Đề: Thơ Bác vô cùng độc đáo, mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Em hãy chỉ ra màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Nguyên tiêu”.
Đề: Thơ Bác vô cùng độc đáo, mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Em hãy chỉ ra màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Nguyên tiêu”.
Tham khảo nha em:
Năm nay được đi dự Ngày thơ Việt Nam, tôi mới biết ngày này . được chọn bắt nguồn từ cảm hứng dạt dào, căng tràn sức sống của bài . thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) do Hồ Chí Minh sáng tác, Đọc lại bài thơ, thử suy ngẫm, tôi thấy trong lòng nhiều cảm xúc lạ kì. Bài thơ dường như là một bản nhạc cổ ngân nga nhưng lại ngập tràn niềm vui mới mẻ, khỏe khoắn.
Nguyên tiêu được sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc khi mà | tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến tích cực. ” Vì vậy, trong một đêm rằm tháng giêng, sau một cuộc họp bàn bạc việc quân, trong lòng nhiều hứng khởi, Bác đã sáng tác nên bài thơ này.
Bài thơ viết về đề tài mùa xuân, mà cụ th ấy là đêm rằm – tháng giêng, đêm xuân viên mãn nhất.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm cứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch nghĩa:
Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng tròn đúng lúc tròn nhất,
Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;
Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,
Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.
Dịch thơ:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được gợi ra rõ nhất và dễ nhận diện nhất là ngôn ngữ nhà thơ dùng để viết (tiếng Hán) và thể loại thi nhân chọn (thất ngôn tứ tuyệt: bảy chữ bốn câu). Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường thi đòi hỏi người sử dụng nó phải am hiểu câu chữ sâu sắc. Bởi có hiểu, người viết mới biết cô đúc ý tình sao cho vừa vặn vào một số ít câu chữ mà người đọc vẫn thấy lai láng. Đọc Nguyên tiêu, người ta thấy như lạc vào một không gian đây hư ảo, cổ kính mà vẫn mới mẻ, lạ lẫm. .
Bản dịch thơ của Xuân Thủy đã lột tả phần nào vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng, vẻ đẹp bát ngát, lồng lộng. Cả không gian như được. tưới đẫm một thứ ánh sáng mát lành, ánh sáng của trăng. Tuy nhiên, cái viên mãn của vầng trăng trong bản chính thì bản dịch chưa thể lột tả hết được. Và sức xuân tràn trề với ba từ xuân ở câu thứ hai: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên cũng chưa được đủ đầy trong bản dịch.
Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Hồ Chí Minh lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên chỉ với vài nét bút nhưng sao mà đủ đây đến thế. Với ba chữ ấy, xuân trải dài trên dòng sông, xôn xao trên mặt nước và vút đến tận trời xanh. Chiều kích không gian được mở rộng đến vô cùng, tạo cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Cảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến một hồn thi sĩ say đắm thiên nhiên và tươi vui lạ kì. Niềm vui của thi sĩ cũng như sức xuân đang lan tỏa khắp đất trời kia đã mang lại cho bài thơ đậm đặc dấu ấn Đường thi một dư âm mới lạ. ..
Trong không gian mùa xuân ấy, người ta thấy hiển hiện những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền,… Những hình ảnh ấy gợi ra một không khí bàng bạc rất cổ điển.
Tuy mang đậm phong vị Đường thi, mang đậm chất cổ điển “ít lời nhiều ý” nhưng khi đọc những vần thơ xuân này, chúng ta vẫn có những cảm nhận rất mới mẻ, rất hiện đại.
Bài thơ viết về cảnh thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là cảnh đêm rằm mùa xuân, rất gần gũi với thơ cổ. Hình ảnh, âm điệu, … của bài thơ cũng phảng phất phong vị ấy nhưng cảnh xuân ở đây tràn trề sức sống. Thơ xưa dù miêu tả cảnh xuân nhưng chưa bao giờ niềm vui tươi, nhựa sống lại được thổi vào tràn trề đến vậy. Xuân ở dưới thấp, xuân ở trên cao, xuân ở đất trời và cái gốc của xuân chính là ở lòng người.
Hình ảnh hiện đại hiện ra rõ nét nhất trong không gian khói sóng bàng bạc: giữa dòng bàn bạc việc quân. Nếu như không gian này trong thơ cổ thường báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ,… thì đằng sau không gian mịt mù khói sóng, mịt mù sương của núi rừng Việt Bắc, Người đang đàm đạo việc quân cơ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân nước. Xuân lúc này là mùa xuân của trí tuệ, mùa xuân của niềm tin chiến thắng.
Vẻ đẹp hiện đại, sang người chất thép được bộc lộ từ đầu đến cuối chính trong mạch vận động của bài thơ. Có người đã viết rằng: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng quân Hồ Chí Minh.” Niềm vui của Người như lan tỏa ấm áp khiến người đọc cũng thấy hồn dạt dào xúc cảm với mùa xuân.
Có thể nói, bài thơ là sự kết tinh đến mức hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được tâm hồn của Bác, đó là một trái tim nhạy cảm, lãng mạn, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.
Tham khảo nha!
Năm nay được đi dự Ngày thơ Việt Nam, tôi mới biết ngày này . được chọn bắt nguồn từ cảm hứng dạt dào, căng tràn sức sống của bài . thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) do Hồ Chí Minh sáng tác, Đọc lại bài thơ, thử suy ngẫm, tôi thấy trong lòng nhiều cảm xúc lạ kì. Bài thơ dường như là một bản nhạc cổ ngân nga nhưng lại ngập tràn niềm vui mới mẻ, khỏe khoắn.
Nguyên tiêu được sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc khi mà | tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến tích cực. ” Vì vậy, trong một đêm rằm tháng giêng, sau một cuộc họp bàn bạc việc quân, trong lòng nhiều hứng khởi, Bác đã sáng tác nên bài thơ này.
Bài thơ viết về đề tài mùa xuân, mà cụ th ấy là đêm rằm – tháng giêng, đêm xuân viên mãn nhất.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm cứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch nghĩa:
Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng tròn đúng lúc tròn nhất,
Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;
Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,
Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.
Dịch thơ:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được gợi ra rõ nhất và dễ nhận diện nhất là ngôn ngữ nhà thơ dùng để viết (tiếng Hán) và thể loại thi nhân chọn (thất ngôn tứ tuyệt: bảy chữ bốn câu). Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường thi đòi hỏi người sử dụng nó phải am hiểu câu chữ sâu sắc. Bởi có hiểu, người viết mới biết cô đúc ý tình sao cho vừa vặn vào một số ít câu chữ mà người đọc vẫn thấy lai láng. Đọc Nguyên tiêu, người ta thấy như lạc vào một không gian đây hư ảo, cổ kính mà vẫn mới mẻ, lạ lẫm. .
Bản dịch thơ của Xuân Thủy đã lột tả phần nào vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng, vẻ đẹp bát ngát, lồng lộng. Cả không gian như được. tưới đẫm một thứ ánh sáng mát lành, ánh sáng của trăng. Tuy nhiên, cái viên mãn của vầng trăng trong bản chính thì bản dịch chưa thể lột tả hết được. Và sức xuân tràn trề với ba từ xuân ở câu thứ hai: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên cũng chưa được đủ đầy trong bản dịch.
Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Hồ Chí Minh lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên chỉ với vài nét bút nhưng sao mà đủ đây đến thế. Với ba chữ ấy, xuân trải dài trên dòng sông, xôn xao trên mặt nước và vút đến tận trời xanh. Chiều kích không gian được mở rộng đến vô cùng, tạo cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Cảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến một hồn thi sĩ say đắm thiên nhiên và tươi vui lạ kì. Niềm vui của thi sĩ cũng như sức xuân đang lan tỏa khắp đất trời kia đã mang lại cho bài thơ đậm đặc dấu ấn Đường thi một dư âm mới lạ. ..
Trong không gian mùa xuân ấy, người ta thấy hiển hiện những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền,… Những hình ảnh ấy gợi ra một không khí bàng bạc rất cổ điển.
Tuy mang đậm phong vị Đường thi, mang đậm chất cổ điển “ít lời nhiều ý” nhưng khi đọc những vần thơ xuân này, chúng ta vẫn có những cảm nhận rất mới mẻ, rất hiện đại.
Bài thơ viết về cảnh thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là cảnh đêm rằm mùa xuân, rất gần gũi với thơ cổ. Hình ảnh, âm điệu, … của bài thơ cũng phảng phất phong vị ấy nhưng cảnh xuân ở đây tràn trề sức sống. Thơ xưa dù miêu tả cảnh xuân nhưng chưa bao giờ niềm vui tươi, nhựa sống lại được thổi vào tràn trề đến vậy. Xuân ở dưới thấp, xuân ở trên cao, xuân ở đất trời và cái gốc của xuân chính là ở lòng người.
Hình ảnh hiện đại hiện ra rõ nét nhất trong không gian khói sóng bàng bạc: giữa dòng bàn bạc việc quân. Nếu như không gian này trong thơ cổ thường báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ,… thì đằng sau không gian mịt mù khói sóng, mịt mù sương của núi rừng Việt Bắc, Người đang đàm đạo việc quân cơ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân nước. Xuân lúc này là mùa xuân của trí tuệ, mùa xuân của niềm tin chiến thắng.
Vẻ đẹp hiện đại, sang người chất thép được bộc lộ từ đầu đến cuối chính trong mạch vận động của bài thơ. Có người đã viết rằng: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng quân Hồ Chí Minh.” Niềm vui của Người như lan tỏa ấm áp khiến người đọc cũng thấy hồn dạt dào xúc cảm với mùa xuân.
Có thể nói, bài thơ là sự kết tinh đến mức hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được tâm hồn của Bác, đó là một trái tim nhạy cảm, lãng mạn, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.
Em tham khảo nhé!
Câu 5:
Những hành động, việc làm hướng về miền Trung trong tình hình mưa lũ hiện nay là hết sức cần thiết và ý nghĩa. Nó thể hiện sự sẻ chia giữa con người với con người cũng như phát huy tối đa tinh thần Lá làng đùm lá rách của dân tộc ta. Những số tiền được cho đi, những yêu thương gửi đến bà con vùng lũ là ngọn hải đăng chỉ đường cho hi vọng của người dân trong lúc này. Trên khắp cả nước ta đã hình thành vô số đoàn từ thiện đem yêu thương trực tiếp đến với nhân dân đang đêm ngày chống lũ. Đó là hình ảnh của ca sĩ Thủy Tiên trực tiếp đi đến tâm bão để gửi bà con nhu yếu phẩm cùng sự hỗ trợ kinh tế. Hướng về miền Trung còn là sự đóng góp của rất nhiều nhà hảo tâm để giúp đồng bào ta trong hoạn nạn. Những lương thực thực phẩm trao đi cùng bao tấm lòng. Rất nhiều người không ngại khó, không ngại khổ, họ đi trong mưa lũ với khao khát được hỗ trợ bà con. Nhìn hình ảnh những ngôi nhà chấp chới trong lũ, chứng kiến nhân dân miền Trung chờ sự giúp đỡ từ các đoàn từ thiện như đón độc lập năm xưa làm ai cũng chua xót. Cho đi dù là cho đi cái gì, cho đi bao nhiêu, của có thể ít nhưng lòng ta ai cũng nhiều những đồng cảm, sẻ chia cùng niềm tin quyết thắng. Nhân dân Việt Nam từ Bắc đến Nam, chúng ta chung một dòng máu và chung một tình yêu hướng đến khúc ruột miền Trung và cùng nhau vượt qua khó khăn, khắc phục khó khăn vì một ngày mai tươi sáng của dân tộc.
Câu 6:Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ…
Không biết từ bao giờ câu hát đó đã khắc sâu vào tâm trí tôi, đôi lúc nó lại vang lên vô thức làm thôi như thức nhớ lại một thuở xa xưa còn nằm trong nôi. Có thể với bạn đó chỉ là một câu hát ru bình thường như mọi câu hát khác, nhưng đối với tôi đó là cả một tình yêu thương bao la của mẹ dành cho tôi.
Mẹ của tôi có dáng người hơi gầy. Đôi vai mẹ bé nhỏ mà nặng trĩu bao lo toan. Mẹ lo ngày mai phải dậy thật sớm cất mẻ cá bán cho sớm hết hàng còn về lo cơm nước cho bố con tôi, mẹ lo gọi thằng út dậy sớm đi học vì nó hay ngủ nước và còn nhiều nỗi lo khác, tất cả đều dồn lên đôi vai gầy guộc ấy của mẹ.
Đôi bàn tay mẹ chai sần vì phải làm lụng vất vả nuôi chúng tôi khôn lớn, cho chị em chúng tôi được đi học như chúng bạn , mặc dù kinh tế nhà tôi cũng không phải là khá già gì. Một lần tôi đi chơi về chẳng may cái áo đứt một nút. Thế là tôi nằng nặc đòi mẹ mua cho cái áo mới, còn mẹ thì nói rằng: “Chúng ta có thể sửa lại nó còn à”. Nghe vậy tôi bèn bỏ vào buồng nằm khóc thút thít. Một lúc sau, ngó đầu ra khỏi phòng, tôi chợt chạnh lòng khi ấy mẹ đang khâu lại cái áo nút áo cho tôi. Nhìn dáng mẹ hao gầy, cặm cụi với từng đường chỉ mũi kim, cảm giác bàng hoàng xâm chiếm con người tôi. Tôi thẫn thờ nhìn vào khoảng không vô định trước mắt tôi. Là tôi đấy ư? Một đứa con gái tưởng chừng đã trưởng thành mà lại vô tâm đến mức này ư? Tôi chợt òa khóc, muốn ôm chặt lấy mẹ và nói rằng: “Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm….”
Tôi thường thấy bố mẹ rủ bạn bè về nhà cùng vui vẻ, hả hê với những chai bia, bàn tán bao nhiêu chuyện… Rồi tôi lại thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp những bát đĩa, lom khom nhặt từng vỏ chai xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước cho người chồng mệt mỏi đang nhức đầu vì say. Tôi thấy chị cả sau một ngày học tập mệt mỏi, về đến nhà vội vàng bật quạt ngả lưng nằm ngủ. Tôi thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức không. Tôi thấy thằng út thích chơi điện tử, cứ đi học về nó lại bắt đầu công việc bấm bấm, dí dí mấy cái nút điều khiển. Tôi thấy mẹ rất thích xem cải lương, vừa lau nước mắt rồi cười cho số phận đã bớt đau khổ của các nhân vật, chẳng để ý màn hình mất màu hay thỉnh thoảng lại nghe tiếng được tiếng mất. Tôi thấy mọi người đều chỉ nghĩ về những chuyện lớn lao, thích thú của riêng mình mà lắm lúc quên đi những chuyện nhỏ xung quanh. Tôi thấy mẹ suốt đời chắt chiu vụn vặt mà mẹ luôn dạy con mình những bài học lớn lao…. Tất cả, tất cả những điều ấy tôi thấy từ mẹ, những điều dù chỉ nhỏ nhoi đều gợi lên trong tôi những suy nghĩ về cuộc đời, về một đức hi sinh cao cả, về một tâm hồn cao thượng chỉ biết về mọi người, về những vẻ đẹp ẩn náu trong những con người bình thường, giản dị..
Mùa thu đã đến rồi, tôi thường ngắm cây hoa sữa trước cửa nhà bỗng một chiếc lá vàng buông xuống mặt đất , mang theo một nỗi luyến tiếc bâng khuâng. Tôi hốt hoảng, chợt nghĩ về một ngày nào đó mẹ tôi như chiếc lá vàng này. Tôi thầm ước: Thời gian ơi! Hãy ngừng trôi đi nhé! Để mẹ tôi mãi được ở bên tôi.
Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau: a. Nếu - thì b. Càng - càng c. Tuy - nh¬ưng d. Bởi - nên Cần gấp ạ
Được thư Mẹ…Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con.
Xác định các quan hệ từ có trong câu văn in đậm ?
QHT: của, như
Chúc bạn học tốt nha ^^ !!!
2022 BÀI 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1. Cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ trên. Câu 2. Nhận xét ngắn gọn về sự giống nhau và khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan với bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. Câu 3. Viết đoạn văn phân tích bốn câu đầu bài thơ để thấy rõ: Bốn câu thơ đầu vừa tả cảnh Đèo Ngang vừa gửi gắm tâm sự u hoài, buồn thương của nữ sĩ. Trong đoạn văn, em hãy sử dụng một từ Hán Việt và gạch chân dưới từ đó.
2 câu sau của bài thơ " Rằm Tháng Giêng" miêu tả cảnh và và tâm hồn của tác giả như thế nào?
các bạn ơi cho mik hỏi từ rằm xuân trong bài thơ rằm tháng giêng có ý nghĩa gì và phân tích
mik cần gấp nha
cảm ơn các bạn
viết đoạn văn cảm nhận cảnh thiên nhiên trong Rằm tháng giêng .
Tham khảo:
Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác. Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lùng của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ cuối thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
Lấy dẫn chứng về cốt cách chiến sĩ và phân tích làm rõ luật điểm