2. Bài thơ “Sông núi nước Nam” có phương thức biểu đạt nào?
Miêu tả Tự sự Biểu cảm Nghị luận
2. Bài thơ “Sông núi nước Nam” có phương thức biểu đạt nào?
Miêu tả Tự sự Biểu cảm Nghị luận
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ...”
(Ngữ văn 7- tập 1)
Câu 7: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ trên.
Em tham khảo nhé:
"Sông núi nước Nam"- Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ...”
(Ngữ văn 7- tập 1)
Câu 1. Em hãy cho biết nhan đề chữ Hán của bài thơ trên?
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 3. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó?
Câu 4. Giải thích các yếu tố Hán Việt trong các từ sau: sơn hà, thiên thư.
Câu 5. Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” (Vua Nam ở) thì em sẽ giải thích như thế nào?
Câu 6: Theo em vì sao bài thơ trên được mệnh danh là bài thơ thần. Việc bài thơ được mệnh danh là bài thơ thần có ý nghĩa gì?
- HẾT –
Cho em đặt câu hỏi như sau:Tìm sừ khác nhau và giống nhau giữa 2 bài thơ: Sông núi nước Nam với bài Phò giá về kinh. Giups em với ạ:)))))
Em tham khảo nhé:
- Điểm giống nhau của hai bài thơ :
+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.
+ Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.
+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.
- Sự khác nhau :
+ Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
vậy cách gieo vần có giống nhau ko hả chị?
Nghệ thuật nổi bật trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” là gì?
Sông núi nước Nam
-Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
-cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
-lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
Sông núi nước Nam:
- Là lời khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của nước Nam
-Ý chí kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc.
Nghệ thuật:
- Giọng điệu dồn nén cảm xúc, dõng dạc, dứt khoát
- Ngôn ngữ lựa chọn
Phò giá về kinh:
- Hào khí của dân tộc ta ở thời nhà Trần được tái hiện qua sự kiện lịch sử chống giặc Mông- Nguyên chiến thắng Hàm Tử- Chương Dương
- Phương châm giữ nước vững bền
Nghệ thuật :
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào
- Cảm xúc dồn nén bên trong tư tưởng
nếu có bạn thắc mắc sao không nói là " Nam nhân cư " (người Nam ở) mà lại nói " Nam đế cư " ( vua Nam ở ) thì em sẽ giải thích thế nào ?
TK:
Bài thơ nói “ Nam đế cư” mà không nói “Nam nhân cư (người Nam ở)
- Nói Nam đế cư để khẳng định sự ngang hàng giữa Việt Nam với Trung Quốc. (Trung Quốc luôn cho rằng mình là quốc gia lớn, chỉ có vua của họ mới được gọi là Thiên tử, còn các vị vua ở các nước khác chỉ được phép xưng vương)
- Khẳng định nền độc lập của quốc gia dân tộc, khi tuyên bố nước Nam do vua Nam đứng đầu
→ Ý thức, lòng tự tôn dân tộc và sức mạnh ngoan cường được khẳng định chắc chắn, đầy tự hào
Tham khảo :
- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời).
- Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao
- Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.
Như vậy, tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.
sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý .Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo bố cục như thế nào ? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?
Tham khảo:
Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền dân tộc.“Sông núi nước Nam, vua Nam ở” khẳng định rất rõ ràng về việc chủ quyền, đất nào thì vua ấy. Một sự độc lập và có chủ quyền riêng về chính trị, quân sự. Đó là sự thật hiển thiên không ai, không một thế lực nào được xâm phạm vào lãnh thổ chủ quyền của dân tộc ấy. Đó thể hiện một chân lí của cuộc đờiTrong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời = > chân lí của đất trời.Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây” lời hỏi tội lũ giặc cớ sao sang xâm phạm, làm những điều xấu xa, phi nghĩa và sao lại dám trái với đạo trời, đã làm trái với những gì trời định.“Chúng mày nhất định phải tan vỡ” đó là lời cảnh báo trước những việc mà lũ giặc đã làm – gieo gió thì gặp bão. Điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu xa, lũ làm việc bất nhân, tàn bạo mà phải gánh chịu. Không chỉ vậy câu thơ còn khẳng định ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền của đất nước đến cuối cùng mà còn tạo nên được niềm tin tất thắng mai sau.Nhận xét bố cục bài thơ: Bố cục chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu đã nêu ra chân lí khách quan về chủ quyền dân tộc và hai câu sau nếu ra vấn đề có tính hệ quả cho chân lí đã nêu.tham khảo :
Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền dân tộc.“Sông núi nước Nam, vua Nam ở” khẳng định rất rõ ràng về việc chủ quyền, đất nào thì vua ấy. Một sự độc lập và có chủ quyền riêng về chính trị, quân sự. Đó là sự thật hiển thiên không ai, không một thế lực nào được xâm phạm vào lãnh thổ chủ quyền của dân tộc ấy. Đó thể hiện một chân lí của cuộc đờiTrong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời = > chân lí của đất trời.Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây” lời hỏi tội lũ giặc cớ sao sang xâm phạm, làm những điều xấu xa, phi nghĩa và sao lại dám trái với đạo trời, đã làm trái với những gì trời định.“Chúng mày nhất định phải tan vỡ” đó là lời cảnh báo trước những việc mà lũ giặc đã làm – gieo gió thì gặp bão. Điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu xa, lũ làm việc bất nhân, tàn bạo mà phải gánh chịu. Không chỉ vậy câu thơ còn khẳng định ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền của đất nước đến cuối cùng mà còn tạo nên được niềm tin tất thắng mai sau.Nhận xét bố cục bài thơ: Bố cục chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu đã nêu ra chân lí khách quan về chủ quyền dân tộc và hai câu sau nếu ra vấn đề có tính hệ quả cho chân lí đã nêu.Bài 1
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
a. Bài ca dao gợi cho em một bức tranh như thế nào? Hãy phác họa bức tranh đó bằng những câu văn có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
b. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu tìm và nêu giá trị của các từ láy được sử dụng trong bài ca dao trên.
Bài 2: Tìm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em” hoặc “thương thay”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?
Phân tích bài thơ Sông núi nước Nam -để thấy rằng bài thơ này xứng đáng được coi là “ Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của nước ta.
Bài 3: Hãy giải thích vì sao cả Lý Thường Kiệt trong bài thơ Sông núi nước Nam và Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại cáo đều dùng chữ “ đế” mà không dùng chữ “vương” để nói về vua nước Nam.
- Nam quốc sơn hà Nam đế cư ( Sông núi nước Nam)
- Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. (Bình Ngô đại cáo)
ai giúp mình càng nhanh càng tốt nha
Viewts một đoạn văn cảm nhận của em về văn bản “Sông nói nước nam”
Tham khảo :
Nam quốc sơn hà ( Sông núi nước Nam ) được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên . Khi đọc bài thơ , người đọc đã cảm nhận được ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của nhân dân ta :
" Nam quốc sơn hà Nam đế cư ,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư .
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư . "
Trước hết , người đọc cần hiểu được về hoàn cảnh ra đời của bài thơ . Tương truyền vào năm 1077 , quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta . Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt . Một đêm nọ, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em trương Hống và Trương Hát - hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt - có giọng ngâm bài thơ này .
Hai câu thơ mở đầu là một lời khẳng định đanh thép về chủ quyền của dân tộc ta . Quan niệm của người xưa thì toàn bộ diện tích lãnh thổ , của cải vật chất , con người của một đất nước đều thuộc về nhà vua . Mọi quyền lực đều thuộc nhà vua - người đứng đầu , đại diện cho một quốc gia . Nhưng với cách dùng từ “ Hoàng đế nước Nam ” cho thấy một lòng tự tôn , tự hào dân tộc . Câu thơ tiếp theo tiếp tục chứng minh lí lẽ về độc lập chủ quyền của dân tộc . Lãnh thổ , địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời . Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được .
Đến hai câu thơ sau , người đọc đã cảm nhận được ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc . Câu hỏi tu từ “ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? ” giống như một lời răn đe , cảnh cáo cho những kẻ xâm lược đi xâm lược lãnh thổ của nước khác . Đó là hành vi trái với quy luật của tự nhiên , trái với chính nghĩa . Và cuối cùng là lời răn đe , khẳng định vang lên đầy đanh thép . Những kẻ đi xâm lược , cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp . Một giọng thơ hào hùng , đanh thép giúp người đọc cảm nhận được ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước .
Như vậy , bài thơ “ Sông núi nước Nam ” quả là một bài thơ thần . Mỗi câu thơ đều minh chứng cho tinh thần , ý chí của con người , dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ .
Viết MỞ BÀI và KẾT BÀI cho 2 đề: KHÔNG CẦN VIẾT CẢ BÀI. CHỈ CẦN VIẾT MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI. VIẾT CẢ 2 ĐỀ + cảm nhận 2 câu đầu của văn bản Sông núi nước Nam + cảm nhận về 2 câu sau của văn bản Sông núi nước Nam