Xác định biện pháp tu từ,nêu tác dụng trong đoạn trích sau(bên cạnh ngài,mé tay trái...nghiêm trang lắm)
Giúp em với!! Sắp thi rồi
Xác định biện pháp tu từ,nêu tác dụng trong đoạn trích sau(bên cạnh ngài,mé tay trái...nghiêm trang lắm)
Giúp em với!! Sắp thi rồi
biện pháp tu từ: liệt kê.
Tác dụng: Làm nỗi bậc sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của những người dân phu đang làm lụng khổ sở, vất vã ngoài mưa gió, bão lũ.
Tóm tắt hộ mình bài Sống chết mặc bay.
Em tham khảo nhé !
Trời đã về đêm, khúc đê yếu với hai ba đoạn đã bị thẩm lâu đã không còn trụ được mà nước vẫn cứ dâng cao, mưa vẫn cứ tầm tã. Nhân dân trong hoàn cảnh nguy khốn đã dùng hết mọi sức lực, khẩn trương, vất vả để cứu lấy làng mạc, nhà cửa. Trong khi đó, “phụ mẫu” của dân- những con người chốn cửa quan đang tấp nập, vui vẻ chơi tổ tôm với những đồ ăn và thứ đồ chơi xa xỉ. Nguy cơ vỡ đê càng gần, lính canh rồi con dân càng đến thông báo, van xin thì lúc ấy, ván bài của quan lại càng lớn, càng giục giã và không quan tâm. Đến khi quan ù ván bài lớn cùng là khi nhân dân rơi vào tình cảnh thảm sầu không kể xiết trong cảnh đê vỡ: "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn".
tham khảo
Khoảng một giờ đêm, trời mưa tầm tã đã mấy giờ liền làm nước sông Nhị Hà dâng lên ngày một cao. Những cơn sóng dữ dội trong đêm làm khúc đê lâm vào nguy hiểm, không chừng sẽ vỡ. Hàng trăm người dân phu đã nhoài mình bì bõm trong nước lũ và trời mưa để chống trọi lại thiên nhiên. Người thì đắp, người cừ, tất cả đều ướt như chuột lột.
Tiếng trống liên thanh vang khắp không gian tiếng ốc vô hồi réo trong cơn mưa lũ, tiếng người dân xa xứ ý ới gọi nhau sang hộ đê. Mưa ngày một tầm tã, nước sông cứ thế dâng lên thách thức con người.
Trong lúc nước sôi lửa bỏng ấy, cách nơi hộ đê chừng bốn năm trăm mét, trong mái đình cao ráo tránh được mọi bão táp, quan phụ mẫu đang chễm chệ ngồi trên chiếc sập gỗ cùng vài tên đầy tớ. Đèn thắp sáng trưng như ban ngày, xung quanh chỗ quan ngồi bày ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà,... bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút thơm lừng. Kẻ hầu người hạ vây bốn xung quanh vị " chúa" của mình. Quan phụ mẫu đang chơi bài tổ tôm với thầy Đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở. Lính lệ khoanh tay đứng hầu hạ có vẻ rất trang nghiêm.
Tiếng cười nói vui vẻ phát ra xung quanh mưa vẫn tầm tã u ám chẳng làm ảnh hưởng đến không khí trong đình. Các quan cứ ung dung như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến lúc quan ù to, cũng là lúc có lính vào báo đê vỡ, quan thản nhiên mặt nghiêm nghị quát mắng tên lính. Lúc bấy giờ muôn làng đã chìm trong biển nước
xét về cấu tạo, câu''dạ,bẩm...''''có biết không?'' thuộc kiểu câu gì? nêu tác dụng của việc sử dụng câu đó trong văn bản ?
Thuộc câu đặc biệt. Nó giúp tái hiện rõ ràng tên quan phủ lòng lang dạ thú
Giải giúp mình câu 3 ạ!
a) từ chiều đến giờ
b) Đứng giữa câu
Ý nghĩa: chỉ thời gian
a) từ chiều đến giờ
b) Đứng giữa câu
Ý nghĩa: chỉ thời gian
Cho mik hỏi bài 1 phần tự luận này ạ!!! Mik cảm ơn nhiều!!!
Câu 1: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn
Phương thức biểu đạt: tự sự
Câu 2: quan vui vẻ >< dân khổ cực
Câu 1: - Trích từ văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn
- PTBĐ chính: Tự sự
Câu 1:Đoạn văn trên trích trong văn bản "sống chết mặc bay " Tác giả Phạm Duy Tốn.PTBĐ: Liệt kê
Câu 2 :một bên quan vui vẻ ><một bên dân khổ cực
Câu 3 : NDC:Lên án gay gắt tên quan lòng lang dạ sói và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân do kẻ cầm quyền gây ra.gồm 2 giá trị : giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo .Giá trị hiện thực:Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ lòng lang dạ thú .Giá trị nhân đạo : Lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền trước tình cảnh ,cảnh tượng nghìn sầu muôn thảm của nhân dân
Câu 4 Trạng ngữ: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn
Ý nghĩa: Nêu lên sự sung túc, xa hoa của tên quan phụ mẫu.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật độc đáo được sử dụng ở văn bản có chứa đoạn văn trên
Câu 1:
a)Đoạn văn trên trích từ văn bản "Sống chết mặc bay" của tác giả Phạm Duy Tốn.
b)Thể loại văn bản chứa đoạn trích là truyện ngán
c)Nội dung của đoạn văn trên:nói lên cảnh nghìn sầu muôn thảm, chân lấm tay bùn của người dân trước thiên nhiên bão lũ
d)Biện pháp nghệ thuật đc thể hiện trong đoạn trích trên:liệt kê
Phép liệt kê:kẻ thì thuổng......kẻ vác tre
Tác dụng:
-Việc tác giả nêu ra hàng loạt các sự việc tương tự với kết cấu như trên có tác dụng làm cho sự miêu tả thêm đậm nét nhằm giúp người tiếp nhận thấy được sự khổ cực của người dân chân lấm tay bùn,
-Làm câu văn thêm sinh động, hấp dẫn
Câu 2:
Tham khảo:
Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa tình cảnh của người nông dân vô cùng chân thực. Truyện mở đầu bằng thời gian lúc đó là gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà mỗi lúc một cao, trời mưa tầm tã. Trong hoàn cảnh đó, người dân ra sức bảo vệ con đê. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le? Không khí lúc này thật căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Vậy mà trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ mẫu vẫn thản nhiên ngồi chơi bài, bỏ mặc người dân một mình chống chọi với bão lũ. Nhà văn muốn nhấn mạnh với người đọc rằng cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.
Những chỗ mk in đậm là câu đặc biệt nhé
Câu 3
Tham khảo:
Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự nếp sống văn minh và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lý thiết thực trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lý nhân văn sâu xa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh "ăn quả" và "trồng cây" ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.
Còn rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn và phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Nhưng lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội. Từ đó con người phần thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng mình, phần không cảm thấy hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toán do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người, rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa.
Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lý làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.
Ai giải hộ mik câu 4 với mik đang cần rất gấp ạ !!!!!!
- Tương phản khi một vị quan phụ mẫu quyền cao chức trọng đang ngồi chơi bài trong một cái đình cao ráo, cùng với bao của ngon vật lạ, trong khi đó hàng bao người dân đang vất vả ngăn lại con lũ dữ dội bên ngoài kia
=> Tác dụng: Việc sử dụng 2 hình ảnh tương phản này góp phần nhấn mạnh thêm vào 2 điều:
1. Đời sống khổ cực của nhân dân, chịu những thiên tai dữ dội nhưng lại phải tự lo, không được sự trợ giúp của vị quan phụ mẫu
2. Sự vô tâm, không làm tròn trách nhiệm của lão quan phụ mẫu, hút máu nhân dân để sống mà không quan tâm đến nỗi khổ nhân dân, chỉ lo hưởng thụ cuộc sống giàu sang, sung túc, ăn chơi
P/s: Vì chị lớp 9 rồi nên không dám đảm bảo nhớ đúng từng chi tiết, nhưng đại ý nó là thế này
Văn bản "Sống chết mặc bay" viết về những cảnh tượng nào ? Nêu ngắn gọn những cảnh tượng đó ?
Văn bản trên viết về 2 cảnh tượng:
+Cảnh nhân dân vất vả chống lại dòng nước lũ
=>Thể hiện nỗi thấm khổ của nhân dân chân lấm tay bùn
+Cảnh tên quan phụ mẫu nhàn hạ, ăn chơi
=>Bày tỏ nỗi căm ghét với bọn quan lại lòng lang dạ thú
Nhân vật chính trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay" là ai ? Nhận xét tính cách và thái độ của nhân vật đó ?
Nhân vật chính trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay" là tên quan phụ mẫu.
Nhận xét:
TK:
Trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc chắc hẳn ai cũng sẽ đặt ra câu hỏi vậy người lãnh đạo, người đứng đầu lúc này đang ở đâu. Rời xa khung cảnh của những người dân phu, ống kính máy quay của tác giả lia đến địa điểm trên đình, cao mà vững chãi cho người đọc thấy được chân dung của viên quan phụ mẫu. Thì ra vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, với một khung cảnh hoàn toàn trái ngược: “Đình ấy ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì” “trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu, người hạ, đi lại rộn ràng”. Không khí trong đình ấm cúng, nghiêm trang khác hẳn với không khí đầy lo âu, sợ hãi ở ngoài kia. Sự bình thản của mỗi người được thể hiện trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư tế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu và đánh tam cúc cùng lũ người dưới quyền. Bằng ngôn ngữ tự sự, miêu tả, biểu cảm tác giả đã tái hiện khung cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức niềm xót xa nơi người đọc cho số phận của những người dân nghèo nàn, cực khổ. Vào thời điểm gay cấn nhất có người vào báo tin: “Bẩm dễ có khi đê vỡ” thì ngài cau mặt mà gắt: “Mặc kệ”; sự việc còn được đẩy lên một mức độ cao hơn nữa khi đê vỡ ai nấy đều tái mặt, sợ hãi thì quan phụ mẫu quát tháo: “Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy”. Rồi quan tiếp tục ván bài sắp ù to của mình. Thật là một kẻ lòng lang dạ thú, độc ác bất nhân. Hắn chỉ ngồi lo đánh bài, chứ không quan tâm đến tính mạng của người dân, đê vỡ mặc đê cũng không thể bằng nước bài cao thấp của hắn.