Chương I - Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ng Quacwe

Cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ đường cao AH, biết AB= 3cm, BH= 1,8 cm

a)      Tính HC, HA, AC

b)      Gọi M là trung điểm của BC, kẻ MI vuông góc với AB, KM vuông góc với AC. Tính độ dài IK

Mong mn giải hộ, crush đg chờ tui :(((

Lê Thị Thục Hiền
22 tháng 7 2021 lúc 16:27

a)Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông có:
\(AB^2=BH.BC\Leftrightarrow BC=\dfrac{AB^2}{BH}=5\)(cm)

\(HC=BC-HB=5-1,8=3,2\)(cm)

\(HA^2=HB.HC\Leftrightarrow HA=\sqrt{HB.HC}=\sqrt{1,8.3,2}=2,4\)(cm)

\(AC^2=HC.BC\Leftrightarrow AC=\sqrt{HC.BC}=\sqrt{3,2.5}=4\) (cm)

Vậy...

b) Dễ cm được AIMK là hcn (vì tứ giác có 3 góc vuông)

\(\Rightarrow AM=IK\)

Do AM là đường trung tuyến trong tam giác vuông ABC

\(\Rightarrow AM=\dfrac{BC}{2}=2,5\) (cm)

Vậy IK=2,5cm

Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 7 2021 lúc 19:36

a)

Áp dụng định lí Pytago vào ΔAHB vuông tại H, ta được:

\(AH^2+HB^2=AB^2\)

\(\Leftrightarrow AH^2=3^2-1.8^2=5.76\)

hay AH=2,4(cm)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔABC vuông tại A có AH là đường cao ứng với cạnh huyền BC, ta được:

\(AH^2=HB\cdot HC\)

\(\Leftrightarrow HC=\dfrac{2.4^2}{1.8}=3.2\left(cm\right)\)

Áp dụng định lí Pytago vào ΔACH vuông tại H, ta được:

\(AC^2=AH^2+CH^2\)

\(\Leftrightarrow AC^2=2.4^2+3.2^2=16\)

hay AC=4(cm)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 7 2021 lúc 19:38

b) Ta có: AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC trong ΔABC vuông tại A(gt)

nên \(MA=\dfrac{1}{2}BC=\dfrac{1}{2}\cdot5=2.5\left(cm\right)\)(1)

Xét tứ giác AKMI có 

\(\widehat{KAI}=90^0\)

\(\widehat{AKM}=90^0\)

\(\widehat{AIM}=90^0\)
Do đó: AKMI là hình chữ nhật

Suy ra: AM=KI(2)

Từ (1) và (2) suy ra KI=2,5cm


Các câu hỏi tương tự
nngoc
Xem chi tiết
Annie Nguyễn
Xem chi tiết
Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Khoa
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Kiều Lê
Xem chi tiết
Shinobu Kochou
Xem chi tiết
thungan nguyen
Xem chi tiết
Long Nguyễn Vi
Xem chi tiết