Văn bản ngữ văn 8

nguyen ngoc son
Xem chi tiết
Phong Y
17 tháng 3 2021 lúc 17:59

Có thật sự cần thiết khi tạo nhiều câu hỏi vậy không ạ?

Bình luận (2)
nguyen ngoc son
Xem chi tiết
Trần Hà Thư
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 3 2021 lúc 20:14

Tham khảo:

Trong khổ thơ trên tác giả đã tập trung khắc họa rõ nét cảnh núi rừng hùng vĩ, thời kì vàng son của vị chúa tể sơn lâm. Đặc biệt ở khổ thơ này Thế Lữ đã làm sắc nét lên một bức tranh "tứ bình" vô cùng đẹp của núi rừng. Đó là những đêm trăng sáng, là những ngày mưa mà vị chúa tể ngắm giang sơn, là những buổi bình minh chim hót và những buổi  hoàng hôn rực rỡ loang cả một bàu trời màu đỏ. Thật là đẹp đúng không? Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên cảnh núi rừng thật hùng vĩ, hoang sơ, thiêng liêng, kì vi và vô cùng rậm rạp, uy nghi. Và ta cũng không thể không nói đến hình ảnh vị chúa tể. Hình ảnh đó đã toát lên vẻ uy nghi, hùng mạnh của một vị chúa tể luôn luôn hướng mình về giang sơn và thầm lặng ngắm nhìn.

Bình luận (0)
Trần Hà Thư
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
Cherry
16 tháng 3 2021 lúc 16:57
answer-reply-image answer-reply-imageBạn tham khảo nhé!  
Bình luận (0)
Trịnh Long
16 tháng 3 2021 lúc 16:58

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

 

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm".

 

Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

 

Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

 

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

 

Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thía của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

Bình luận (0)
Cherry
16 tháng 3 2021 lúc 16:58

answer-reply-image

Bình luận (0)
Paper43
Xem chi tiết
Cherry
16 tháng 3 2021 lúc 16:54
answer-reply-image answer-reply-imageBạn tham khảo nhé!
Bình luận (0)
Nghĩa
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 3 2021 lúc 15:34

Em tham khảo dàn ý nha:

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Hồ Chí Minh

+ Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc

+ Là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam

+ Là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học nước nhà.

+ Phong cách sáng tác: phong phú, đa dạng.

- Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận: Trăng trong thơ Bác

B. Thân bài

1. Giải thích luận đề "Trăng trong thơ Bác"

- Thể hiện nội dung, hình ảnh quen thuộc đặc trưng trong thơ Bác: ánh trăng

+ Trăng không chỉ là người tâm tình, tri âm, tri kỉ của Người

+ Mà trăng còn phản ánh tâm tư, nỗi băn khoăn đang thường trực trong trái tim rộng lớn, mênh mông ấy.

2. Chứng minh

- Ngắm trăng

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thủ lượng tiêu nại nhược hà?

+ Câu thơ đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: không rượu cũng không hoa  Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Trong những đêm trăng đẹp, thi nhân thường đem rượu ra uống để thưởng hoa , thưởng trọng. Có đầy đủ rượu và hoa thì cuộc vui mới thật thú vị, mĩ mãn . Nói chung , người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái.

Nhân hưởng song tiến khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

+ Vầng trăng đã vượt qua song sắt để ngắm nhà thơ ( khán thi gia ) trong tù . Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau .

- Rằm tháng Giêng

+ Hai câu thơ đầu tả cảnh sông nước trong mùa xuân. Sông xuân, nước cũng xuân đến bao la bát ngát. Trời xuân lung linh dưới ánh trăng tạo nên một không gian khoáng đạt, nên thơ.

+ Hai câu sau hiện lên khung cảnh làm việc của Hồ Chí Minh. => Khi bàn xong công việc, vị lãnh tụ vĩ đại mới có thời gian để ngắm ánh trăng đêm.

3. Bình luận

- Hình ảnh trong thơ Bác hiện lên với những gì đẹp nhất, giản dị nhất.

- Tuy trăng luôn xuất hiện trong thơ Bác nhưng không tỏ vẻ nhàm chán mà luôn có sự sáng tạo, điểm mới lạ trong mỗi lần xuất hiện.

- Trăng chính là một trong những hình ảnh làm nên cái hay, cái đẹp trong thơ Bác.

4. Liên hệ

C. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của vấn đề

Bình luận (0)
Vũ Huy Hoàng
Xem chi tiết
Quang Nhân
15 tháng 3 2021 lúc 22:09

Em tham khảo nhé !

Hai câu thơ cuối bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã thể hiện được tâm thế hiên ngang, phong thái ung dung cùng tinh thần lạc quan của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ vô cùng ngắn gọn, súc tích đã thể hiện được hình tượng của 1 vị lãnh tụ vĩ đại trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh gian khó:"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang". Câu thơ thứ nhất đã thể hiện được hoàn cảnh và làm việc của Bác. Người đọc có thể hình dung đó là điều kiện làm việc khó khăn được thể hiện qua từ láy tượng hình đặc sắc "chông chênh". Từ láy này có 2 tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất là nghĩa gốc: bàn làm việc của Bác bằng đá nên gồ ghề và chênh vênh. Tầng nghĩa thứ hai là Bác ngụ ý cho con đường giải phóng dân tộc của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách phía trước. Tuy nhiên dù là nghĩa nào thì hình ảnh Bác làm việc vẫn hiện lên ung dung, điềm tĩnh. Đây chính là phong thái của người chiến sỹ cách mạng lạc quan và dành trọn cho đất nước, non sông. Câu thơ kết thúc bài thơ "Cuộc đời cách mạng thật là sang" giống như một câu cảm thán khép lại bài thơ và có yếu tố bất ngờ. "Sang" ở đây có thể hiểu là sang trọng, nhưng ý nghĩa đúng hơn vẫn là lòng tự hào của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Vì tình yêu Bác dành hết cho nhân dân, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nên Bác yêu biết bao cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của mình. Dù cho cuộc đời hoạt động cách mạng có gian khổ nhưng đối với Bác thì đó là chặng đường đầy tự hào vì Bác đang gánh vác trọng trách lớn lao của cả 1 dân tộc. Từ đây, người đọc thấy được tư thế hiên ngang vượt qua mọi khó khăn của người chiến sỹ cách mạng cùng phong thái ung dung, tình yêu cách mạng, yêu đất nước của Bác.

  
Bình luận (0)
minh nguyet
15 tháng 3 2021 lúc 22:10

Tham khảo:

Hai câu thơ cuối bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã thể hiện được tâm thế hiên ngang, phong thái ung dung cùng tinh thần lạc quan của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ vô cùng ngắn gọn, súc tích đã thể hiện được hình tượng của 1 vị lãnh tụ vĩ đại trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh gian khó:"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang". Câu thơ thứ nhất đã thể hiện được hoàn cảnh và làm việc của Bác. Người đọc có thể hình dung đó là điều kiện làm việc khó khăn được thể hiện qua từ láy tượng hình đặc sắc "chông chênh". Từ láy này có 2 tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất là nghĩa gốc: bàn làm việc của Bác bằng đá nên gồ ghề và chênh vênh. Tầng nghĩa thứ hai là Bác ngụ ý cho con đường giải phóng dân tộc của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách phía trước. Tuy nhiên dù là nghĩa nào thì hình ảnh Bác làm việc vẫn hiện lên ung dung, điềm tĩnh. Đây chính là phong thái của người chiến sỹ cách mạng lạc quan và dành trọn cho đất nước, non sông. Câu thơ kết thúc bài thơ "Cuộc đời cách mạng thật là sang" giống như một câu cảm thán khép lại bài thơ và có yếu tố bất ngờ. "Sang" ở đây có thể hiểu là sang trọng, nhưng ý nghĩa đúng hơn vẫn là lòng tự hào của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Vì tình yêu Bác dành hết cho nhân dân, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nên Bác yêu biết bao cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của mình. Dù cho cuộc đời hoạt động cách mạng có gian khổ nhưng đối với Bác thì đó là chặng đường đầy tự hào vì Bác đang gánh vác trọng trách lớn lao của cả 1 dân tộc. Từ đây, người đọc thấy được tư thế hiên ngang vượt qua mọi khó khăn của người chiến sỹ cách mạng cùng phong thái ung dung, tình yêu cách mạng, yêu đất nước của Bác.

Bình luận (0)
Phương Anh
Xem chi tiết