Chương I - Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Lê Thanh Nhàn

Cho tam giác ABC vuông tại B có AB = 18 cm, AC = 30 cm

a) Giải tam giác ABC

b) Kẻ đg cao AH. Tính AH, BH, CH

c) Kẻ đg phân giác BD. Tính BD, CD

d) Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của H trên AB, BC. Tính EF, diện tích tứ giác BEHF

e) Kẻ đường trung tuyến BM.

+) Trong 3 điểm H,D,M điểm nào nằm giữa 3 điểm còn lại? Vì sao (ko tính độ dài)

+) CMR: BM vuông góc EF

mình chỉ cần câu e nha, mấy câu kia chỉ cần giải vắn tắt lấy dữ kiện là đc r

@Nk>↑@
9 tháng 10 2019 lúc 21:55

Hình bạn tự vẽ nha, cảm ơn haha

a)Xét \(\Delta ABC\) vuông tại B, có:

\(BC=\sqrt{AC^2-AB^2}=\sqrt{30^2-18^2}=\sqrt{576}=24\left(cm\right)\)

\(\sin A=\frac{BC}{AC}=\frac{24}{30}=\frac{4}{5}\)

\(\Rightarrow\widehat{A}\approx53^o8'\)

\(\Rightarrow\widehat{C}\approx90^o-\widehat{A}=90^o-53^o8'=36^o52'\)

b)Xét \(\Delta ABC\) vuông tại B, có đường cao BH:

\(AH=\frac{AB^2}{AC}=\frac{18^2}{30}=10,8\left(cm\right)\)

\(BH.AC=AB.BC\Rightarrow BH=\frac{AB.BC}{AC}=\frac{18.24}{30}=14,4\left(cm\right)\)

\(CH=AC-AH=30-10,8=19,2\left(cm\right)\)

c)Xét \(\Delta ABC\) vuông tại B, có: BD là phân giác của góc ABC:

\(\frac{AD}{CD}=\frac{AB}{BC}\Rightarrow\frac{AD}{AB}=\frac{CD}{BC}=\frac{AD+CD}{AB+BC}=\frac{30}{42}=\frac{5}{7}\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\frac{AD}{AB}=\frac{5}{7}\Rightarrow AD=\frac{5AB}{7}=\frac{5.18}{7}\approx12,86\left(cm\right)\\\frac{CD}{BC}=\frac{5}{7}\Rightarrow CD=\frac{5BC}{7}=\frac{5.24}{7}\approx17,14\left(cm\right)\end{matrix}\right.\)

d)Vì BEHF là HCN (vì \(\widehat{E}=\widehat{B}=\widehat{F}\left(=90^o\right)\))

nên EF=BH=14,4(cm)

Lại có:

\(BE=\frac{BH^2}{AB}=\frac{\left(14,4\right)^2}{18}=11,52\left(cm\right)\)

\(BF=\frac{BH^2}{BC}=\frac{\left(14,4\right)^2}{24}=8,64\left(cm\right)\)

\(\Rightarrow S_{BEHF}=BE.BF=11,52.8,64=99,5328\left(cm^2\right)\)

e)

+)Xét \(\Delta ABC\) vuông tại B, có:

-BD là tia phân giác

-BH là đường cao

-BM là đường trung tuyến

Ta có: \(\frac{AD}{CD}=\frac{AB}{BC}\) mà AB<BC nên AD<CD\(\Rightarrow AD+CD< CD+CD\)

\(\Leftrightarrow AC< 2CD\Leftrightarrow CD>\frac{AC}{2}\)

\(MC=\frac{1}{2}AC\)

\(\Rightarrow CD>MC\)

\(\Rightarrow\) M nằm giữa D và C(1)

Lại có: \(\widehat{CBH}=90^o-\widehat{C}\)

\(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^o\Rightarrow\frac{\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}}{2}=90^o\)

\(\Rightarrow\widehat{CBH}=\frac{\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}}{2}-\widehat{C}=\frac{\widehat{A}}{2}+\frac{\widehat{B}}{2}-\frac{\widehat{C}}{2}=\frac{\widehat{B}}{2}+\frac{\widehat{A}-\widehat{C}}{2}\)

\(AB< BC\Rightarrow\widehat{C}< \widehat{A}\Rightarrow\widehat{A}-\widehat{C}>0\)

\(\Rightarrow\widehat{CBH}>\frac{\widehat{B}}{2}=\widehat{CBD}\)

\(\Rightarrow\)tia BD nằm giữa 2 tia BC và BH

\(\Rightarrow\)D nằm giữa C và H(2)

Từ (1) và (2) ta suy ra: D nằm giữa M và H

+)Ta có: \(BM=CM\)(vì BM là đường trung tuyến)

\(\Rightarrow\widehat{MBC}=\widehat{MCB}\)

Lại có:

\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{BFE}+\widehat{BEF}=90^o\\\widehat{BEF}=\widehat{HBE}\\\widehat{HBE}+\widehat{BAH}=90^o\end{matrix}\right.\Rightarrow\widehat{BFE}=\widehat{BAH}\)

\(\widehat{MCB}+\widehat{BAH}=90^o\)

Do đó: \(\widehat{MBC}+\widehat{BFE}=90^o\)

Gọi giao điểm của BM và EF là I

thì ta có: \(\widehat{BIF}=90^o\Rightarrow BM\perp EF\)

Bình luận (0)
Lê Thị Thục Hiền
9 tháng 10 2019 lúc 22:05

e, Do BD là p/giác của tam giác ABC

=> \(\frac{AD}{DC}=\frac{AB}{AC}\) mà AB<BC

=> AD<DC

<=>AD+DC<2DC

<=>DC \(>\frac{AC}{2}=MC\) (do M là trung điểm của AC)

=> M nằm giữa D và C (1)

\(\widehat{ABH}=90^0-\widehat{A}\)(do tam giác AHB vuông tại H)

=\(\frac{\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}}{2}-\widehat{A}=\frac{\widehat{B}}{2}+\frac{\widehat{C}-\widehat{A}}{2}\)

\(AB< BC\)=> \(\widehat{C}< \widehat{A}\)

=> \(\frac{\widehat{C}-\widehat{A}}{2}< 0\)

=> \(\widehat{ABH}=\frac{\widehat{B}}{2}+\frac{\widehat{C}-\widehat{A}}{2}< \frac{\widehat{B}}{2}=\widehat{ABD}\)

nên AH<AD

=>H nằm giữa A và D (2)

Từ (1),(2) và D nằm giữa A và C=> D nằm giữa H và M

*)Có BM là trung truyến của tam giác ABC vuông tại B

=> AM=BM=MC (vì trong tác giác vuông ,đường trung tuyến ứng với cạnh huyền = một nửa cạnh huyền)

=> Tam giác MBC cân tại M

=> \(\widehat{MBC}=\widehat{C}\)

Gọi O là giao điểm của EF và HB, I là giao/điểm của EF và BM

CM :EBFH là hcn

=> EO=OH(t/c đc trong hcn)

=>Tam giác EOH cân tại O

=> \(\widehat{HEO}=\widehat{EHO}\)

=> \(\widehat{FEB}=\widehat{BHF}\) (vì cùng phụ 2 góc = nhau)

C/M được \(\widehat{BHF}=\widehat{C}\) (vì cùng phụ với góc HBC)

=>\(\widehat{FEB}=\widehat{C}\)\(\widehat{C}=\widehat{MBC}\)(cm trên)

=> góc FEB=góc MBC

<=> \(\widehat{FEB}+\widehat{EBM}=\widehat{EBM}+\widehat{MBC}\)

=\(\widehat{EBC}=90^0\)

=> Tam giác EBI vuông tại I

=> \(EI\perp BI\) hay \(EF\perp BM\)

P/s: trong quá trình đánh máy có thể sảy ra sai sót,vì lười kiểm tra nên mong bạn bỏ qua:))

Bình luận (0)
Lê Thanh Nhàn
9 tháng 10 2019 lúc 20:24

câu a là kẻ đg cao BH

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
11 tháng 10 2019 lúc 21:15

Gửi bn 2 bài nhé .

Bài 1 :

Hình vuông MNPQ . Trên tia đối của tia QP lấy điểm E ; trên tia đối của tia PQ lấy điểm F sao cho QE = PF và ME vuông góc với MF . Cho EF = 10cm . Tính S MNPQ

Bài 2 :

Cho \(\Delta ABC\) cân tại A ; \(BM\perp AC\)

\(CMR:\frac{AM}{MC}=2\left(\frac{AC}{BC}\right)^2-1\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Anh Nguyen
Xem chi tiết
Annie Nguyễn
Xem chi tiết
nguyen trung kien
Xem chi tiết
Zombie dz DJ
Xem chi tiết
Ng Quacwe
Xem chi tiết
Long Lưu
Xem chi tiết
Nguyễn Hồ Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Thanh Linh
Xem chi tiết
Duy Thái
Xem chi tiết