Sang thu- Hữu Thỉnh

An Nghi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh hoa
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
16 tháng 4 2022 lúc 5:35

Mb và kết bài bn  tự làm nha.

Thân bài:

  “Sang thu” thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi chớm thu.

-> Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta.

Với thi sĩ Xuân Diệu thì tín hiệu đầu thu là sắc “mơ phai" của lá được bàn tay tạo hóa "dệt” nên giữa muôn ngàn cây:

“Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng."

(Đây mùa thu tới)

-- > Nhưng với Hữu Thỉnh là “hương ổi" của vườn quê dược "'phả vào" trong làn gió thu se lạnh.

->Cái hương vị nồng nàn ấy nơi vườn nhà mà tuổi thơ mỗi chúng ta sẽ mang theo mãi trong tâm hồn, đi suốt cuộc đời:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió dịu."

"Phả" nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra thành luồng (Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê). Hữu Thỉnh không tả mà chỉ gợi, đem dến cho người đọc những liên tưởng về màu vàng ươm, về hương thơm lừng, thơm ngát tỏa ra, bốc lên từ những trái ổi chín nơi vườn quê trong những ngày cuối hạ, đầu thu. Vì gió thu “se” lạnh, nên hương ổi mới thêm nồng nàn phả vào đất trời và hồn người.

+   “Hương ổi" được hữu hình trong bài “Sang thu" là một cái mới trong thơ, đậm dà màu sắc dân dã của Hữu Thỉnh.

Sau “hương ổi" và “gió se", nhà thơ nói đến sương thu. Cũng không phải là “Sương thu lạnh... Khói thu xây thành” trong “Cám thu tiền thu" của Tản Đà. Cũng chẳng phải là giọt sương lạnh và tiếng thu buồn những ngày xa xưa: “Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun” (Chinh phụ ngâm). Mà là sương thu chứa đầy tâm trạng “chùng chình” cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.”

Sương thu đã được nhân hóa; hai chữ “chúng chình" diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu về.

-->Nếu các từ ngữ "bỗng nhận ra" biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên thì hai chữ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận.

 dòng sông, bầu trời lại bắt đầu được miêu tả qua khổ thơ thứ hai tiếp theo:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

 Vắt nửa mình sang thu."

Sông mùa thu trên miền Bắc nước ta nước trong xanh, êm đềm trôi: “Trắng xóa tràng giang, phẳng lặng tờ" (“Tức cánh chiều thu" - Bà Huyện Thanh Quan). Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi như cố tình chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ... Chim bay “vội vã", đó là những đàn cu ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đối mùa, tránh rét, từ phương Bắc xa xôi bay về phương Nam. Trong số đàn chim bay “vội vã" ấy phải chăng có những đàn ngỗng trời mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nói tới trong “Thu vịnh”:

“Một tiếng trên không ngỗng nước nào?"

Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Hữu Thỉnh không dùng những từ ngữ như: lang thang, lơ lửng, bồng bềnh, nhẹ trôi,... mà lại dùng chữ vắt.

"Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống. Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo: cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo.

Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ: vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ, gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cậy và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. "Sấm" và “hàng cây đứng tuổi là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài "Sang thu". Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi" là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

Hữu Thỉnh viết bài thơ “Sang thu" vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Lúc bấy giờ, đất nước ta tuy đã được độc lập và thống nhất nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới về kinh tế, về xã hội. Hai câu kết bài thơ mang hàm nghĩa khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ, khó khăn ấy.

Bình luận (0)
Võ Phương Linh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
6 tháng 4 2022 lúc 21:14

 Với từ “phả” tác giả sẽ đặc tả hương thơm đậm như sánh lại, quện lại, lùa vào trong gió, làm cho nó trở nên thơm tho lạ thường, diễn đạt được sự việc : hương ổi đã truyền cho ta hơi ấm của tình cảm, hơi thở của cuộc sống.

còn từ "pha","tan","lan" là hòa quyện lại , nó sẽ không diễn đạt được điều mà tác giả muốn tả , muốn truyền đạt đến người đọc.

Bình luận (0)
Hien luong
Xem chi tiết
『ʏɪɴɢʏᴜᴇ』
3 tháng 4 2022 lúc 9:29

Tham khảo : 

“Sang thu” là bài thơ ngũ ngôn của Hữu Thỉnh, từng được nhiều người ưa thích. Bài thơ gồm có ba khổ thơ; mỗi khổ thơ bốn câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu - thu mới về, thu chợt đến.

“Sang thu” thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi chớm thu. Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta.

Với thi sĩ Xuân Diệu thì tín hiệu đầu thu là sắc “mơ phai" của lá được bàn tay tạo hóa "dệt” nên giữa muôn ngàn cây:

“Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng."

(Đây mùa thu tới)

Nhưng với Hữu Thỉnh là “hương ổi" của vườn quê dược "'phả vào" trong làn gió thu se lạnh. Cái hương vị nồng nàn ấy nơi vườn nhà mà tuổi thơ mỗi chúng ta sẽ mang theo mãi trong tâm hồn, đi suốt cuộc đời:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió dịu."

"Phả" nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra thành luồng (Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê). Hữu Thỉnh không tả mà chỉ gợi, đem dến cho người đọc những liên tưởng về màu vàng ươm, về hương thơm lừng, thơm ngát tỏa ra, bốc lên từ những trái ổi chín nơi vườn quê trong những ngày cuối hạ, đầu thu. Vì gió thu “se” lạnh, nên hương ổi mới thêm nồng nàn phả vào đất trời và hồn người.

Nhiều người đã biết: Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Bằng Sơn, Nguyễn Đình Thi,... đã viết thật hay về hương cốm Vòng (Hà Nội), một nét đẹp mến yêu về hương vị mùa thu của quê hương đất nước:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới...”

( Đất nước - Nguyễn Đinh Thi)

“Hương ổi" được hữu hình trong bài “Sang thu" là một cái mới trong thơ, đậm dà màu sắc dân dã của Hữu Thỉnh.

Sau “hương ổi" và “gió se", nhà thơ nói đến sương thu. Cũng không phải là “Sương thu lạnh... Khói thu xây thành” trong “Cám thu tiền thu" của Tản Đà. Cũng chẳng phải là giọt sương lạnh và tiếng thu buồn những ngày xa xưa: “Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun” (Chinh phụ ngâm). Mà là sương thu chứa đầy tâm trạng “chùng chình” cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.”

Sương thu đã được nhân hóa; hai chữ “chúng chình" diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu về. Nếu các từ ngữ "bỗng nhận ra" biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên thì hai chữ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận.

Chữ “se” vần với chữ “về" (vần chân, vần bằng, vần cách) đã góp phần tạo nên sự phong phú về vần điệu và nhạc điệu, làm cho giọng thơ nhẹ nhàng, mênh mông gợi cảm.

Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai tiếp theo:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Sông mùa thu trên miền Bắc nước ta nước trong xanh, êm đềm trôi: “Trắng xóa tràng giang, phẳng lặng tờ" (“Tức cánh chiều thu" - Bà Huyện Thanh Quan). Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi như cố tình chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ... Chim bay “vội vã", đó là những đàn cu ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đối mùa, tránh rét, từ phương Bắc xa xôi bay về phương Nam. Trong số đàn chim bay “vội vã" ấy phải chăng có những đàn ngỗng trời mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nói tới trong “Thu vịnh”:

“Một tiếng trên không ngỗng nước nào?"

Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Hữu Thỉnh không dùng những từ ngữ như: lang thang, lơ lửng, bồng bềnh, nhẹ trôi,... mà lại dùng chữ vắt.

"Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống. Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo: cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo.

Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ: vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ, gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cậy và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. "Sấm" và “hàng cây đứng tuổi là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài "Sang thu". Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi" là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

Hữu Thỉnh viết bài thơ “Sang thu" vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Lúc bấy giờ, đất nước ta tuy đã được độc lập và thống nhất nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới về kinh tế, về xã hội. Hai câu kết bài thơ mang hàm nghĩa khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ, khó khăn ấy.

“Sang thu" là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh, được in trong tập thơ “Từ chiến hào tới thành phô" xuất bản vào tháng 5.1985. Bao cảm xúc dâng dầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu để vẽ nên những cành thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.

Nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ khá tinh tế là những thành công của Hữu Thỉnh để lại dấu ấn đẹp và sâu sắc trong “Sang thu". Thơ ngũ ngôn trong "Sang thu” thể hiện một cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới mẻ, hàm lắng đọng và hồn nhiên. “Sang thu" là một tiếng lòng trang trải, gửi gắm, báo mùa thu của quê hương đất nước; một tiếng thu nồng hậu, thiết tha.

Bình luận (0)
Mã Trí Nhân
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
1 tháng 4 2022 lúc 19:41

nội dung nghệ thuật của dòng thơ là nêu lên 2 hình ảnh ẩn dụ của " sấm" và "hàng cây đứng tuổi" .

Bình luận (0)
Nhi Nhi
Xem chi tiết
Lòng hơi nóng
Xem chi tiết
Phạm Thảo
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 3 2022 lúc 19:44

Không đồng ý vì hình ảnh trên vừa mang nghĩa tả thực vừa mang tính biểu tượng.

Sấm: Tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, phong ba trong cuộc sống mà con người phải trải qua.

Hàng cây đứng tuổi: Con người sau nhiều năm bôn ba sóng gió trở nên dày dạn kinh nghiệm. 

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
26 tháng 3 2022 lúc 19:48

CTV hay đấy đi xóa câu trả lời người khác rồi trả lời câu hỏi :)

Bình luận (10)
Thị Thanh Trương
Xem chi tiết
Andela Maris
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
20 tháng 3 2022 lúc 17:29

- Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ năm chữ. Hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng viết theo thể thơ này là Ánh trăng của Nguyễn Duy và Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

- Trong khổ thơ đầu, tác giả đón nhận thu về với "hương ổi" bằng khứu giác, "gió se" bằng xúc giác và "sương chùng chình" bằng thị giác.
- Từ "bỗng" cho thấy cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Từ "hình như" như một sự phỏng đoán, chưa rõ ràng, còn mơ hồ của nhà thơ trước giây phút giao mùa của đất trời.

- Câu thơ "Sương chùng chình qua ngõ" sử dụng phép tu từ nhân hoá qua từ láy "chùng chình" có tác dụng:
+ Gợi tả màn sương mỏng, mềm mại, giăng đầy đường thôn ngõ xóm đang chuyển động nhẹ nhàng, thong thả như cố tình đi chậm lại.
+ "Sương" ở đây dường như cũng mang dáng vẻ, mang tâm trạng của con người lúc sang thu, cố ý chậm lại để cảm nhận khoảnh khắc giao mùa.

a. Đảm bảo hình thức của đoạn văn và số câu.
b. Xác định đúng vấn đề: Cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả trong khổ cuối của bài thơ Sang thu.
c. Triển khai hợp lí nội dung của đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể tham khảo theo các ý sau:
- Cảm nhận tinh tế của tác giả về sự thay đổi của thiên nhiên: Hình ảnh "nắng", "mưa", "sấm" đi cùng với từ ngữ chỉ mức độ, thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự thay đổi của cảnh vật lúc sang thu.
- Cảm nhận tinh tế của tác giả về con người và cuộc đời: Từ những hình ảnh quen thuộc, tác giả đã tạo nên những hình ảnh ẩn dụ "sấm" và "hàng cây đứng tuổi" để thể hiện suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc.
+ Con người từng trải sẽ vững vàng trước những "giông bão" của cuộc đời.
+ Đất nước vừa đi qua mưa bom bão đạn, cuộc sống của con người thay đổi, con người cần bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bình luận (0)