tôi chờ đợi. Hắng giọng, tôi bắt đầu kể:

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ được gọi là Bắc Bộ, có một vị thần thuộc nòi Rồng, con trai của thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần trông rất khác lạ. Mình rồng, sống ở dưới nước, chỉ thỉnh thoảng thần mới lên trên cạn thôi! Thần có sức khoẻ vô địch, hơn cả siêu nhân và có nhiều phép lạ hơn cả Tôn Ngộ Không. Thần rất tốt bụng. Không những giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành - mà Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cả cách ăn ở. Khi xong việc, Thần thường về thuỷ cung chăm sóc mẹ. Chỉ khi có việc thần mới hiện lên.

-   Ước gì em được gặp Thần nhỉ? Cu Mít chen vào.

-  Trật tự nào! Anh đang kể mà.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, hai thần đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng giống như ba và mẹ của Mít và anh Tí ý - Thấy cu Mít có vẻ hiểu, tôi nói tiếp - Hai thần sống ở cung điện Long Trang rất to và đẹp. Bên ngoài còn có bao nhiêu là hoa thơm cỏ lạ vả nhiều muông thú dạo chơi, vui đùa. Được ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh thì một chuyện kì lạ đã xảy ra. Nữ thần sinh ra một bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thuờng. Đàn con không cần bú mớm mà lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, ai cũng khoẻ mạnh như cha.

Cuộc sống của họ cứ thế êm đềm diễn ra nhưng Lạc Long Quân vốn quen ở nước, sống mãi trên cạn không quen nên thường hay buồn rầu. Cuối cùng, không chịu nổi, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thuỷ cung. Một mình ở lại nuôi con, Âu Cơ tháng ngày chờ mong trong buồn tủi. Không chịu nổi cảnh ngóng trông dài đằng đẵng, Âu Cơ gọi chồng lên than thở:

-   Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

Lạc Long Quân bèn nói:

 

-  Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng Tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tinh, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn ước.

Nàng Âu Cơ nghe theo và đưa con lên đường.

Người con trường theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Mít có nhớ năm ngoái Mít được ba mẹ cho đi hội đền Hùng không. Đó chính là đền thờ các Vua Hùng - con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ đấy.

Ngày xưa chỗ đó gọi là Phong Châu. Tên nước thời xưa được đặt là Văn Lang. Trong triều có tướng văn, tướng võ; con trai vua thì gọi là lang, con gái vua gọi là Mị Nương. Khi cha chết thì ngôi báu được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vuơng.

Chính bởi thế mà hiện nay, người Việt Nam ta - con cháu Vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

Giờ thì Mít đã hiểu tại sao các cô phát thanh viên lại bảo người Việt Nam là con Rồng cháu Tiên chưa? - Tôi hỏi.

-   Rồi ạ! - Mít đáp nhanh nhảu - Mít cũng là con Rồng cháu Tiên phải không anh Tí?

-   Ừ! Đúng rồi. Vì thế nên Mít phải nghịch ít thôi, chăm học đọc, học viết vào để xứng danh con cháu Tiên Rồng.

-  Em biết rồi ạ!

Nhìn cu Mít vui sướng vì được nghe chuyện, tôi lấy làm tự hào lắm Tôi thấy mình cũng oai ra phết, ít ra tôi cũng hiểu rất rõ về nguồn gốc của dân tộc - nguồn gốc Rồng Tiên.