Sinh thái học

Trần Đức
Xem chi tiết
Anh Phạm Xuân
4 tháng 1 2016 lúc 23:07

 Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: 

+ Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to, có gai, đầu nhụy có chất dính.

     VD:  bí đỏ, mướp, nhài, dạ hương, quỳnh, lài, dạ hương,...

     Hoa thụ phấn nhờ gió:

+ Hoa thường tập trung ở ngọn cây.

+ Bao hoa tiêu giảm.

+ Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.

+ Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ.

+ Đầu nhụy dài, có nhiều lông.

     VD:  hoa phi lao, ngô,..

( Bạn vào câu hỏi tườn tự ấy mình từng trả lời một câu thế này rồi. Nếu đúng thì TICK cho mình nha!!!)

trần văn duy
3 tháng 1 2016 lúc 14:35

chtt

Huỳnh Ngọc Gia Linh
3 tháng 1 2016 lúc 18:28

bài này mk chưa học

I love you
Xem chi tiết
tran thi phuong
31 tháng 1 2016 lúc 16:51

+ Nếu loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào môi trường đẳng trương rồi làm tiêu bản và quan sát bằng kính hiển vi quang học, ta sẽ quan sát thấy các tế bào có hình cầu.
+ Giải thích: Vì thành tế bào có chức năng cố định hình dạng tế bào, khi mất thành tế bào áp suất thẩm thấu tác động đều lên bề mặt màng sinh chất làm cho chúng căng tròn → tế bào có hình cầu.


Sky SơnTùng
30 tháng 1 2016 lúc 13:37

Nếu loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào môi trường đẳng trương rồi làm tiêu bản và quan sát bằng kính hiển vi quang học, ta sẽ quan sát thấy các tế bào có hình cầu.

Giải thích: Vì thành tế bào có chức năng cố định hình dạng tế bào, khi mất thành tế bào áp suất thẩm thấu tác động đều lên bề mặt màng sinh chất làm cho chúng căng tròn → tế bào có hình cầu.

Nam Dongto
27 tháng 4 2016 lúc 20:18

eoeohiuhiu

Bùi Thị Tuyết Mai
Xem chi tiết
Mỹ Viên
20 tháng 2 2016 lúc 18:07

Thấp hoặc tăng lên quá cao, các nhân tố sinh thái của môi trường hoặc có thể tác động làm giảm số cá thể của quần thể, hoặc tác động làm tăng số cá thể của quần thể

+ Trong điều kiện môi trường thuận lợi (môi trường có nguồn sống dồi dào, ít sinh vật ăn thịt,...) quần thể tăng mức sinh sản, giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác nhập cư tới sống trong quần thể,... làm cho số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, đôi khi vượt hơn hẳn mức độ bình thường.

+ Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng cao, sau một thời gian nguồn sống trở nên thiếu hụt, nơi sống chật chội,... cạnh tranh gay gắt lại diễn ra làm hạn chế gia tăng số cá thể của quần thể.

- Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi quần thể có số lượng các cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Trả lời:

1) Các nhân tố điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể:

- Trong điều kiện môi trường thuận lợi như đầy đủ thức ăn, chỗ ở, kẻ thù ít........ sức sinh sản của quần thể tăng, mức tử vong giảm, làm số lượng cá thể biến động theo hướng tăng nhanh.

- Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng cao, thức ăn và chỗ ở bị thiếu hụt sẽ dẫn đến cạnh tranh, làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản, một số di cư dẫn đến mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh giảm xuống.

2) Trạng thái cân bằng của quần thể:

+ Mỗi quần thể sống trong một môi trường xác định, có xu hướng được điều chỉnh ở trạng thái số lượng cá thể ổn định gọi là trạng thái cân bằng quần thể.

+ Cơ chế điều hòa mật độ của quần thể là sự thống nhất mốì tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong, nhờ đó tốc độ sinh trưởng của quần thể được điều chỉnh.

Bùi Thị Tuyết Mai
Xem chi tiết

Trả lời:

Các nhân tố điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể:

- Trong điều kiện môi trường thuận lợi như đầy đủ thức ăn, chỗ ở, kẻ thù ít........ sức sinh sản của quần thể tăng, mức tử vong giảm, làm số lượng cá thể biến động theo hướng tăng nhanh.

- Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng cao, thức ăn và chỗ ở bị thiếu hụt sẽ dẫn đến cạnh tranh, làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản, một số di cư dẫn đến mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh giảm xuống.

 

Mỹ Viên
20 tháng 2 2016 lúc 18:12

Trong tự nhiên, quần thể có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể có mức cân bằng là do: Mật độ của quần thể có ánh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

Khi mật độ cá thể thấp mà điều kiện sống của môi trường thuận lợi (như nguồn sống dồi dào, khí hậu phù hợp,...) số cá thể mới sinh ra tăng lên. Ngược lại, khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới điều kiện sống của môi trường không thuận lợi, số cá thể bị chết tăng lên.

lý
Xem chi tiết
bỏ học kèm-lên hoc24
28 tháng 2 2016 lúc 20:19

\(1\). Tài nguyên không tái sinh bao gồm
- Khoáng sản nhiên liệu (than đá, dầu mỏ, khí đốt, nguồn năng lượng ánh sáng mới trời, gió, sóng biển, thủy triều...)
- Khoáng sản nguyên liệu: các mỏ kim loại quý hiếm: vàng, bạc, đồng, chì... Những tài nguyên này được sử dụng dần và hết dần.
\(2\). Tài nguyên tái sinh bao gồm
- Rừng và lâm nghiệp: cung cấp gỗ, điều hòa nước, độ ẩm, tránh các nguy cơ lụt bão.
- Đất nông nghiệp: bao gồm đất sản xuất lương thực, thực phẩm, xây dựng các khu công nghiệp, các khu chế xuất.
- Tài nguyên thủy sản: cung cấp các tài nguyên biển và tài nguyên nước ngọt với trữ lượng rất lớn.

phuong phuong
28 tháng 2 2016 lúc 20:19

 Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh. 
- Tài nguyên tái sinh (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung hoặc tự khôi phục lại một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái sinh có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v... . Cùng với nguồn tài nguyên đất và nước, Thực vật và Ðộng vật cũng là loại tài nguyên có khả năng tái sinh và có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người như cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, các hợp chất hóa học, lương thực và thực phẩm, bảo vệ sự trong lành của không khí, chống lại sự xói mòn đất đồng thời đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nữa. Do thế việc “trồng cây gây rừng”, “bảo vệ rừng” là cần thiết. 
- Tài nguyên không tái sinh: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, không tự khôi phục lại được, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản (than đá, dầu khí, các loại quặng … ở các vùng mỏ có thể cạn kiệt sau khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm.

Nguyễn Nhật Long
22 tháng 9 2017 lúc 19:21
daxua 222
li xin
dép
tép ziu
xin thông

ngu vcl

haha

minh thoa
Xem chi tiết
bỏ học kèm-lên hoc24
28 tháng 2 2016 lúc 20:57

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản xuất hiện sau sinh sản vô tính và có xu hướng ngày càng hoàn thiện (càng phân hóa về cấu tạo, chuyên hóa về chức năng).
a) Những điểm giống nhau trong sinh sản của giới thực vật và động vật:
* Đều có hình thức sinh sản tiếp hợp là hình thức sinh sản hữu tính sơ khai nhất, trong đó có giảm phân và thụ tinh là nguyên nhân làm thay đổi vật chất di truyền so với tế bào bố mẹ.
* Trong hình thức sinh sản hữu tính từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến chỗ có cơ quan sinh sản rõ ràng.
- Từ thụ tinh nhờ nước đến chỗ thụ tinh không lệ thuộc vào môi trường nước.
- Từ cơ thể lưỡng tính đến cơ thể phân tính (đơn tính).
- Từ tự phối đến giao phối ở động vật và tự thụ phấn đến giao phấn ở thực vật, do đó có hiện tượng tự thụ tinh hoặc thụ tinh chéo.
- Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh ttrong, phôi ngày càng được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt để phát triển.
* Đều có sự kết hợp giữa 3 quá trình
- Giảm phân tạo thành giao tử
- Các giao tử qua thụ tinh tạo thành hợp tử.
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành cơ thể mới bằng nguyên phân bảo đảm cho cơ thể con sinh ra vẫn mang bộ NST đặc trưng cho loài, nhưng đồng thời cũng có những thay đổi trong cấu trúc của NST.
* Kết quả đều tạo ra các thế hệ con có sức sống cao, dễ thích nghi tạo điều kiện cho phân bố rộng.
* Hình thức sinh sản hữu tính ngày càng chiếm ưu thế trong đời sống của động thực vật.
b) Những điểm khác nhau trong sinh sản của thực vật và động vật:

*Có sự liên quan chặt chẽ và xen kẽ bắt buộc giữa sinh sản vô tính (sinh sản bằng bào tử) với sinh sản hữu tính trong đời sống của thực vật, thuộc hai giai đoạn thể giao tử (đơn bội) và thể bào tử (lưỡng bội) gọi là sự xen kẽ thế hệ.
* Ở động vật sự xen kẽ giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính tuy có nhưng không chặt chẽ, tùy thuộc vào điều kiện môi trường, càng lên cao trên thang tiến hóa thì sinh sản vô tính càng giảm và sinh sản hữu tính càng chiếm ưu thế.

hồ bảo thành
Xem chi tiết
  ♍  Xử Nữ (Virgo)
12 tháng 3 2016 lúc 16:25

khi làm nước mắm người ta hay để nguyên ruột cá vì để cho các chất trong ruột cá phân giải ra thấm với thân cá làm cho tiết ra dung dịch đó là nước mắm

Pé Viên
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Tài
21 tháng 3 2016 lúc 18:52

Khó nhỉ!!!

Mỹ Viên
21 tháng 3 2016 lúc 19:02

a/ Gọi x là số ong thợ, y là số ong đực thì y = 0,02x
Ta có 32x + 16 x 0,02x =155136; x = 4800; y = 96
b/ Tổng số trứng đẻ là (4800x100/80) + (96x100/60) = 6160
c/ Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến
- Số trứng thụ tinh đẻ ra: 4800 x 100/80 = 6000 trứng
- Số tinh trùng không thụ tinh: (6000 x 100) – 6000 = 594000
- Số trứng không thụ tinh đẻ ra: 96 x 100/60 = 160 trứng
- Số trứng không thụ tinh không nở: 160 – 96 = 64
- Số trứng thụ tinh không nở: 6000 – 4800 = 1200
- Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến: (32 x 1200) + 16(64 + 594000) = 9543424 NST

Tài Nguyễn Tiến
Xem chi tiết
Đỗ Đại Học.
12 tháng 4 2016 lúc 1:09

Đáp án : Thiên địch là những sinh vật có ích, chúng ăn hoặc gây bệnh cho những sinh vật gây hại cho sản xuất nông nghiệp.

Thiên địch được chia ra làm 3 nhóm:

- Nhóm thiên địch bắt mồi ăn thịt. Ví dụ: dế nhảy ăn trứng sâu, bọ cánh cứng ăn sâu, bọ rùa ăn rệp, bọ ngựa bắt sâu, rắn bắt chuột, mèo bắt chuột...

- Nhóm thiên địch ký sinh. Ví dụ: ong ký sinh nhộng, ong ký sinh sâu cuốn lá, ong ký sinh sâu đục quả, ong ký sinh sâu đo...

- Nhóm vi sinh vật gây bệnh hại côn trùng, làm sâu bị bệnh và chết. Ví dụ: nấm gây bệnh cho sâu cuốn lá, nấm gây bệnh cho rệp.

Tran Ngọc Lan
31 tháng 5 2018 lúc 21:01

Thiên địch là các loài động vật được sử dụng để diệt trừ các sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng một cách tự nhiên. Các loài thiên địch phổ biến là: chuồn chuồn, bọ ngựa, bọ rùa cóc, chim sâu (để diệt côn trùng sâu bọ), cú, rắn, mèo (diệt chuột và gặm nhấm)... Ngày nay, sử dụng thiên địch là một trong những biện pháp sinh học được ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn sản xuất.

Thuy Duyen Phan
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
3 tháng 5 2016 lúc 16:07

Nhờ thực vật trong quá trình quang hợp đã lấy chất cacbonic( CO2) và thải ra khí ô-xi(O2) nên hàm lượng khí cacbonic và ô-xi trong không khí luôn luôn được ổn định

Chúc bạn học tốthihi

Trieu Nguyen
2 tháng 5 2016 lúc 21:44

nhờ thực vật điều hòa

ncjocsnoev
3 tháng 5 2016 lúc 8:17

Hàm lượng khí cacbonic và ôxi được ổn định nhờ thực vật điều hòa khí hậu .