Violympic toán 7

lưu khánh huyền

Câu 1 : Thực hiện phép tính sau :

a, \(\frac{14}{25}+\frac{6}{18}+\frac{11}{25}-\frac{20}{15}-\frac{7}{5}\)

b, \(18\frac{3}{4}:(-0.25)-16\frac{3}{4}:\left(-0.25\right)+7.6\)

Câu 2 :Tìm x biết :

a, 2\(|x+7|=\frac{-3}{4}+5\)

b, \(\left(2x+3\right)^3=\frac{-8}{27}\)

Câu 3:

a, Tìm x,y biết : \(\frac{x}{3}=\frac{y}{4}\)và x+y =28

b, Tìm x , y , z , biết 3x =2y ; 5y = 4z và x+y -z = 10

Câu 4 :Ba đội công nhân phải hoàn thành ba khối lượng công việc như nhau . Đội thứ nhất hoàn thành công việc trong 5 ngày , đội thứ hai hoàn thành công việc trong 8 ngày và đội thứ ba hoàn thành công việc trong 7 ngày . Hỏi mỗi đội có bao nhiêu công nhân , biết rằng đội thứ nhất có nhiều hơn đội thứ hai là 21 công nhân (Giả sử năng suất làm việc của các công nhân là như nhau)

Câu 5: Cho tam giác ABC có A = \(90^0\)và AB= AC . Gọi K là trung điểm của BC .Từ C vẽ đường thẳng vuông góc với BC cắt đường thẳng AB tại E . Chứng minh rằng :

a, \(\Delta AKB=\Delta AKC\)\(AK\perp BC\)

b, \(EC//AK\)

Câu 6 :Tìm cặp số (x ; y) thỏa mãn : \(|y+2014|^{2015}+12=\frac{2016}{(3x-5)^{2016}+168}\)

Vũ Minh Tuấn
21 tháng 12 2019 lúc 22:58

Câu 2:

a) \(2.\left|x+7\right|=\frac{-3}{4}+5\)

\(\Rightarrow2.\left|x+7\right|=\frac{17}{4}\)

\(\Rightarrow\left|x+7\right|=\frac{17}{4}:2\)

\(\Rightarrow\left|x+7\right|=\frac{17}{8}.\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x+7=\frac{17}{8}\\x+7=-\frac{17}{8}\end{matrix}\right.\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x=\frac{17}{8}-7\\x=\left(-\frac{17}{8}\right)-7\end{matrix}\right.\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x=-\frac{39}{8}\\x=-\frac{73}{8}\end{matrix}\right.\)

Vậy \(x\in\left\{-\frac{39}{8};-\frac{73}{8}\right\}.\)

b) \(\left(2x+3\right)^3=-\frac{8}{27}\)

\(\Rightarrow\left(2x+3\right)^3=\left(-\frac{2}{3}\right)^3\)

\(\Rightarrow2x+3=-\frac{2}{3}\)

\(\Rightarrow2x=\left(-\frac{2}{3}\right)-3\)

\(\Rightarrow2x=-\frac{11}{3}\)

\(\Rightarrow x=\left(-\frac{11}{3}\right):2\)

\(\Rightarrow x=-\frac{11}{6}\)

Vậy \(x=-\frac{11}{6}.\)

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hữu Minh Đức
31 tháng 12 2019 lúc 20:53

Câu 4

Gọi số công nhân đội thứ nhất, đội thứ hai, đội thứ ba có lần lượt là a, b, c (a, b, c \(\in N\))

Vì 3 đội công nhân phải hoàn thành 3 khối lượng công việc như nhau và năng suất làm việc của các công nhân là như nhau nên số công nhân và thời gian hoàn thành công việc là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch

\(\Rightarrow\) 5a = 8b = 7c

\(\Rightarrow\) \(\frac{5a}{280}=\frac{8b}{280}=\frac{7c}{280}\)

\(\Rightarrow\) \(\frac{a}{56}=\frac{b}{35}=\frac{c}{40}\)

và theo bài ra ta có: a-b = 21

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có

\(\frac{a}{56}=\frac{b}{35}=\frac{c}{40}\) = \(\frac{a-b}{56-35}=\frac{21}{21}=1\)

\(\Rightarrow\) a = 1.56 = 56

b = 1.35 = 35

c = 1.40 = 40

Vậy đội thứ nhất có 56 công nhân

hai 35

ba 40

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
lưu khánh huyền
21 tháng 12 2019 lúc 22:21

Giúp mk vs , mk đag thi violypicgianroi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
lưu khánh huyền
27 tháng 12 2019 lúc 18:56

giúp mk làm tất cả bài này đivui

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hữu Minh Đức
31 tháng 12 2019 lúc 20:35

Câu 1: Thực hiện phép tính sau

a) \(\frac{14}{25}+\frac{6}{18}+\frac{11}{25}-\frac{20}{15}-\frac{7}{5}\)

= \(\frac{14}{25}+\frac{1}{3}+\frac{11}{25}-\frac{4}{3}-\frac{7}{5}\)

= \(\left(\frac{14}{25}+\frac{11}{25}\right)+\left(\frac{1}{3}-\frac{4}{3}\right)-\frac{7}{5}\)

= 1 + (-1) - \(\frac{7}{5}\)

= 0 - ​​\(\frac{7}{5}\)

= \(\frac{-7}{5}\)

b)\(18\frac{3}{4}:\left(-0,25\right)-16\frac{3}{4}:\left(-0,25\right)+\frac{7}{6}\)

= \(18\frac{3}{4}:\frac{-1}{4}-16\frac{3}{4}:\frac{-1}{4}+\frac{7}{6}\)

= \(18\frac{3}{4}.\left(-4\right)-16\frac{3}{4}.\left(-4\right)+\frac{7}{6}\)

= \(-4\left(18\frac{3}{4}-16\frac{3}{4}\right)+\frac{7}{6}\)

= -4 . 2+\(\frac{7}{6}\)

= -8+\(\frac{7}{6}\)

= \(\frac{-48}{6}+\frac{7}{6}\)

= \(\frac{-41}{6}\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hữu Minh Đức
31 tháng 12 2019 lúc 20:43

Câu 3

a) Tìm x, y biết

\(\frac{x}{3}=\frac{y}{4}\) và x+y = 28

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có

\(\frac{x}{3}=\frac{y}{4}\) = \(\frac{x+y}{3+4}=\frac{28}{7}=4\)

\(\Rightarrow\) x = 4.3 = 12

y = 4.4 = 16

Vậy x = 12; y = 16

b) Tìm x, y, z biết

3x = 2y; 5y = 4z và x+y-z = 10

Từ 3x = 2y \(\Rightarrow\) \(\frac{3x}{6}=\frac{2y}{6}\text{​​}\Rightarrow\frac{x}{2}=\frac{y}{3}\)

5y = 4z \(\Rightarrow\) \(\frac{5y}{20}=\frac{4z}{20}\Rightarrow\frac{y}{4}=\frac{z}{5}\)

\(\Rightarrow\) \(\frac{x}{8}=\frac{y}{12}=\frac{z}{15}\)

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có

\(\frac{x}{8}=\frac{y}{12}=\frac{z}{15}\) = \(\frac{x+y-z}{8+12-15}=\frac{10}{5}=2\)

\(\Rightarrow\) x = 2.8 = 16

y = 2.12 = 24

z = 2.15 = 30

Vậy x = 16; y = 24; z = 30

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Thị Thảo Oanh
31 tháng 12 2019 lúc 21:59

hình bạn dựa theo đề rồi vẽ nhé

a)Xét \(\Delta\)AKB và \(\Delta\)AKC có:

AB=AC(gt)

KB=KC(gt)

AK cạnh chung

\(\Rightarrow\)\(\Delta\)AKB=\(\Delta\)AKC(c.c.c) (ĐPCM)

\(\Rightarrow\)\(\widehat{AKB}=\widehat{AKC}\) ( 2 góc tương ứng )

\(\widehat{AKB}+\widehat{AKC}=180^0\)

\(\Rightarrow\)\(\widehat{AKB}+\widehat{AKB}=180^0\)

\(\Rightarrow\)\(2\widehat{AKB}=180^0\)

\(\Rightarrow\)\(\widehat{AKB}=180^0:2\)

\(\Rightarrow\)\(\widehat{AKB}=90^0\)

\(\Rightarrow\)\(AK\perp BC\)\(\left(ĐPCM\right)\)

b)Theo chứng minh câu a) ta có \(AK\perp BC\)\(CE\perp BC\)(gt)

Theo tính chất 2 đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ 3 thì chúng song song với nhau.

\(\Rightarrow\)CE // AK (ĐPCM)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sát Sinh Hoàn
Xem chi tiết
ATTP
Xem chi tiết
ATTP
Xem chi tiết
Minuly
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Nga
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
marathon shukuru
Xem chi tiết
Kim Taehyungie
Xem chi tiết